Về chính sách công nghệ

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính tiền tệ: Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 32 - 35)

- Cải tiến thủ tục cấp giấy phép đầu tƣ: đơn giản hoá các thủ tục hành chính theo nguyên tắc “một cửa”, “một dấu” Các cơ quan phụ trách hợp tác và đầu tư tạo

5. Về chính sách công nghệ

Để đạt được mục tiêu thu hút công nghệ hiện đại vào Việt Nam trong thời gian tới, điều kiện đầu tiên cần phải thực hiện là phải xây dựng một chiến lược thu hút công nghệ hữu hiệu. đặc biệt là việc xây dựng các chính sách thu hút công nghệ hợp lý với điều kiện của Việt Nam. Cần hình thành các khu công nghệ cao, công nghệ sạch ở những vùng thích hợp trong nước với hệ thống quy chế rõ ràng, tạo điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 33

KẾT LUẬN

Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế toàn cầu. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng một thị trường tài chính vững mạnh, ổn định và phát triển cần phải được tổ chức và có những bước đi thích hợp , đă ̣c biê ̣t là các nguồn tài chính tài trợ cho phát triển kinh tế.

Chính phủ với vai trò quản lý và là người xây dựng hành lang pháp lý cho thị trường tài chính phát triển, cần phải có những chính sách thông thoáng để thị trường tài chính phát huy hết vai trò của nó, giúp cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển bền vững, nhất là khi hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Thị trường tài chính ngày nay mang tính toàn cầu, vượt ra khỏi ranh giới giữa các quốc qia, tính hội nhập cũng rất mạnh mẽ nên rất khó trong quản lý, đặc biệt là cơ chế giám sát, sao cho vừa mang tính đặc thù riêng theo những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của mỗi nước vừa mang tính hội nhập quốc tế, vừa đảm bảo an toàn cho thị trường tài chính trong nước vừa mang tính chất tự do hóa.

Tháng 12/1987, nước ta chính thức ban hành luật đầu tư nước ngoài, khung pháp lý đầu tiên điều chỉnh trực tiếp hoạt động đầu tư nước ngoài, và đã được đầu tư bổ sung sữa đổi nhiều lần. Từ đó đến nay, lượng vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta không ngừng gia tăng. Do đó, trong tương lai gần thì hoạt động đầu tư nước ngoài vào nước ta rất khởi sắc.

Qua hơn hai mươi năm, hoạt động đầu trực tiếp nước ngoài đã mang lại cho nền kinh tế - xã hội nhiều đóng góp to lớn, đặc biệt là bổ sung một lượng không nhỏ lượng vốn đầu tư cho sự phát triển kinh tế của nước ta. Hoạt động đầu tư nước ngoài đang từng ngày từng giờ góp phần thay đổi bộ mặt của nước ta, đưa nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá đang dần dần trở thành một nước công nghiệp hiện đại.

Bàn về vấn đề này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai với các nhà tài trợ 6 nhóm giải pháp lớn để thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế xã hội năm 2010, trong đó có cải thiện môi trường kinh doanh, tái cấu trúc kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh; tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô; tập trung phát triển nông nghiệp nông thôn; nâng cao năng lực quản lý, cải cách hành

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 34

chính…

"Kinh tế toàn cầu 2010 được dự báo tích cực hơn nhưng khó khăn còn nhiều, tín hiệu phục hồi yếu, diễn biến phức tạp và khó lường hậu khủng hoảng, tác động đến sự phát triển của Việt Nam. Nhiệm vụ của Việt Nam năm 2010 rất nặng nề, đặt trong bối cảnh có nhiều thách thức. Cùng với sự nỗ lực của chính mình, Chính phủ và nhân dân Việt Nam đánh giá cao và mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ giúp đỡ to lớn hơn nữa của cộng đồng quốc tế" - Thủ tướng nói.

Vì vậy, bằng các giải pháp đồng bộ khoa học, chúng ta đang từng bước cải thiện, nâng cao mức độ hấp dẫn của môi trường đầu tư nước Viê ̣t Nam nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước hiện nay.

SVTH: Nhóm 5 – Lớp Cao Học Đêm 1 Trang 35

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính tiền tệ: Đánh giá FDI cho sự phát triển kinh tế Việt Nam (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)