I. TRIỂN VỌNG VÀ MỤC TIÊU XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1. Triển vọng về xuất khẩu lao động của Việt Nam
1.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về công tác xuất khẩu lao động
Trong những năm qua xuất khẩu lao động ở nước ta đã đóng góp rất nhiều vào việc phát triển kinh tế xã hội của cả nước. Chính vì vậy mà xuất khẩu lao động đã được quốc hội đánh giá là một hoạt động thường niên của mình nhằm chấn chỉnh những chính sách đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đang từng bước hoàn thiện hệ thống phát luật về đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động này tạo ra một khung pháp lý vững chắc và đầy đủ để bảo vệ người lao động. Từ năm 1996 đến nay Chính phủ đã ban hành 4 Nghị định và đến ngày 1/7/2007 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã minh chứng cho điều đó.
Chính phủ trực tiếp đàm phán với các nước tiếp nhận lao động Việt Nam để kí kết các thỏa thuận, hiệp ước về xuất khẩu lao động nhằm phối hợp quản lý, bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ cho lao động Việt Nam.
Trong thời gian gần đây Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - Đầu tư vừa hoàn tất dự thảo đề án “Dạy nghề xuất khẩu lao động đến năm 2015” và đang tiến hành lấy ý kiến của các địa phương trước khi trình Chính phủ phê duyệt. Mục tiêu của đề án là đến năm 2010 lao động xuất khẩu được đào tạo nghề chiếm tỉ lệ tối thiểu 75%; đến năm 2015 chủ yếu xuất khẩu lao động có nghề, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao và chuyên gia; 100% lao động xuất khẩu được đào tạo ngoại ngữ, giáo dục định hướng về pháp luật, phong tục tập quán của nước tiếp nhận lao động. Khi dự án này được đưa vào áp dụng trong thực tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng của lao động nước ta và sẽ củng cố được thương hiệu lao động Việt Nam trên thị trường lao động thế giới.
Tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động làm việc ở nước ngoài. Chính phủ Việt Nam giao cho các đại diện Việt Nam ở nước ngoài bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người lao động. Tại các nước có nhiều lao động Việt Nam làm việc, đã thành lập các Ban Quản lý lao động trong cơ quan đại diện để thực hiện nhiệm vụ này. Ngoài ra, luật pháp Việt Nam cũng quy định các doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm cử đại diện ở các nước nhận lao động để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Hỗ trợ người lao động có đủ năng lực và kiến thức cần thiết để có thể tự bảo vệ quyền lợi của mình khi làm việc ở nước ngoài. Mọi người đi
làm việc ở nước ngoài được đào tạo, bồi dưỡng về tay nghề, kiến thức pháp luật, phong tục tập quán, cách ứng xử trong công việc và cuộc sống của nước sẽ đến làm việc.
Xây dựng lộ trình sắp xếp, phát triển doanh nghiệp xuất khẩu lao động theo định hướng, tiêu chí của Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, đặc biệt là đầu tư phát triển cơ sở đào tạo của doanh nghiệp để chủ động tạo nguồn lao động có chất lượng theo yêu cầu của thị trường, xây dựng thương hiệu, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có cơ chế biện pháp cụ thể để hỗ trợ người lao động, người nghèo vay vốn, học nghề, làm thủ tục xuất khẩu lao động.
1.2 Những triển vọng về xuất khẩu lao động
1.2.1 Triển vọng về nguồn lao động cho xuất khẩu
Dân số là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy xuất khẩu lao động. Nước ta hiện nay đang đang sở hữu một lực lượng lao động dồi dào và đa dạng. Đến năm 2009 dân số nước ta là 85.789.573 người trong đó dân số trong độ tuổi lao động là 66% trong tổng dân số. Đây là một lực lượng đóng góp rất nhiều vào hoạt động phát triển kinh tế trong nền kinh tế quốc dân.
Hàng năm nước ta có khoảng hơn 1,8 triệu người tham gia mới vào thị trường lao động trong khi đó số người về hưu hàng năm khoảng 700 nghìn người. Điều đó cho thấy nguồn cung lao động của nước ta ngày càng tăng trong khi cầu về lao động trong nước không đủ đáp ứng. Với những đặc điểm đó lao động nước ta hiện đang thiếu việc làm trầm trọng. Chính vì vậy triển vọng cho xuất khẩu lao động là rất lớn.
Dựa trên đặc điểm về lao động của nước ta hiện tại thì Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội và các doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang xúc tiến quá trình đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu nhằm phát triển chất lượng lao động xuất khẩu của nước ta.
1.2.2 Triển vọng về thị trường tiếp nhận lao động nước ta
Trong những năm gần đây xuất khẩu lao động của nước ta đã có những bước tiến rõ rệt đó là nhờ sự phối hợp và hỗ trợ của các cơ quan liên quan và với sự năng động, nhạy bén bằng nhiều biện pháp do vậy chất lượng lao động nước ta từng bước được cải thiện.
Chính phủ phối hợp với các bộ ngành liên quan đã có nhiều hoạt động mở rộng và củng cố thị trường xuất khẩu lao động:
Khu vực Châu Á tập trung chủ yếu ở các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Singapo, Malaysia, … các thị trường này sẽ tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam trong những năm tới. Năm 2010 thị trường Châu Á được xem là “thị trường vàng” của xuất khẩu lao động Việt Nam.
Khu vực Bắc Mỹ: Tập trung chủ yếu là Mỹ và Canada, đây là 2 thị trường tiềm năng đang thu hút nhiều lao động Việt Nam. Theo hiệp hội Xuất
khẩu lao động Việt Nam thì phía Việt Nam đang đàm phán để đưa người lao động Việt Nam sang làm việc tại các thị trường cao cấp này.
Thị trường Châu Âu: Nhiều thị trường có lao động Việt Nam tham gia là Đức, Anh, Pháp, Czech, … đang được khai thác một cách triệt để.
Thị trường Trung Đông: Chủ yếu là thị trường ở Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE), Ko-oét, Libi… bước đầu đi vào hoạt động và có hiệu quả cao.
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Ngoại giao chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài thu thập các thông tin về tình hình và nhu cầu lao động của nước ngoài xúc tiến mở rộng thêm các thị trường lao động mới.
2. Mục tiêu về xuất khẩu lao động
2.1. Những phương hướng và mục tiêu trước mắt cho xuất khẩu lao động của Việt Nam trong năm 2014
Theo Bộ Lao động và Thương binh Xã hội năm 2013 cả nước có 88.155 lao động sang nước ngoài làm việc, vượt trên 3000 lao động so với chỉ tiêu đặt ra. Trong năm 2013, cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của Việt Nam cũng đang dần hé mở. Các chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi.
Bước sang năm 2014, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng thị trường lao động đã bắt đầu ấm trở lại, một số thị trường truyền thống như: Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Đặc biệt, cánh cửa vào thị trường tiềm năng Hàn Quốc sẽ dần được mở lại, tạo thêm cơ hội cho lao động. Do đó ngành xuất khẩu lao động Việt Nam đặt ra chỉ tiêu năm 2014 sẽ đưa 90.000 người đi làm việc ở nước ngoài, tăng 5.000 chỉ tiêu so với năm 2013.
Mục tiêu đưa 90.000 lao động sang các nước làm việc sẽ được các cơ quan ban ngành có trách nhiệm quản lý chặt chẽ để không xảy ra tình trạng có tác động không tốt đến quyền lợi của những lao động chấp hành đúng quy định của luật lao động, cũng như làm ảnh hưởng đến đại diện phía chúng ta như: Lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc, lao động chui, lao động xuất khẩu không theo đúng quy định của luật xuất khẩu lao động…
Ổn định thị trường xuất khẩu lao động truyền thống
Năm 2014, Bộ Lao động và Thương binh Xã hội xác định các thị trường lao động truyền thống như: Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Malaysia… vẫn là những thị trường xuất khẩu lao động chính. Đồng thời chính phủ cũng có kế hoạch mở rộng thêm các thị trường mới như: Australia, Canada, Bahrain, Angola, Thái Lan…
Điều đáng mừng đầu tiên cho xuất khẩu lao động Việt Nam năm 2014 là thị trường Hàn Quốc đã được nối trở lại. Mặc dù bản ghi nhớ đặc biệt với Bộ Việc làm và Lao động Hàn Quốc chỉ có thời hạn 1 năm, song việc ký kết này đã đem lại niềm vui cho gần 16 nghìn lao động. Theo bản ghi nhớ đặc biệt, có ba đối tượng được phía Hàn Quốc cho phép giới thiệu cho chủ sử dụng lao động Hàn Quốc là: Lao động đã đỗ các kỳ thi tiếng Hàn tháng 12/2011, tháng 5/2012 và tháng 8/2012; lao động huyện nghèo sang Hàn Quốc làm nông nghiệp đã đăng ký kiểm tra tiếng Hàn tháng 8/2012 và lao động về nước đúng hạn.
Bên cạnh tin vui từ thị trường lao động Hàn Quốc, một số thị trường truyền thống như Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia… cũng tiếp tục có nhu cầu cao trong việc tiếp nhận lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Trong đó thị trường lao động Đài Loan vẫn được xác định là thị trường chủ lực của chúng ta trong năm nay.
Đánh giá về thị trường lao động Đài Loan, ông Phạm Đỗ Nhật Tân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Xuất khẩu lao động Việt Nam nhận định: “Đài Loan vẫn là thị trường xuất khẩu lao động số một của Việt Nam khi luôn tiếp nhận trên 50% số người Việt ra nước ngoài làm việc. Ngoài ra, Malaysia và Trung Đông cũng là hai thị trường mà các doanh nghiệp kỳ vọng sẽ có mức tăng trưởng cao trong năm 2014, do đây vẫn là nhưng thị trường có nhu cầu tuyển dụng lớn”.
Về phía Nhật Bản, trong Hiệp định đối tác kinh tế đã triển khai hỗ trợ đào tạo tiếng Nhật cho điều dưỡng viên Việt Nam đến năm thứ 2 và còn tiếp tục. Cục Quản lý lao động ngoài nước đang xúc tiến ký kết Biên bản ghi nhớ về tuyển dụng lao động giữa hai nước. Đây sẽ là văn bản pháp lý cao nhất khẳng định cam kết của hai chính phủ về việc tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước.
Thị trường xuất khẩu lao động truyền thống đã mang đến cho hàng ngàn lao động Việt Nam có công việc ổn định và mức thu nhập khá. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở những thị trường này thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu của người lao động. Vì vậy, trong năm 2014, chính phủ đã xác định cần phải mở rộng thêm thị trường xuất khẩu lao động sang các nước khác để giúp những lao động nghèo có công việc ổn định trong tình hình kinh tế khó khăn như hiện nay.
Mở rộng thị trường mới
Không chỉ dừng lại ở các thị trường truyền thống, năm 2014 cánh cửa tiếp nhận lao động có trình độ của Việt Nam đang dần hé mở. Những chương trình thí điểm đưa điều dưỡng viên, hộ lý sang Đức và Nhật Bản làm việc đang được triển khai khá thuận lợi. Mặc dù số lượng lao động trong lĩnh vực này chưa nhiều, nhưng đã tạo đà để mở rộng thị trường xuất khẩu lao động nghề có trình độ cao, thu nhập khá tại các nước phát triển.
Theo ông Đào Công Hải, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết: Trong năm 2014, chúng ta có khá nhiều thuận lợi. Khu vực Trung Đông có dấu hiệu phục hồi trở lại, mặc dù năm 2013 chưa tăng mạnh số lượng lao động Việt Nam, nhưng đã có dấu hiệu khả quan hơn đối với lao động xây dựng và dịch vụ sang UAE, Qatar… Các nước phát triển ở châu Âu bắt đầu quan tâm đến điều dưỡng viên Việt Nam. Trong đó Đức vẫn đang tiếp tục triển khai dự án này sau khi đã triển khai thí điểm năm 2013.
Bên cạnh đó, Saudi Arabia cũng vừa công bố kế hoạch mở rộng nguồn tuyển dụng nhân lực bằng cách nhập khẩu lao động từ 9 quốc gia mới để đáp ứng nhu cầu của thị trường việc làm trong nước, trong đó có Việt Nam. Hai bên cũng đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác lao động. Phía Saudi Arabia cũng cho biết một tin khá vui, đó là tất cả các hợp đồng giữa chủ thuê lao động và lao động nước ngoài đều sẽ được bảo hiểm đầy đủ, trong đó bao gồm cả các khoản bồi thường cho người lao động trong trường hợp bệnh tật hoặc qua đời, hay đối với người chủ khi công nhân bỏ trốn.
Như vậy, ngành xuất khẩu lao động của Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên và đẩy mạnh đưa lao động có trình độ, lao động đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài và mở rộng các hoạt động để mở các thị trường mới như: Australia, Canada, Bahrain, Angola, Thái Lan… Năm 2014, xuất khẩu lao động Việt Nam cũng sẽ bắt đầu tiến hành việc xuất khẩu một lượng lớn lao động Việt Nam sang thị trường Trung Đông và châu Phi.
Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là cơ hội để người lao động có nhiều lựa chọn cho mình những công việc tốt và phù hợp với khả năng. Đồng thời góp phần giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động trước tình hình kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp phải tạm ngưng hoạt động hoặc giải thể như hiện nay ở trong nước.
Năm 2014 được đánh giá sẽ tiếp tục là một năm có tình hình kinh tế vô cùng khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục đối mặt với thử thách và có thể sẽ phải ngưng hoạt động hoặc phá sản. Vì vậy, xuất khẩu lao động sẽ giải quyết được một số lượng rất lớn lao động thất nghiệp trong tình hình khan hiếm việc làm như hiện nay. Để giữ vững được những thị trường lao động này, các cơ quan ban ngành phải siết chặt việc xuất khẩu của người lao động, đảm bảo không để xảy ra các tình trạng lao động chui, bỏ trốn, hết hợp đồng không chịu về nước, không tuân thủ các quy định về xuất khẩu lao động… làm ảnh hưởng đến những lao động khác và cái nhìn không thiện cảm của chủ doanh nghiệp các nước về lao động Việt Nam.
2.2. Những phương hướng và mục tiêu cho xuất khẩu lao động của Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2015
Theo quyết định 71/2009/QĐ – TTg về việc phê duyệt đề án hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009 – 2020 thì trong giai đoạn này nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động ra nước ngoài
Trong giai đoạn này tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, giáo dục lao động trước khi đi. Đào tạo nghề được coi là một vấn đề ưu tiên hàng đầu trong việc phát triển thị trường lao động Việt Nam hiện nay. Cần tăng cường nguồn lao động có chất lượng, có ngoại ngữ. Đào tạo kĩ năng, kỉ luật lao động và tác phong làm việc cho người lao động. Tập trung khai thác những thị trường có chuyên môn. Có như vậy chúng ta mới đưa lao động đi làm việc ở những thị trường mới có thu nhập cao hơn.
Bên cạnh đó tiếp tục tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền đến các địa phương về quyết đinh 71/2009/QĐ – TTg. Theo đó các tỉnh thành cần rà soát, bổ sung đề án xuất khẩu lao động với các nội dung bao gồm: thông tin, tuyên truyền chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, quy chế, quy trình xuất khẩu lao động dễ hiểu, với các hình thức phù hợp đến tận từng thôn bản. Song song với