Thị trường tương lai cà phê

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC – FONEXIM HCM.doc (Trang 64 - 69)

II- THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI NÓI CHUNG VÀ THỊ TRƯỜNG TƯƠNG LAI CÀ PHÊ NÓI RIÊNG TẠI VIỆT NAM

2.Thị trường tương lai cà phê

Trong những năm gần đây, giao dịch hợp đồng tương lai cũng được Nhà Nước nghiên cứu và cho áp dụng thí điểm. Năm 2004, Ngân hàng Nhà Nước lần đầu tiên đã cấp cho ngân hàng Việt Nam là Ngân Hàng Techcombank được quyền giao dịch hợp đồng tương lai (Futures Contract) trên thị trường trực tiếp với các sàn giao dịch nước ngoài.

Luật Thương Mại ra ngày 14/6/2005, có hiệu lực vào đầu năm 2006, đã cho phép “mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa”, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn. Theo luật: “thương nhân VN được quyền hoạt động

mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa ở nước ngồi theo quy định của Chính phủ”. Nghị định của Chính phủ về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa sẽ được ban hành. Đây là hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn tham gia giao dịch trên LIFFE.

Lần đầu tiên ở nước ta, loại giao dịch hợp đồng tương lai đối với mua bán cà phê được thực hiện vào ngày 6/11/2004 giữa Công ty Đầu Tư Xuất Nhập Khẩu Đắk Lắk (Inexim Dak Lak) với sàn giao dịch LIFFE (London Internationnal Financial Futures & Options Exchange) thông qua nhà môi giới Techcombank. Từ đó đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp thực hiện phương thức mua bán này đạt hiệu quả khá cao. Số lượng doanh nghiệp tham gia LIFFE chủ yếu tập trung ở Đắk Lắk, Gia Lai, Bình Dương, TP.HCM và Hà Nội. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu trực tiếp chiếm 40%, còn lại là đại lý thu mua, chế biến cà phê. Tổng số lượng giao dịch tính đến nay trên 70.000 lot (5 tấn/lot), tức 350.000 tấn cà phê nhân, từ tháng 3 năm 2009, 1 lot = 10 tấn.

Với mục tiêu sử dụng hợp đồng tương lai (Futures Contract) làm cơng cụ phịng chống rủi ro (Hedging) để tránh thua thiệt về giá cho thị trường hàng thật, khoảng một nửa sản lượng cà phê nhân Robusta xuất khẩu trong nước đang được xuất khẩu thơng qua thị trường giao dịch LIFFE. Có thể nói, đây là thành công bước đầu của các doanh nghiệp Việt Nam trên đường hội nhập.

Sau thời gian tham gia giao dịch tương lai kết quả đạt được là làm cho thị trường trong nước gần hơn với thị trường quốc tế về giá xuất khẩu, tạo khả năng linh hoạt trong đặt giá, phòng ngừa rủi ro cho hàng tồn kho hay hàng đã chốt giá và tận dụng địn bẩy tài chính, để kiếm lời.

Tuy nhiên, sau thời gian tham gia thị trường Luân Đôn, sử dụng cơng cụ tài chính phịng ngừa rủi ro qua các hợp đồng tương lai đã xảy ra một số biến tướng như:

 Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào nước ta nên còn rất mới mẻ, khả năng phân tích và tập hợp thơng tin về thị trường thế giới có hạn vì thế khơng ít doanh nghiệp dự đốn sai giá cả tương lai nên đã chịu thua lỗ nặng. Một số doanh nghiệp đã tự đứng ra làm trung gian giao dịch để thu phí bất hợp pháp từ các đối tượng khơng đủ điều kiện giao dịch với Techcombank, trong khi các đối tượng chưa được khuyến cáo đầy đủ, chưa hiểu biết sâu về phương thức này và thực sự khơng có cà phê, năng lực tài chính lại q nhỏ bé so với các đại gia nước ngồi vì thế việc thua lỗ là tất yếu.

 Các doanh nghiệp khơng xem nó như một cơng cụ phịng, chống rủi ro khi thị trường biến động, mà tham gia giao dịch mang tính đầu cơ, “đỏ, đen”, đặt lệnh mua bán khống, khơng có cà phê Robusta vẫn tham gia giao dịch với thị trường LIFFE (London), khơng có cà phê Arabica vẫn giao dịch với thị trường NYBOT (New York). Lúc đầu, giao dịch qua LIFFE chỉ có các nhà xuất khẩu cà phê, đại lý với hy vọng tránh rủi ro do biến động giá trên thị trường thế giới. Ví dụ như ở Bn Mê Thuộc, đến mùa thu hoạch, người dân: giáo viên, viên chức, dân buôn bán tạp hoá thường bỏ tiền ra mua vài tấn cà phê để gửi vào kho các cơng ty xuất khẩu chờ giá lên thì bán, xem như một hình thức tiết kiệm rất chính đáng. Nhưng bây giờ nhiều người đã chuyển sang mua “hàng giấy” như kiểu bà nội trợ, ơng cán bộ hưu trí ở TP.HCM tham gia chơi chứng khốn khi thấy thị trường nóng lên cách nay hơn hai tháng. Thậm chí cịn xuất hiện đội ngũ cị mời gọi chơi “hàng giấy”.

Tuy nhiên, do phải ký quỹ 8-10% giá hàng thật tại cùng thời điểm (gọi là margin) và mở tài khoản ngoại tệ tại Techcombank nên những người chơi “hàng giấy” lách bằng cách giao dịch qua các cơng ty có đủ điều kiện đăng ký giao dịch với LIFFE thông qua ngân hàng này.

Một chuyên gia cà phê thừa nhận, trong 33 doanh nghiệp tham gia giao dịch với LIFFE qua Techcombank thì gần một nửa là doanh nghiệp tư nhân và họ sẵn sàng rủ rê những người khác tham gia giao dịch. Các “nhà cái” được hưởng chênh lệch phí giao dịch nộp cho Techcombank mà người chơi “hàng giấy” đóng vào.

Chẳng hạn, mức phí giao dịch mà Techcombank thu cả hai chiều mua và bán cho 1 lot là 28 USD nhưng “nhà cái” thu của người chơi 30 USD. Đấy là chưa kể, càng nhiều người tham gia thì khối lượng giao dịch càng lớn và mức phí mà “nhà cái” nộp cho Techcombank càng giảm.

Ví dụ: giao dịch cả hai chiều hơn 300 lot trong một tháng thì mức phí giảm xuống 26 USD/lot và hơn 800 lot mỗi tháng thì phí chỉ cịn 20 USD, nhưng “nhà cái” vẫn thu đủ của người chơi “hàng giấy” 30 USD/lot.

Một nhà xuất khẩu cà phê có tham gia giao dịch qua mạng cho biết, hiện nay có ít nhất 70 doanh nghiệp chun chơi “hàng giấy” nhưng phần lớn chưa hề trực tiếp xuất khẩu cà phê và phải chơi qua các “nhà cái”. Chơi “hàng giấy” khơng khác gì chơi hụi, có thể vỡ nợ dây chuyền.

 Các cá nhân không nắm rõ nghiệp vụ rõ nghiệp vụ tham gia thị trường giao dịch kỳ hạn. Vì thị trường giao dịch cà phê quốc tế như LIFFE hay NYBOT rộng lớn rất nhiều so với thị trường nội địa. Một đêm giao dịch có thể lên đến 50.000 – 70.000 lots (1 lot = 5 tấn cà phê), trong khi mỗi tháng Việt Nam chỉ có thể xuất khẩu vài chục ngàn tấn cà phê, cao nhất là 140.000 tấn/ tháng. Mức độ biến động giá cả nhiều khi rất cao trong một phiên giao dịch, có thể trên dưới 40 - 60 USD/tấn. Nếu liên tục trong 3 phiên, khoảng chênh lệch lên đến 120-

180 USD/tấn, chạm “stop loss”, do mức ký quỹ 8-10% trên giá trị giao dịch của doanh nghiệp và một mức quỹ duy trì với Ngân hàng để đảm bảo giá trị tài khoản trên sàn giao dịch thế giới. Những biến động gần đây có lúc lên đến 100, có trường hợp lên đến 300 USD/ phiên, đây là mức nguy hiểm, do đa số các DN năng lực tài chính hạn chế. Rủi ro còn cao hơn trong giao dịch với thị trường NYBOT (chuyên cà phê Arabica - ở Việt Nam số lượng rất ít).

Những cảnh báo này được đưa ra, khi cơng cụ phịng chống rủi ro đang bị biến tướng thành trò cờ bạc hợp pháp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Thời gian đầu, giao dịch qua LIFFE là nhà xuất khẩu cà phê chính thống, đại lý và nếu có là nơng dân. Giờ đây hình thức giao dịch này trở thành “cơn sốt” ở Đắk Lắk (nhất là TP Ban Mê Thuột), đang mở rộng ra Đồng Nai, TPHCM... khi ai cũng có thể tham gia (như phong trào chơi thị trường chứng khoán của người dân TPHCM, Hà Nội).

 Chỉ bỏ ra khoảng 10% giá trị trên thị trường có được 1 lot (5 tấn cà phê) dù là trên giấy. Khoảng 40 doanh nghiệp tham gia giao dịch trực tiếp thị trường LIFFE nhưng có người dự đốn, con số thực tế gần gấp đôi, đa phần đều chưa trực tiếp xuất khẩu cà phê và chỉ chơi “ké” thông qua các doanh nghiệp đã đăng ký với Ngân hàng.

Những doanh nghiệp hay cá nhân này đơn thuần mua vào, chờ giá lên bán ra hay giá xuống, để mua vào, nhằm kiếm lời nhanh nhất, nên rủi ro rất cao. Con số lỗ hiện nay lên đến bạc triệu USD rơi vào những đối tượng này, do không nắm rõ công cụ khi giao dịch với LIFFE hay NYBOT. Trong khi, doanh nghiệp kinh doanh cà phê thực sự, kết hợp hợp đồng kỳ hạn trên LIFFE dù lợi nhuận ít, nhưng mức rủi ro thấp hơn.

Một phần của tài liệu SỬ DỤNG HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI ĐỂ PHÒNG NGỪA RỦI RO BIẾN ĐỘNG GIÁ CÀ PHÊ ROBUSTA TẠI CHI NHÁNH CÔNG TY THỰC PHẨM MIỀN BẮC – FONEXIM HCM.doc (Trang 64 - 69)