Giải pháp về khoa học công nghệ

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới.doc (Trang 80 - 82)

I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỀM VÀ CÁC CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ

a)Giải pháp về khoa học công nghệ

- Đầu tư vào khoa học công nghệ: tăng tỷ trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông nghiệp theo tỷ lệ tương đương với mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.

- Hình thành các cụm khoa học công nghệ: xây dựng và tăng cường đầu tư phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ cho các ngành hàng mũi nhọn (cà phê, hạt điều, cao su, hạt tiêu,…), thống nhất áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường quốc tế chính trên các địa bàn trọng điểm về sản xuất nông nghiệp ở từng vùng sinh thái. Xây dựng các cụm khoa học công nghệ gắn kết giữa trường đại học với các viện nghiên cứu vùng và hình thành các khu công nghệ cao, vườn ươm công nghệ, trung tâm đào tạo nghề cho từng vùng.

- Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thực tiễn:

+ Tạo giống năng suất cao ổn định, phẩm chất tốt, kháng sâu bệnh, chống chịu được với điều kiện khó khăn và thích nghi điều kiện tiểu vùng sinh thái và thay đổi khí hậu của vùng chuyên canh.

Các chủ đề chính của phương pháp này bao gồm:

Ứng dụng công nghệ cao: kỹ thuật đột biến gen; kỹ thuật vi nhân giống: nuôi cấy mô, túi phấn, tế bào; khai thác ưu thế lai giữa các loại cây trồng địa phương với những cây có nhiều ưu điểm phù hợp nhằm tạo ra những giống cây trồng có ưu thế vượt trội.

Ứng dụng công nghệ sinh học: kỹ thuật dấu chuẩn phân tử DNA, protein, enzym; công nghệ chuyển ghép gen... bên cạnh công nghệ thông tin, vật liệu mới để chọn, tạo ra nhiều giống cây trồng, quy trình trồng trọt, bảo quản, chế biến, tạo đột phá về năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất định hướng vào các vấn đề do sản xuất và đời sống đặt ra như nghiên cứu thị trường, phòng chống thiên tai, quản lý tài nguyên môi trường, phòng chống bệnh dịch, cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp,...

+ Định hướng ứng dụng kỹ thuật sản xuất nông sản thích ứng với hội nhập kinh tế và sự biến đổi khí hậu để sản xuất nông sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và tăng lợi nhuận.

Kỹ thuật canh tác nông sản sinh thái bền vững: Xây dựng quy trình canh tác kỹ thuật theo từng nhóm giống, tiểu vùng sinh thái. Áp dụng quy trình GAP để có nông sản sạch, chất lượng cao.

Cơ giới hóa sản xuất nông sản, dùng máy móc cơ giới thích hợp cho từng vùng sinh thái từ khâu làm đất, tưới tiêu, gieo cấy, chăm sóc, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản, tồn trữ và chế biến để làm giảm thất thoát sau thu hoạch, giảm công lao động và gia tăng giá trị hàng hóa.

- Gắn nghiên cứu với đào tạo và khuyến nông: tăng cường hỗ trợ nông dân thông qua các chương trình khuyến nông. Do khuyến nông đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp thông qua việc tập huấn, tuyên truyền phổ biến ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn cho nông dân học tập. Biện pháp thúc đẩy hữu hiệu là hỗ trợ cho nông dân, doanh nghiệp (giảm thuế, cho vay vốn ưu đãi, hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, hỗ trợ đào tạo cho những đơn vị áp dụng khoa học công nghệ mới) khuyến khích tiếp thu ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh. Để các chương trình khuyến nông đạt hiệu quả cần phải tiến hành xây dựng danh mục các chương trình, dự án khuyến nông phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển sản xuất nông sản.

Một phần của tài liệu giải pháp nhằm xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu của ngành nông sản Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới.doc (Trang 80 - 82)