Bảng 4.4. Tỷ lệ chi trả cổ tức qua các năm 200 6- 2009

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng công ty cổ phần xi măng cần thơ giai đoạn 2010-2015.doc (Trang 29 - 36)

200 300 400 500 600 700 800 900 1.000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010E Clinker Thạch cao Đá Pouzoland

Hình 4.1. Biến động giá cả nguyên vật liệu chính qua các năm. (ĐVT: ngàn đồng) (Nguồn: phòng kế hoạch – Công ty Cổ phần Xi măng Cần Thơ)

4.2.1.2. Nguồn nguyên vật liệu phụ:

Là nguyên vật liệu dùng để làm phụ gia điều chỉnh hoặc là phụ gia khoáng hoá nhằm đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm (có thể thay thế bằng loại nguyên vật liệu khác có thành phần hoá tương tự). Nguồn nguyên vật liệu phụ trong sản xuất chủ yếu là nguồn nguyên vật liệu trong nước. Các nhà cung ứng nguyên vật liệu phụ cho Công ty đều là những nhà cung ứng truyền thống, đã cung cấp cho Công ty trong nhiều năm qua, tính ổn định rất cao.

Ảnh hưởng của giá cả nguyên vật liệu tới doanh thu, lợi nhuận:

Nhìn chung giá nguyên vật liệu là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu và lợi nhuận công ty do chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng từ 65% đến 70% tổng chi phí của doanh nghiệp. Chi phí lớn nhất trong sản xuất xi măng là chi phí về điện và chi phí về thạch cao, clinker và đá Pouzoland, mà ngành điện do nhà nước quản lý và điều tiết, nếu chi phí này tăng thì tất yếu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chi phí và lợi nhuận. Trong những năm tới nguồn điện của Công ty có khả năng bị thiếu hụt do khả năng cung cấp và giá cả sẽ biến động lớn, do ngành điện nhiều lần yêu cầu tăng giá, nguồn cung cấp điện sẽ cạn kiện dần. Ngoài ra, giá nhập khẩu thạch cao, clinker liên tục tăng, cộng với khó khăn về vận tải và cước phí tăng cao. Việc tăng giá và không ổn định của nguyên vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất và sẽ làm giảm doanh thu của công ty. Tuy nhiên trong các năm qua, Công ty luôn xây dựng được kênh cung cấp nguyên vật liệu ổn định và có nhiều bạn hàng làm ăn lâu năm cho nên rủi ro về biến động nguồn nguyên liệu sẽ không tác động nhiều đến Công ty cổ phần trong những năm tới.

Để hạn chế ảnh hưởng biến động của giá nguyên vật liệu đến chi phí sản xuất,

Công ty áp dụng một số biện pháp sau:

Luôn luôn cải tiến máy móc thiết bị, áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, quản lý sản xuất chặt chẽ nhằm nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm nhằm giảm chi phí nguyên nghiên vật liệu, tránh thất thoát, lãng phí nguyên liệu.

Tăng cường quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000, quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 nhằm duy trì một hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý môi trường có hiệu quả, góp phần tiết kiệm tài nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu sự lãng phí và huỷ hoại môi trường.

Áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp về quản lý sử dụng các đòn bẩy tiền lương, tiền thưởng, nâng cao ý thức của người lao động nhằm tăng năng suất lao động, đồng nghĩa với việc tiết kiệm các chi phí cũng như các tài nguyên, nguồn lực khác của Công ty.

4.2.2. Vận hành

4.2.2.1. Lưu trình sản xuất

Hình 4.2. Quy trình sản xuất xi măng Cần Thơ

Nguồn: Phòng KCS, Công ty Cp Xi măng Cần Thơ

Clinker Đá Pouzoland

Thạch cao Máy nghiền

Hệ thống

phân loại Đóng bao

(3) Máy nghiền (2) Máy nghiền (1) Máy nghiền

(1) Nhập nguyên liệu

Nguyên liệu gồm clinker, đá pouzoland, thạch cao được nhập về. Xà lan cập bến, cần cẩu bốc hàng lên xe và vận chuyển về kho. Phòng kỹ thuật sản xuất - KCS sẽ tiến hành Kỹ thuật thử nghiệm nghiền. Nghiền từ kho sẽ được xe xúc đưa lên bồn theo từng loại nghiền đã được quy định. Nghiền từ bồn sẽ qua cân băng định theo cấp phối của phòng kỹ thuật sản xuất KCS, được đưa vào máy nghiền 16 tấn/h.

(2) Xi măng bán thành phẩm:

Nguyên liệu vào máy sẽ được nghiền, sau đó được qua phân ly hạt, qua hệ thống lọc bụi, những hạt xi măng bán thành phẩm đạt độ mịn theo TCVN sẽ được đưa vào các si lô chứa, còn những hạt không đạt độ mịn sẽ đưa trả về băng tải đầu máy nghiền.

(3) Xi măng thành phẩm:

Xi măng được chứa trong các si lô sẽ được đóng bao thành phẩm xuất hàng cho xe tải hoặc xuất qua băng tải xuất thủy xuống ghe và xà lan được chuyển đi bán cho khách hàng các nơi.

4.2.2.2. Quản lý chất lượng trong sản xuất xi măng:

Chất lượng sản phẩm luôn được Công ty chú trọng nhằm tạo dựng uy tín và niềm tin lâu dài đối với khách hàng tiêu thụ. Chính sách của Công ty là đem lại chất lượng tốt nhất cho người tiêu dùng thông qua việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt, đáng tin cậy.

Việc sản xuất xi măng có chất lượng cao đòi hỏi sự cân chỉnh các thông số máy móc, kiểm tra, giám sát quá trình sản xuất một cách nghiêm ngặt. Để đáp ứng được yêu cầu đó, bộ phận Kiểm tra kỹ thuật (KCS) của Công ty có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất từ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm để đảm bảo sản phẩm tuân thủ đúng những yêu cầu kỹ thuật mà khách hàng đề ra và giảm thiểu những tiêu hao, sai sót trong quá trình sản xuất. Việc kiểm tra dựa trên nguyên tắc bán thành phẩm của từng công đoạn phải đạt tiêu chuẩn mới được chuyển tiếp sang công đoạn kế tiếp.

Hệ thống quản lý chất lượng của Công ty thống nhất quản lý toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty từ lúc đưa vào vật tư nguyên liệu đến sản xuất ra thành phẩm giao hàng cho khách hàng và bảo hành sản phẩm. Tất cả cán bộ công nhân viên của Công ty chịu trách nhiệm với công việc của mình cũng như được tạo điều kiện để chủ động tham gia vào các hoạt động cải tiến và đóng góp vào nâng cao chất lượng sản phẩm, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng sử dụng.

Mọi thành viên trong Công ty đều có trách nhiệm kiểm soát các sản phẩm, dịch vụ của Công ty cũng như các sản phẩm, dịch vụ do nhà cung ứng cung cấp. Nếu phát hiện thấy bất kỳ sự không phù hợp nào thì có trách nhiệm ghi vào phiếu báo xử lý sản phẩm, dịch vụ không phù hợp và báo cáo trưởng bộ phận phụ trách trực tiếp. Căn cứ trên sự không phù hợp thực tế, trưởng bộ phận tiến hành xem xét. Trong phạm vi khả năng và thẩm quyền giải quyết, trưởng bộ phận xem xét và quyết định phương án xử lý ngay, phân công người thực hiện ghi vào phiếu báo xử lý sản phẩm, dịch vụ không phù hợp, sau đó gửi bản sao đến lãnh đạo Công ty để báo cáo. Trong trường hợp không thể tự giải quyết được thì trưởng bộ phận trình lên lãnh đạo Công ty giải quyết.

Mục tiêu chât lượng năm 2010 trong lĩnh vực xi măng

- Triển khai và tiêu thụ các loại sản phẩm do Công ty sản xuất, với chủng loại và sản lượng năm 2010 như sau:

- Sản xuất xi măng PCB 30 và PCB 40 theo TCVN 6260-1997 là 250.000 tấn. Trong đó: PCB 30 = 100.000 tấn; PCB 40 = 150.000 tấn.

- Duy trì và đảm bảo không có khiếu nại của khách hàng về chất lượng của các sản phẩm của Công ty trong mọi quy trình sản xuất năm 2010.

- Tiếp tục thực hiện hệ thống quản lý ISO 9001 : 2008 và ISO 17025 và kiểm soát để cải tiến cho phù hợp với thực tế trong hoạt động đồng thời thực hiện hệ thống quả lý 3S liên tục để đảm bảo vệ sinh môi trường.

4.2.3. Đầu ra

Quản lí thành phẩm: Xi măng sau khi xuất xưởng phần lớn sẽ được lưu kho, chủ yếu được vận chuyển đến các kho thuộc những thị trưòng tiêu thụ lớn. Trong đó, lớn nhất là kho Cần Thơ và kho Bình Dương.

Hệ thống phương tiện phân phối:

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bán hàng của các đại lý, Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ có hệ thống các phương tiện vận chuyển đa dạng, bao gồm cả phương tiện vận chuyển thủy và bộ.

+ Phương tiện vận chuyển đường bộ gồm: hệ thống xe tải, xe ben chuyên phục vụ cho lượng khách hàng tại khu vực gần nhà máy và các vùng lân cận .

+ Phương tiện thủy: do đặc điểm riêng của ngành xi măng và đặc điểm địa lý của vùng, việc phân phối hàng hóa theo đường thủy là chủ yếu. Hệ thống sà lan của Công ty gần 15 chiếc lớn nhỏ từ 300 tấn đến 650 tấn chuyên phục vụ cho công việc vận chuyển xi măng.

Bên cạnh đó, Công ty còn có hệ thống ghe đông đảo bao gồm cả ghe thuê ngoài và ghe của Công ty đảm bảo cho việc vận tải hàng hóa được lưu thông một cách nhanh chóng, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu kinh doanh cho các đại lý, nhà phân phối của Công ty.

Hoạt động bán hàng của Công ty

Đầu năm, công ty tiến hành xem xét ký hợp đồng kinh tế với đại lý, hợp đồng có xem xét về số lượng, chủng loại xi măng, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán… Đối với những khách hàng không có ký kết hợp đồng với Công ty sẻ chỉ được giải quyết mua xi măng với giá sỉ và tiền mặt.

Nhân viên bán hàng tiếp nhận đề nghị mua hàng từ đại lí của Công ty bằng điện thoại hoặc bằng fax, ghi vào sổ đặt hàng theo biểu mẫu BM 03/ SĐH. Sau đó báo cáo với lãnh đạo về các yêu cầu đặt hàng này. Cuối cùng thông báo với thủ kho xuất hàng để lên lịch giao hàng cho đại lí.

Cán bộ thương vụ phụ trách khu vực liên hệ với đại lí khu vực mình phụ trách, để đối chiếu số lượng nhận hàng trong tháng và đối chiếu với công nợ hàng tháng theo biểu mẫu (BM 01/ QTBH).

Đến cuối năm, căn cứ vào việc thực hiện hợp đồng, nếu khách hàng không còn duy trì mua hàng nữa thì xem xét làm biên bản thanh lý hợp đồng theo biểu mẫu (BM 03/ QTMH). Còn nếu khách hàng tiếp tục mua hàng của Công ty thì có thể xem xét chuyển tiếp hợp đồng vào đầu năm sau.

4.2.4. Hoạt động Marketing

Marketing là hoạt động không còn xa lạ với thị trường Việt Nam nhất sau hơn ba năm gia nhập WTO. Trên thị trường Việt Nam hiện nay, ngày càng có nhiều Công ty nước ngoài vừa có tiềm lực về kinh tế, kỹ thuật sản xuất hiện đại, lại có công nghệ quản lý tiên tiến. Vì thế, để tồn tại và thành công trên thị trường thì chiến lược Marketing là chiến lược hàng đầu.Với vị thế là một Công ty lớn ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ luôn luôn có những chính sách Marketing hợp lý để duy trì và phát triển hệ thống khách hàng,

đồng thời thỏa mãn được nhu cầu của một bộ phận khách hàng khó tính trên thị trường hiện nay.

4.2.4.1. Chính sách giá

Khi đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại Quốc tế (WTO), sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt và khốc liệt. Ngoài việc đảm bảo chất lượng, giá cả cũng phải cạnh tranh thì Công ty mới tồn tại được trên thị trường. Nhận thức được điều này, Công ty đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 và hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260-1997 trong quá trình sản xuất và quản lý nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất và quản lý, tăng năng suất lao động để từ đó hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường. Để làm được điều này, toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty đều tuân thủ và thực hiện đúng quy trình đánh giá ISO và hệ thống quản lý chất lượng.

Đối với khách hàng là các đại lý và nhà phân phối lớn, Công ty luôn có những chính sách giá linh hoạt nhằm hỗ trợ và khuyến khích khả năng bán hàng của họ thông qua các chính sách như hỗ trợ vận chuyển, trợ giá, ưu đãi thanh toán (Công ty thực hiện xuất hàng bán cho Đại lý theo hình thức thức nợ gối đầu tùy theo khả năng tài chính của các Đại lý. Thông thường Công ty cho nợ gối đầu với thời gian là 1 tháng, sau khi Đại lý trả dứt nợ cũ thì Công ty mới xuất hàng tiếp. Tuy nhiên, Công ty cũng có những ưu đãi đặc biệt đối với những khách hàng lớn, lâu năm và tùy theo nhu cầu bức bách của khách hàng mà Công ty vẫn xuất hàng tiếp, đồng thời tính lãi theo lãi suất ngân hàng cho số nợ chưa trả hết nhưng thời gian nợ tối đa là 3 tháng)..., tạo điều kiện thuận lợi cho họ kinh doanh buôn bán. Vì thế, đến nay hệ thống đại lý nhà phân phối của Công ty không những được giữ vững mà còn không ngừng mở rộng, điều đó thể hiện qua mạng lưới gần 200 đại lý và nhà phân phối lớn nhỏ tại miền Tây Nam Bộ, TPHCM, Đông Nam Bộ.

4.2.4.2. Chính sách sản phẩm

Với phương châm luôn luôn coi trọng chất lượng là hàng đầu trong quá trình sản xuất và với quy trình kiểm tra chất lượng chặt chẽ và hiệu quả, Xi măng Cần Thơ luôn được đánh giá là xi măng có chất lượng ổn định trên thị trường. Điều này được thể hiện qua hơn hai thập kỷ tồn tại và phát triển sản phẩm, Công ty luôn nhận được sự kỳ vọng và sự mong đợi của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, bao bì nhãn hiệu cũng là một phần rất quan trọng trong quá trình hoàn thiện và phát triển sản phẩm. Công ty luôn dành một khoản chi phí không nhỏ cho quá trình nghiên cứu và phát triển nhãn hiệu của mình, nhãn hiệu của Công ty luôn thay đổi theo nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng, được đánh giá là Công ty có mẫu bao bì đẹp và hoàn thiện.

4.2.4.3. Chính sách khuyếch trương sản phẩm

Để thực hiện chính sách này, Công ty cổ phần Xi măng Cần Thơ đã thực hiện các hoạt động sau:

- Hoạt động quảng cáo: đây là hoạt động quan trọng của Công ty, được thực hiện thường xuyên trên các đài truyền hình nổi tiếng và ăn khách hiện nay như Đài truyền hình Vĩnh Long, Cần Thơ, TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai... bởi đây là một kênh thông tin rất quan trọng và là một kênh truyền đạt thông tin hiệu quả, nhanh nhất đến trực tiếp cho người tiêu dùng. Ngoài ra, Công ty thường xuyên khai thác các kênh thông tin khác cũng rất hiệu quả như đăng báo, các tạp chí (Báo Cần Thơ, Báo doanh nghiệp Việt Nam, Thời báo kinh tế, báo Đầu tư...).

- Tiếp thị: với đội ngũ nhân viên dày dạn kinh nghiệm và nhiệt huyết , Công ty luôn luôn mở rộng và phát triển hệ thống khách hàng của Công ty.

- Chăm sóc khách hàng: ý thức được tầm quan trọng của việc chăm sóc khách hàng, Công ty thường xuyên tiến hành việc chăm sóc khách hàng thông qua các nhà phân phối lớn của mình bằng những đồ lưu niệm, những món quà nhỏ... góp phần tăng thêm tinh thần hợp tác của Công ty với khách hàng, đồng thời nó cũng thể hiện sự quan tâm của Công ty tới khách hàng của mình.

- Khuyến mại: để khuyến khích nhu cầu tiêu dùng của khách hàng, Công ty liên tục tổ chức các trương trình khuyến mại có ý nghĩa và giá trị cho khách hàng như chương trình quay số trúng thưởng, tặng quà theo doanh số, tặng tiền mặt và đi du lịch nước ngoài, tổ chức các hội nghị khách hàng hàng năm... để từ đó tổng kết và rút kinh nghiệm cho năm tiếp theo...

Nhìn chung, những chương trình khuyến mại của Công ty luôn được các đại lý tham gia, ủng hộ nhiệt tình và được đánh giá là có hiệu quả cao trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng của Công ty.

4.2.4.4. Chính sách phân phối sản phẩm

Công ty phân phối sản phẩm qua các kênh sau:

(1) nhà sản xuất => nhà phân phối => đại lý bán lẻ => người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Xây dựng chiến lược kinh doanh cho lĩnh vực xi măng công ty cổ phần xi măng cần thơ giai đoạn 2010-2015.doc (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w