Tận dụng nguồn nhân lực tài giỏi hiện tại của doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lạ

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 31 - 32)

ĐƯỢC RÚT RA CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

2.2.5. Tận dụng nguồn nhân lực tài giỏi hiện tại của doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lạ

hoặc mua lại

Một bài học kinh nghiệm nữa mà các doanh nghiệp khi thực hiện mua lại hoặc sáp nhập đó là "nhân viên của cũ công ty là người hiểu rõ công ty nhất". Một đặt tính của M&A là phải giành quyền kiểm soát với công ty mục tiêu. Giành quyền kiểm soát ở

đây không phải là tạo sự áp đặt trong quản trị đối với công ty mục tiêu sau M&A. Hãy biết tận dụng nguồn nhân lực tài giỏi trong công ty mục tiêu để tạo nên sự thành công cho cả hai công ty. Công ty cần có chính sách giữ chân nhân tài và biết cách phát huy họ sau khi hợp nhất bởi là thường các nhân viên ở công ty mục tiêu thường có một cảm giác khó chịu khi phải thay đổi chủ mới. Đây là một vấn đề mà những người quản trị cần lưu ý và ứng dụng một cách thích hợp vào từng trường hợp cụ thể.

2.2.6. Rủi ro kỹ thuật mới có thể là nguyên nhân gây thất bại cho M&A.

Hiệu quả của hoạt động M&A không chỉ phụ thuộc vào rủi ro hoạt động kinh doanh, rủi ro tài chính mà nó còn tiềm ẩn rủi ro kỹ thuật, đặc biệt đối với các công ty hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật cao.

Để vụ M&A thành công thì ngoài việc chú trọng đến các công việc cần thiết cho một vụ M&A thì các doanh nghiệp cần chú ý đến khả năng tiếp cận sản phẩm mới, mà vụ sáp nhập đang hướng tới, của khách hàng, của thị trường. Bởi đó là yếu tố quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau khi mua lại hoặc sáp nhập. Đây là điều các doanh nghiệp đi mua, hay sáp nhập cần lưu ý khi muốn tận dụng M&A để hưởng lợi từ những phát minh mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp để phát triển hoạt động mua lại, sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam.doc (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w