Phương pháp dạy học nêu vấn đề

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Lí luận dạy học địa lí: Phần 2 - Nguyễn Phương Liên (Trang 32 - 34)

Giáo viên không trình bày tri thức theo một trình tự có sẵn mà có sự sắp xếp lại tài liệu để đặt thành những tính huống có vấn đề, những mâu thuẫn kích thích người học phải suy nghĩ, phải tìm cách giải quyết. Qua đó, giúp học sinh nắm được các biện pháp của hoạt động nhận thức và lĩnh hội tri thức mới.

- Phương pháp này dựa trên nền tảng của ý tưởng dạy học phát triển, tức là trong quá trình học tập học sinh phải độc lập nhận biết kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Quá trình dạy học, giáo viên hình thành được ở học sinh phương pháp nhận thức, còn học sinh phải sáng tạo, phát hiện ra các biện pháp, thủ thuật để hình thành kiến thức mới.

* Bản chất của phương pháp dạy học nêu vấn đề:

+ Trong quá trình học tập học sinh vừa nắm được kiến thức, vừa nắm được phương pháp, tức là trong quá trình học có yếu tố tự nghiên cứu.

+ Trong quá trình học tập học sinh gặp phải những mâu thuẫn, đó là mâu thuẫn giữa kiến thức đã biết với kiến thức cần nhận thức. Chính mâu thuẫn này làm cho học sinh có ý muốn phải giải quyết. Khi đó sẽ tạo ra các tình huống có vấn đề. Các tình huống đó có thể là:

- Một mâu thuẫn làm nảy sinh vấn đề cần giải quyết. - Hai hoặc nhiều biện pháp phải lựa chọn

- Mối quan hệ nhân quả cần phải chứng minh.

Các tình huống đặt ra không nên quá khó hoặc quá dễ. Nếu dễ quá, học sinh không cần suy nghĩ đã giải quyết được ngay thì không tạo thành tình huống có nêu vấn đề, còn nếu khó quá học sinh không tìm ra được hướng giải quyết thì cũng không thành công khi sử dụng phương pháp nêu vấn đề.

* Điều kiện hành thành tình huống có vấn đề

+ Tạo ra được nhu cầu nhận thức ở học sinh: làm xuất hiện trước học sinh mâu thuẫn, giúp học sinh xác định rõ nhiệm vụ nhận thức và tiếp nhận nó.

+ Học sinh phải có hi vọng có thể giai đoạn được vấn đề, tức là có một số cơ sở về nội dung và phương pháp nhưng chưa đủ.

+ Phải tìm ra được con đường để giải quyết.

Như vậy, để sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề giáo viên phải chú ý: học sinh đã có một phần kiến thức và kỹ năng gì để có thể giải quyết vấn đề, kỹ năng nào là mới, phán đoán được học sinh sẽ dùng phương án nào để giải quyết. Mức độ giải quyết đến đâu?

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Lí luận dạy học địa lí: Phần 2 - Nguyễn Phương Liên (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)