1.3.8.1. Chỉ tiêu về khả năng thanh toán
1.3.8.1.1. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (Htq)
Hệ số khả năng thanh toán là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả. Chỉ tiêu phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh.
Chỉ tiêu cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng tài sản đảm bảo.
- Nếu Htq>1 thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. Song nếu Htq>1 quá nhiều cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chƣa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn.
- Nếu Htq<1 thì báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp, nguồn vốn chủ sở hữu bị mất hầu nhƣ toàn bộ, tổng số tài sản hiện có không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán.
1.3.8.1.2. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời còn đƣợc gọi là khả năng thanh toán ngắn hạn, đƣợc tính nhƣ sau:
Hệ số thanh toán
tổng quát = Tổng nợ phải trả Tổng tài sản
Trong đó: Tài sản lƣu động gồm vốn bằng tiền, tài sản dự trữ (vật tƣ, hàng hoá, chi phí sản xuất dở dang) và vốn trong thanh toán (các khoản phải thu). Số nợ gồm các khoản phải trả (ngƣời bán, lƣơng, BHXH…), các khoản vay nợ (nợ ngân hàng, nợ mua trái phiếu…), các khoản thuế phải nộp mà chƣa nộp và các phải nộp và phải trả khác.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời là thƣớc đo khả năng có thể trả nợ của doanh nghiệp, nó chỉ ra phạm vị, quy mô mà các yêu sách của những chủ nợ đƣợc trang trải bằng những tài sản lƣu dộng có thể chuyển đổi thành tiền trong thời kỳ phù hợp với hạn nợ phải trả.
Hệ số khả năng thanh toán hiện thời càng lớn thì khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp càng cao.
1.3.3.1.3. Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số thanh toán nhanh là thƣớc đo về khả năng trả nợ ngay, nợ đến hạn không dựa vào việc bán vật tƣ hàng hoá (kể cả sản phẩm dở dang).
Hệ số thanh toán nhanh lớn hơn 1 thì doanh nghiệp có khả năng thanh toán nhanh và hệ số này càng cao càng tốt. Nếu cao hơn hệ số thanh toán trung bình của ngành thì khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp khả quan hơn mức trung bình của ngành. Nếu doanh nghiệp thu các khoản phải thu thì đã đủ trả các khoản nợ trong kỳ hạn mà không cần phải bán đi vật tƣ hàng hoá.
1.3.8.2. Chỉ tiêu đặc trưng về kết cấu tài chính
Hệ số góp vốn là chỉ tiêu đặc trung về kết cấu tài chính của doanh nghiệp. Hệ số góp vốn đo lƣờng sự góp vốn của những chủ sở hữu doanh nghiệp so với sự tài trợ của những ngƣời cho vay (ngân hàng, ngƣời mua trái phiếu doanh nghiệp…). Nếu vốn tự có (góp cổ phần, ngân sách cấp, tự bổ sung bằng lợi nhuận)
Tài sản lƣu động – hàng tồn kho Tổng số nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh =
Giá trị tài sản lƣu động Tổng số nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong sự tài trợ vốn cho doanh nghiệp thì tính rủi ro của hoạt động doanh nghiệp sẽ do những ngƣời cho vay gánh chịu là chính.
1.3.8.2.1. Hệ số nợ
Hệ số nợ đƣợc sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ, đƣợc tính nhƣ sau:
Tổng số nợ của doanh nghiệp bao gồm các khoản phải trả, các khoản nợ ngân hàng, các khoản phải nộp ngân sách nhƣng chƣa nộp, các khoản phải trả công nhân viên, số nợ qua việc phát hành trái phiếu của doanh nghiệp. Hệ số nợ càng nhỏ thì càng tốt đối với doanh nghiệp.
1.3.8.2.2. Hệ số thanh toán lãi vay
Nếu hệ số thanh toán lợi tức vay thấp thì doanh nghiệp sẽ khó có khả năng bổ sung vốn kinh doanh bằng đi vay vì không có khả năng trả lợi tức vay. Do đó hệ số này càng cao càng tốt đối với doanh nghiệp.