5. PHÂN TÍCH TỈ SUẤT SINH LỢI CỦA VNI BẰNG HỌ MÔ HÌNH
5.5 Bằng chứng thực nghiệm của mô hình GARCH
Các nghiên cứu thực nghiệm về về sự tương tác giữa các biến vĩ mô và TTCK có thể chia làm hai trường phái. Trường phái thứ nhất là các nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ ở gốc nhìn thứ nhất, trường phái này lại phân làm hai phân khúc, phân khúc đầu tiên phân tích đơn thuần về lý thuyết về những tác động với các học giả như Fama 1981, Bothurda 1989, Sadorsky 1999, Gunasekarage 2004, Vuyyuri 2005. Phân khúc thứ hai là các nghiên cứu thực nghiệm thông qua việc sử dụng các mô hình như tự hồi quy vectơ, đồng liên kết đa biến,…
Trường phái thứ hai thì mở rộng hơn các phân tích nghiên cứu trước đây bằng góc nhìn thứ hai, họ tập trung giải thích xem rủi ro/độ lệch chuẩn của các yếu tố vĩ mô sẽ tác động như thế nào đến độ lệch chuẩn của thị trường vốn mà sử dụng nhiều nhất là các mô hình VAR và GARCH. Một số các nghiên cứu thực nghiệm nổi tiếng được công bố rộng rãi đa phần đều sử dụng các mô hình ARCH và GARCH với hơn 140 họ mô hình khác nhau.
Schwert (1989) và Flannery & Protopapadakis (2002) kiểm định ở TTCK Mỹ và không phát hiện ra được bằng chứng cho thấy các biến vĩ mô nội tại có thể dự đoán được TSSL của TTCK Mỹ vốn thay đổi không ngừng. Kim, Yoon và Viney (2001) sử
2 t t t t y x 2 2 2 1 1 q p t i t i j t j i j
dụng mô hình ARCH và phân tích đồng liên kết đã tìm ra được mối liên hệ có ỹ nghĩa giữa độ lệch chuẩn thị trường Hàn Quốc và Nhật.
Valadkhani & Havie Charles (2007) đã kiểm định ảnh hưởng của giá các thị trường khác và các biến số vĩ mô lên TTCK Thái Lan bằng mô hình GARCH-M và hai ông nhận ra rằng TSSL của TTCK thay đổi theo TSSL của thị trường Singapore, Malaysia và giá dầu. Wei Chong Choo, See Nie Lee và Sze Nie Ung (2011) đã sử dụng các mô hình GARCH đối xứng và GARCH bất đối xứng ( GJRGARCH, EGARCH và PGARCH ) để tìm hiểu sự biến động trong độ lệch chuẩn của chi số Nikkei 225 với giá vàng, giá dầu và tỷ giá Yen/US$ nhưng họ thấy rằng các mối tương quan là khá yếu. Chowdhury và Iqbal (2005) chứng minh rằng TSSL của TTCK Bangladesh đi theo một tiến trình GARCH(1,1) và có thể dự báo được phương sai trong tương lai bằng các thông tin quá khứ. Diebold và Yilmaz (2007) đã phân tích độ lệch chuẩn của khoảng 45 quốc gia phát triển và đang phát triển trong khoảng thời gian từ 1084-2004 tuy nhiên phân tích này lại gặp khó khăn trong việc xử lý các số liệu đầu vào.
→ Mặc dù sử dụng các kỹ thuật kinh tế khác nhau, phần chung các nghiên cứu này đều cho rằng các biến vĩ mô có ảnh hưởng nhất định đến TTCK và đều ủng hộ cho các đặc tính thực nghiệm của TSSL cũng như sự hữu ích của các mô hình GARCH trong việc giải thích các mối quan hệ này.