PHẦN 3: KIỂM TRA CHỨNG TỪ DO NGƯỜI HƯỞNG LỢI XUẤT TRÌNH

Một phần của tài liệu đồ án thanh toán quốc tế (Trang 33 - 37)

- Packing: STANDARD EXPORT SEAWORTHY PALLETIZED PACKING

PHẦN 3: KIỂM TRA CHỨNG TỪ DO NGƯỜI HƯỞNG LỢI XUẤT TRÌNH

3.1. Cơ sở lý luận của việc kiểm tra chứng từ

Ngân hàng mở L/C căn cứ vào hợp đồng ngoại thương và đơn đề nghị mở L/C của người nhập khẩu để phát hành L/C và thông báo L/C đó, cùng với việc gửi bản gốc cho người xuất khẩu. Ngân hàng mở L/C sẽ sửa đổi, bổ sung những yêu cầu của người xin mở L/C hoặc của người xuất khẩu đối với L/C đã mở nếu có sự đồng ý của họ.

Ngân hàng căn cứ vào các điều kiện trong L/C này, kiểm tra bộ chứng từ để quyết định thanh toán hay không. Ngân hàng sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về việc kiểm tra của mình. Do đó đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải có trình độ chuyên môn cao, có sự tỉ mỉ và tinh thần trách nhiệm cao.

Bộ chứng từ thanh toán phải đáp ứng các yêu cầu: đúng, đầy đủ, nhất quán thoả mãn các điều kiện của L/C cụ thể như sau:

Đúng: Đúng các đối tượng, do đúng cơ quan có thẩm quyền cấp. Các chứng từ phải trung thực và hoàn hảo.

Đủ: Đầy đủ loại chứng từ theo yêu cầu của L/C, số lượng mỗi loại là bao nhiêu bản.

Nhất quán: Giữa các chứng từ không có mâu thuẫn với nhau và không có mâu thuẫn giữa chứng từ với các quy định trong L/C.

Kiểm tra bộ chứng từ của người xuất khẩu gửi đến, nếu xét thấy các chứng từ đó phù hợp với các quy định trong L/C và không mâu thuẫn lẫn nhau thì trả tiền cho người xuất khẩu và đòi tiền người nhập khẩu. Ngược lại, nếu thấy bộ chứng từ có những sự không phù hợp thì ngân hàng sẽ từ chối thanh toán và chỉ rõ lí do từ chối cho người xuất khẩu.

Ngân hàng chỉ có trách nhiệm kiểm tra bề ngoài của chứng từ xem có phù hợp với L/C hay không, chứ không chịu trách nhiệm về việc kiểm tra tính chất phù

hợp của chứng từ với thực tế thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Mọi tranh chấp về việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng do người xuất khẩu và nhập khẩu giải quyết với nhau.

3.1.1. Kiểm tra hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

Hóa đơn thương mại phải do người hưởng thụ phát hành (trừ khi áp dụng điều 38, UCP600).

Loại tiền và đơn giá trong hóa đơn phải trùng với loại tiền, đơn giá quy định trong L/C.

Số bản gốc và bản sao hóa đơn được xuất trình phải đúng quy định của L/C. Kiểm tra các dữ liệu về người bán, người mua (Tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…) phải phù hợp với nội dung của L/C.

Mô tả trên hoá đơn phải phù hợp với mô tả trên L/C.

Kiểm tra số lượng, trọng lượng, đơn giá, tổng trị giá, điều kiện cơ sở giao hàng, điều kiện đóng gói và kỹ mã hiệu hàng hoá không được mâu thuẫn với các chứng từ khác.

Nước xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn phải phù hợp với quy định trong L/C. Kiểm tra các dữ liệu mà ngân hàng đã đề cập trong L/C, hợp đồng, quota, giấy phép xuất nhập khẩu….

3.1.2. Kiểm tra hối phiếu (Bill of exchange – B/E)

Hối phiếu có giá trị thanh toán phải là hối phiếu bản gốc, có chữ ký bằng tay của người ký phát (người hưởng thụ L/C) trên hối phiếu.

Kiểm tra ngày tháng: ngày ký phát hối phiếu phải trùng hoặc sau ngày B/L và trong ngày hạn hiệu lực của L/C. Vì sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu hoàn tất bộ chứng từ gửi hàng mới có quyền ký phát hối phiếu đòi tiền. Hối phiếu phải được ký phát trước ngày chiết khấu.

Kiểm tra số tiền: số tiền này phải nằm trong tỷ lệ % giá trị hoá đơn như L/C quy định. Loại tiền tệ thể hiện trên L/C phải theo đúng quy định trong L/C. Số tiền ghi bằng chữ và bằng số phải khớp nhau.

Kiểm tra thời hạn hối phiếu: Trên hối phiếu phải ghi “At sight” nếu là thanh toán trả ngay hoặc “At… days sight” nếu là thanh toán có kỳ hạn.

Kiểm tra các thông tin về các bên liên quan trên bề mặt hối phiếu: Tên, địa chỉ của người ký phát (Drawer), người trả tiền (Drawee). Theo UCP 600, người trả tiền là ngân hàng mở L/C.

Kiểm tra số L/C và ngày của L/C ghi trên hối phiếu có đúng không.

Kiểm tra xem hối phiếu đã được ký hậu hay chưa. Nếu bộ chứng từ đã được chiết khấu trước khi gửi đến ngân hàng thì trên mặt sau của hối phiếu phải có ký hậu của ngân hàng thông hoặc hối phiếu được ký phát theo lệnh của ngân hàng thông báo.

SWIFT code của ngân hàng phát hành và ngân hàng trả tiền phải đúng với quy định của L/C.

Nếu hối phiếu có sửa chữa, thay đổi thì phải có xác nhận của người ký phát

3.1.3. Kiểm tra vận đơn đường biển (Bill of lading – B/L)

Số tham chiếu vận đơn phải đúng với số vận đơn ghi trong L/C.

Vận đơn đường biển phải thể hiện tên người chuyên chở và đã được ký bởi người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở; thuyền trưởng hoặc đại diện hợp pháp của thuyền trưởng.

Vận đơn phải chỉ rõ hàng hóa đã được bốc lên 1 con tàu đích danh tại cảng giao hàng , hàng hóa được giao từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng như quy định trong L/C. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô tả hàng hóa trên vận đơn không được mâu thuẫn với các chứng từ khác và theo quy định trong L/C. Vận đơn chỉ có giá trị thanh toán khi trên vận đơn không có ghi chú xấu về hàng hóa, và thể hiện rằng cước phí đã được trả.

Vận đơn phải ghi rõ số bản gốc được phát hành.

Ngày ký phát vận đơn phải trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Kiểm tra mục người gửi hàng (người xuất khẩu hoặc người giao nhận được ủy thác), người nhận hàng (người nhập khẩu, ngân hàng hoặc người giao nhận được ủy thác), mục thông báo (người nhập khẩu hoặc ngân hàng) phải đúng như quy định trong L/C.

Kiểm tra các điều kiện chuyển tải và các nội dung về hàng hoá khác. Đối với hàng vận chuyển bằng container, mooc hay sà lan LASH thì điều kiện cấm chuyển tải được coi là vô hiệu.

3.1.4. Kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate origin – C/O)

Giấy chứng nhận xuất xứ phải được ký, ghi ngày và có nội dung xác nhận xuất xứ hàng hóa.

Kiểm tra cơ quan cấp giấy chứng nhận xuất xứ phải đúng với quy định của L/C. C/O có thể do người xuất khẩu phát hành, hoặc do bộ

Giấy chứng nhận xuất xứ phải thể hiện liên quan đến hàng hóa ghi trong hóa đơn, mô tả hàng hóa trên C/O phải phù hợp với các chứng từ khác và đúng với quy định của L/C.

Người nhận hàng ghi trên C/O phải phù hợp với thông tin trên chứng từ vận tải, theo đúng quy định trong L/C.

Giấy chứng nhận xuất xứ có thể ghi tên người gửi hàng hay người xuất khẩu không phải là người hưởng thụ L/C hay người gửi hàng ghi trên chứng từ vận tải.

3.2. Kiểm tra và lập danh mục những bất hợp lý của bộ chứng từ.

3.2.1. Kiểm tra hóa đơn thương mại.

STT Vị trí ô sai Lỗi sai Sửa lại

1 TO Địa chỉ người nhập khẩu 12 BAHAR CODAK, ISTANBUL, TURKEY 2 TO Ngày phát hành INV sớm hơn L/C Nov 15th 2012 3 Description of

good Sai tên hàng hóa

Một phần của tài liệu đồ án thanh toán quốc tế (Trang 33 - 37)