Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc (Trang 70 - 71)

- Phương pháp cân đối tổng hợp: Đây là phương pháp quan trọng nhất trong công tác lập kế hoạch.

Bản chất của phương pháp: là xây dựng kế hoạch trên cơ sở các quan hệ cân đối toàn diện các mặt của hoạt động kinh doanh của Công ty.

Cơ sở của phương pháp: là các quan hệ cân đối về lượng và chất giữa các mặt hoạt động, các chỉ tiêu kế hoạch. Do tính chất biến động thường xuyên của các điều kiện kinh doanh nên các quan hệ cân đối ở đây mang tính chất tương đối.

- Phương pháp tỷ lệ: dựa trên các tỷ lệ được xác định về mặt kinh tế kỹ thuật của các chỉ tiêu, từ một chỉ tiêu có thể suy ra một chỉ tiêu khác có liên quan. Đây là phương pháp dùng để chi tiết hóa các chỉ tiêu tổng hợp thành chỉ tiêu bộ phận.

- Phương pháp quan hệ động: Khi lập kế hoạch cho các chỉ tiêu dựa trên sự biến động của các nhân tố quan hệ giữa chúng với chỉ tiêu lập kế hoạch.

- Phương pháp so sánh: Là phương pháp lấy các chỉ tiêu để so sánh với nhau nhằm tìm ra một kết quả phù hợp.

- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp dựa trên các phân tích , ý kiến của các chuyên gia (những người công nhân lành nghề, những người am hiểu công việc, những người lãnh đạo cấp trung gian, các bộ phận).

- Phương pháp dựa vào tiêu chuẩn định mức: Phương pháp này dựa vào các tiêu chuẩn định mức để tính toán các chỉ tiêu kế hoạch.

3.2 Cơ sở lý luận và công tác kế hoạch hóa trong doanh nghiệp và trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ sản phẩm

3.2.1 Những quan điểm đổi mới về kế hoạch hóa trong doanh nghiệp trong công cuộc đổi mới hiện nay cuộc đổi mới hiện nay

Để phù hợp với những yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế, các doanh nghiệp cần đổi mới công tác kế hoạch hóa theo những hướng chủ yếu sau:

- Kế hoạch hóa phải luôn theo phương châm “hiệu quả”. Tùy theo loại hình doanh nghiệp mà đó là hiệu quả “kinh tế- xã hội” hay hiệu quả kinh tế là chủ yếu.

Yêu cầu này đòi hỏi các doanh nghiệp:

Phải đảm bảo nguyên tắc hạch toán kinh doanh.

Đặt mọi hoạt động của doanh nghiệp trên nguyên tắc kinh doanh. Luôn hướng tới thị trường.

SV: NGUYỄN THỊ PHÚ LỚP: QUẢN TRỊ KINH DOANH -K52

- Kế hoạch hóa phải đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ trong các lĩnh vực, ở mọi cấp, cả trong mục tiêu vào biện pháp. Cụ thể:

Kế hoạch hóa phải gắn liền với chính sách đổi mới kinh tế.

Làm cho kế hoạch từ chỗ là các bộ phận, chỉ tiêu rời rạc thành một tổng thể thống nhất và có mục tiêu rõ ràng.

Đổi mới kế hoạch cả về nội dung, hình thức, phương pháp luận và tổ chức thực hiện.

- Làm cho kế hoạch vừa có tính tiên tiến cao, vừa có tính hiện thực. Cụ thể: Phải làm tốt việc nghiên cứu thị trường.

Phải tìm cách khai thác nguồn lực bên trong doanh nghiệp. Phải có các tính toán khoa học.

Trong khoa học phải kết hợp hài hòa giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu tình thế, giữa trước mặt và lâu dài, giữa tổng thể và cục bộ, giữa các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, giữa các loai lợi ích.

3.2.2 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm trong hệ thống kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của doanh nghiệp

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là phương án kinh doanh cho kỳ hạn một năm đã được lựa chọn nó là một bộ phận trọng tâm của kế hoạch kinh tế xã hội hàng năm của doanh nghiệp. Khi xây dựng phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

Trong kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải cụ thể hóa nhiệm vụ tiêu thụ trong năm kế hoạch.

Phải phù hợp với chiến lược kinh doanh và phục vụ cho việc đạt tới mục tiêu chiến lược kinh doanh.

Phải đảm bảo huy động có hiệu quả các nguồn lực của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm năm 2011 ở Công ty cổ phần thiết bị vệ sinh.doc (Trang 70 - 71)