Liên hệ Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản (Trang 25 - 26)

- Ở nước ta tuy chưa có sắc thuế nào có tên là thuế tài sản, nhưng đối chiếu với cơ sở lý luận về tài sản và thuế tài sản ở một số nước thì có một số sắc thuế và lệ phí hiện hành mang tính chất của thuế tài sản như thuế sử dụng đất nông nghiệp đánh vào tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp; thuế đất đánh vào tổ chức hoặc cá nhân được Nhà nước giao quyền sử dụng đất để xây dựng nhà ở, công trình. Hai sắc thuế trên đều thuộc loại thu hàng năm, nhằm động viên một phần thu nhập của tổ chức, cá nhân được giao quyền sử dụng đất thuộc sở hữu quốc gia vào các mục đích khác nhau. Tương tự như vậy, lệ phí trước bạ là khoản thu một lần đánh vào tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc diện Nhà nước quản lý khi thực hiện thủ tục để công nhận tính pháp lý về quyền sử dụng hay quyền sở hữu tài sản đó. Đây là một khoản thu nhằm động viên sự đóng góp của chủ tài sản và mang rõ nét tính chất của thuế tài sản. Ngoài ra, còn có một số khoản thuế hoặc thu khác có liên quan đến đất đai, tài sản nhưng không mang tính chất của thuế tài sản như: tiền sử dụng đất, tiền thuê đất là khoản thu mang tính chất của tiền thuê đất trong một thời gian nhất định đối với tổ chức, cá nhân cần dùng một số diện tích đất để xây dựng nhà ở, xây dựng công trình hoặc hoạt động kinh doanh; Thuế chuyển quyền sử dụng đất là khoản thu mang tính chất của thuế thu nhập đánh vào tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng đất khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền đó cho người khác; Thuế tài nguyên là khoản mang tính chất chuyển nhượng tài nguyên thiên nhiên của quốc gia do Nhà nước quản lý sang tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên, giống như các cơ sở sản xuất, kinh doanh bán các loại nguyên nhiên vật liệu để sản xuất, kinh doanh.

Nhóm 6 – NH Đêm 4 K22 Trang 26 - Nhìn tổng quát, từ đặc thù về đất đai thuộc sở hữu toàn dân của Việt Nam, các sắc thuế liên quan đến tài sản hiện nay của nước ta có nhiều điểm chưa rõ nét, chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, trong một số trường hợp, có sự lẫn lộn giữa thuế và lệ phí. Nguồn thu từ các khoản thuế liên quan đến tài sản chỉ chiếm khoảng 3-4% tổng số thuế của NSNN và chưa chiếm vị trí quan trọng trong ngân sách địa phương như hầu hết ở các nước khác… Đó là những điểm cơ bản cần lưu ý khi xây dựng thuế tài sản ở Việt Nam trong những năm sắp tới. Tại các nước phát triển, thuế tài sản là nguồn thu chính chiếm 40 - 50% tổng số thu thuế tại các đô thị như Mexico, Brazil, Ấn Độ, Indonesia… và nó thường chiếm từ 15% - 40% trong thu ngân sách địa phương. Tuy nhiên, ở Việt Nam, loại thuế này mới chỉ chiếm khoảng 0,7% tổng thu ngân sách địa phương. Chủ yếu thu từ nhà đất.

- Cùng với thành tựu trên 20 năm đổi mới của đất nước, thu nhập, đời sống tuyệt đại bộ phận nhân dân ngày càng tăng lên nhanh chóng. Việc xây dựng nhà cửa khang trang, mua sắm tài sản có giá trị lớn đang phát triển mạnh từ thành thị đến nông thôn. Theo đó, chênh lệch giàu nghèo cũng ngày càng gia tăng. Do vậy, cần có chính sách thuế liên quan đến tài sản phù hợp tình hình mới, vừa khai thác thêm nguồn thu cho NSNN, vừa đảm bảo mục tiêu công bằng xã hội trong chính sách động viên. Mặt khác, thực hiện các cam kết trong quá trình hội nhập, nguồn thu về thuế nhập khẩu của nước ta giảm nhiều; các sắc thuế nội địa, trong đó có các sắc thuế liên quan đến tài sản cần được cải cách để bù đắp khoản thu bị giảm sút, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng, bảo đảm mối quan hệ hữu cơ trong hệ thống chính sách thuế mới. Trước thực tế các quan hệ tài sản, nhà, đất đang biến động khá phức tạp, đa dạng cả trong phạm vi quốc gia và quốc tế, chính sách thuế liên quan đến tài sản cần phải có những chế tài rõ ràng hơn để góp phần tích cực vào yêu cầu kiểm kê, kiểm soát vừa phù hợp cơ chế thị trường định hướng XHCN và vừa phù hợp với thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Tiểu luận: Thuế đánh vào hoạt động đầu tư và tài sản (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(26 trang)