Bảng 7: Phân bổ nguồn nhân lực
(ĐVT: Người)
STT CÁC BỘ PHẬN 2006 2007 2008
1 Ban lãnh đạo (Giám đốc) 01 01 01
2 Bộ phận tiếp thị 02 02 02 3 Bộ phận lễ tân 05 05 05 4 Bộ phận nhà hàng 15 15 15 5 Bộ phận buồng 11 11 11 6 Tổ bảo vệ 09 09 09 7 Tổ điện nước 06 06 06 8 Hành chính tổng hợp 05 05 05 Tổng 54 54 54 (Nguồn: Khách sạn Hàng Hải)
Qua bảng nhân lực trong khách sạn Hàng Hải các năm 2006, 2007, 2008 ta nhận thấy số lượng nhân viên qua 3 năm không có gì thay đổi. Trong 3 năm khách sạn không có nhu cầu tuyển thêm nhân viên cũng như không sa thải hay có nhân viên đến tuổi về hưu.
Nhân viên tại các bộ phận được phân công với số lượng như sau:
− Ban lãnh đạo: chỉ bao gồm 01 người đóng vai trò làm giám đốc khách sạn. Chịu trách nhiệm mọi hoạt động của khách sạn, và chỉ đạo trực tiếp đến từng bộ phận.
− Bộ phận tiếp thị: được phân công là 2 người chịu trách nhiệm trực tiếp của giám đốc.
− Bộ phận lễ tân gồm 5 người, trong đó có một người đóng vai trò là trưởng quầy lễ tân, làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc.
− Bộ phận nhà hàng gồm 15 người. Sở dĩ bộ phận nhà hàng được bố trí nhiều người như vậy vì trong bộ phận chia ra nhiều loại công việc khác nhau như: 06
người ở tổ bàn, bar; 07 người ở tổ bếp, 01 nhân viên sân tennis, 01 nhân viên rửa bát. Người đứng đầu nhà hàng là trưởng nhà hàng.
− Bộ phận buồng: gồm 11 người chịu trách nhiệm làm vệ sinh phòng nghỉ của khách. Người đứng đầu chịu trách nhiệm gọi là tổ trưởng.
− Tổ bảo vệ gồm 09 người, làm công tác giữ gìn trật tự, an toàn trong khách sạn. − Tổ điện nước: phân công 06 người chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng máy móc, thiết bị trong khách sạn.
− Bộ phận hành chính tổng hợp: có số lao động là 05 người.
Với số lượng phòng nghỉ là 38 phòng mà nhân viên của bộ phận buồng được phân công dọn dẹp buồng có 11 người chia là 3 ca là quá ít (2 nhân viên nam chuyên trực ca đêm từ 21h ÷ 7h, 3 người làm ở bộ phận giặt là, chỉ còn 6 chuyên phụ trách dọn phòng từ 7h ÷ 21h chia làm 2 ca khối lượng công việc quá tải). Nhân viên phục vụ ở nhà hàng có 06 người chịu trách nhiệm ở vị trí bàn, bar như vậy sẽ rất khó có thể phục vụ được chu đáo nếu hôm nào có đông khách, hoặc có tiệc cưới. Vì khi đó một nhân viên sẽ phải phục vụ rất nhiều người, công việc quá tải khó có thể đảm bảo được chất lượng.
2.3.1.2. Độ tuổi:
STT Bộ phận Độ tuổi Tổng <=35 tuổi >35 tuổi 1 Giám đốc 1 1 2 Bộ phận tiếp thị 1 1 2 3 Lễ tân 3 2 5 4 Buồng 4 7 11 5 Nhà hàng 5 10 15 6 Điện nước 2 4 6 7 Hành chính tổng hợp 2 3 5 8 Bảo vệ 2 7 9 Tổng 19 35 54 Cơ cấu 35% 65% 100% (Nguồn: Khách sạn Hàng Hải)
Kết cấu lao động theo độ tuổi có ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Thông thường trong khách sạn thì đối tượng lao động là lao động trẻ vì theo đặc điểm và yêu cầu công việc. Nhìn vào bảng 4 ta thấy, cơ cấu độ tuổi của nhân viên khách sạn Hàng Hải, số người trên 35 tuổi chiếm 65% trong tổng số nhân viên của khách sạn, tỉ lệ này là khá cao. Số nhân viên có độ tuổi dưới 35 tuổi chiếm 35%, đối với ngành dịch vụ khách sạn thì con số này là thấp.
2.3.1.3. Giới tính:
Bảng 9: Bảng cơ cấu lao động theo giới tính
STT CÁC BỘ PHẬN NAM NỮ
1 Giám đốc 01
2 Bộ phận tiếp thị 01 01
3 Lễ tân 02 03
5 Nhà hàng 03 12 6 Điện nước 06 7 Hành chính tổng hợp 01 04 8 Bảo vệ 08 01 Tổng 24 30 Cơ cấu 44.44% 55.56% (Nguồn: khách sạn Hàng Hải)
Do nghiệp vụ trong khách sạn đòi hỏi sự khéo léo, cẩn thận, rất phù hợp với đối
tượng lao động là nữ giới, nên số lượng lao động nữ trong khách sạn thường lớn hơn nam. Nhìn vào bảng 5 ta thấy: số lượng lao động nữ trong khách sạn Hàng Hải là: 30 người chiếm tỉ lệ 55.56%, lao động nam là 24 người chiếm tỉ lệ 44.44%. Ta thấy các bộ phận như: lễ tân, buồng, nhà hàng thì lao động nữ chiếm một tỉ lệ khá cao. Bộ phận lễ tân là 3 nữ trong tổng số 5 nhân viên lễ tân. Bộ phận nhà hàng là 12 nữ trong tổng số 15 nhân viên thuộc bộ phận. Bộ phận buồng là 9 nữ trong tổng số 11 nhân viên. Số lượng nam tuy có những rất ít. Vì các bộ phận này tiếp xúc, trực tiếp phục vụ khách nên đòi hỏi các đức tính của nữ giới như khéo léo, cẩn thận...
Nhân viên nam tập trung chủ yếu ở các bộ phận như: bảo vệ, điện nước. Bộ phận bảo vệ có tổng cộng và 9 nhân viên thì có đến 8 người là nam giới. Bộ phận điện nước có 6 nhân viên thì cả 6 là nam giới. Do yêu cầu của công việc phù hợp với tính cách, sức khoẻ của nam giới.
2.3.1.4. Trình độ:
Bảng 10: Bảng cơ cấu lao động theo trình độ
STT Bộ phận Số người Trình độ học vấn Thạc sĩ ĐH-CĐ Trung cấp Sơ cấp 1 Giám đốc 01 01 2 Tiếp thị 02 02 3 Lễ tân 05 05 4 Nhà hàng 15 07 08 5 Buồng 11 05 06
6 Tổ bảo vệ 09 09 7 Điện nước 06 02 04 8 Hành chính tổng hợp 05 02 03 Tổng 54 1 23 18 12 Cơ cấu 100% 1.85% 42.6% 33.33% 22.22% (Nguồn: Khách sạn Hàng Hải)
Qua bảng 6 ta thấy cán bộ công nhân viên của khách sạn đều đã qua đào tạo. Số người trên đại học là: 1 người chiếm tỉ lệ 1.85%. Số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng là 23 người chiếm tỉ lệ 42.6%. Số người có trình độ trung cấp là 18 người chiếm tỉ l ệ 33.33%. Số còn lại là trình độ sơ cấp chiếm tỉ lệ 22.22%.
Tuy số lượng nhân viên có trình độ Đại học – Cao đẳng là khá cao chiếm tỉ lệ 42.6% nhưng rất ít người được đào tạo đúng ngành nghề mình đang làm, nên việc bắt nhịp với công việc sẽ chậm hơn so với lao động đã được qua đào tạo đúng ngành nghề.