- Phân tích tích ảnh hưởng của các nhân tố làm tăng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2008:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
6.1. MỞ RỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH, ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA, GIA TĂNG XUẤT KHẨU TẠI THỊ TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA, GIA TĂNG XUẤT KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
Trong những năm tới, nền kinh tế của đất nước ta tiếp tục tăng trưởng cao và ổn định, ngành công nghiệp thủy sản tiếp tục phát triển mạnh, lượng tiêu thụ thủy sản tăng cao do nhu cầu ngày càng tăng ở trong nước và nước ngoài. Cùng với đó, chính phủ đang phát động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, khuyến khích người dân tiêu dùng và sử dụng hàng hóa mang thương hiệu Việt. Vì vậy, đây thực sự là những điều kiện thuận lợi giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát triển ở thị trường nội địa.
Với những điều kiện thuận lợi như trên, công ty cần tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất và sức sản
xuất, gia tăng quy mô sản xuất để khai thác tối đa tiềm năng phát triển của thị trường. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần:
- Tiến hành đầu tư, xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm có tính cạnh tranh và nhu cầu thị trường cao như tốm sú, tôm thẻ, các loại mực , cá và các loại thủy sản khác.
- Tranh thủ các nguồn vốn vay, vốn tự có để đảm bảo vốn đầu tư cho các dự án, tìm kiếm nhà thầu đủ năng lực, công nghệ, tài chính để đảm bảo các dự án, nhà máy hoàn thành đúng tiến độ, nhanh chóng đưa vào phục vụ sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất và tăng nguồn thu cho công ty.
- Hợp tác với các phía đối tác nước ngoài trong việc ký kết, chuyển giao, mua các loại máy móc hiện đại, phục vụ cho quá trình mở rộng sản xuất của công ty.
- Nghiên cứu, cải tiến của các máy móc, trang thiết bị, dây chuyền sản xuất, đưa hệ thống sản xuất ngày càng hiện đại, nâng cao hiệu suất hoạt động của các nhà máy.
- Công ty cần có chương trình đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, có khả năng sử dụng các công nghệ sản xuất mới.
Thị trường nội địa với 86 triệu dân là thị trường đầy tiềm năng. Vì thế, công ty nên duy trì và mở rộng thêm các chi nhánh trên toàn quốc, không chỉ tập trung phân phối cho vùng Đồng Bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ mà nên khai thác các thị trường mới tại miền Bắc, miền Trung. Để đẩy mạnh phát triển tại các thị trường trong nước, công ty cần:
- Nghiên cứu, tìm hiểu và thâm nhập vào các thị trường mới.
- Nâng cao năng lực sản xuất và hiệu quả hoạt động, đẩy mạnh sản xuất các loại sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu lớn, nghiên cứu, phát triển các loại sản phẩm mới với giá thành rẻ, thay thế được hàng nhập khẩu.
- Hoàn chỉnh hệ thống kênh phân phối, tiếp tục thiết lập các kênh phân phối tại các thị trường mới.
- Đẩy mạnh hoạt động marketing, tăng cường quảng bá và đẩy mạnh xúc tiến bán hàng:
+ Tham gia các hiệp hội, ngành hàng để tìm cơ hội hợp tác đầu tư, phát hành các catalog, tài liệu khoa học để giới thiệu sản phẩm và cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm cho người tiêu dùng.
+ Xây dựng trang web công ty phong phú, đa dạng về nội dung, cung cấp đủ các thông tin về công ty, về chủng loại sản phẩm, giới thiệu, quảng cáo các loại sản phẩm mới.
Đối với thị trường xuất khẩu công ty cần:
- Tìm hiểu thông tin về thị trường nước ngoài 1 cách cụ thể hơn, qua đó xác định được lượng cầu, khả năng đáp ứng dược phẩm của thị trường nước ngoài, từ đó xây dựng chiến lược kinh doanh xuất khẩu.
- Chủ động hợp tác, tìm kiếm đối tác tại các thị trường nước ngoài. - Tìm hiểu các thị trường tiềm năng khác.
- Sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu chất lượng, giá thành rẻ nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
6.2. ĐẨY MẠNH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM
Chất lượng sản phẩm luôn là tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với khách hàng trong việc chọn mua và sử dụng sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm cao, đạt tiêu chuẩn, người tiêu dùng sẽ tín nhiệm, từ đó thương hiệu và uy tín và công ty được nâng cao, giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển. Vì vậy, trong thời gian tới, công ty cần đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp sau:
- Tiếp tục xây dựng hoàn thiện hệ thống quản lý và đảm bảo chất lượng, đầu tư, nâng cấp phòng kiểm tra chất lượng và phòng đảm bảo chất lượng.
- Đầu tư, nâng cấp, bổ sung các trang thiết bị, máy móc sản xuất hiện đại, có độ chính xác cao đảm bảo thành phẩm ít bị lỗi, có mẫu mã đẹp, đạt tiêu
chuẩn.
- Nguyên vật liệu đầu vào cần được kiểm tra cẩn thận trước khi đưa vào phục vụ hoạt động sản xuất
- Xây dựng các quy trình, công nghệ sản xuất sản phẩm khoa học, hiện đại để sản phẩm đầu ra đạt các tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế.
- Các bao bì sử dụng được đảm bảo chất lượng và đạt tiêu chuẩn.
- Hạn chế sản xuất các hàng bị lỗi, kiểm định hàng trước khi bán, bảo đảm hàng hóa đến tay người tiêu dùng tốt nhất.
- Nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới, thay thế được các hàng nhập khẩu, làm tăng tính cạnh tranh và tạo ra sản phẩm chủ lực của công ty.
6.3. ĐẢM BẢO NGUỒN NGUYÊN LIỆU CHO SẢN XUẤT
Do ngành là chế biến và xuất khẩu thủy sản nên công ty phải tiến hành nhập khẩu nguồn nguyên liệu, nên hầu như không chủ động được nguồn nguyên liệu cho sản xuất. Vì vậy, việc đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất là rất quan trọng, nếu nguồn cung nguyên liệu thiếu hoặc không có, sẽ ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất và kinh doanh. Vì vậy, để đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất, công ty cần:
- Chủ động, hợp tác, ký kết các hợp đồng thu mua nguyên liệu từ các đối tác cung ứng, đảm bảo nguồn cung cấp nguyên liệu luôn ổn định, không có tình trạng khan hiếm và thiếu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất.
- Đảm bảo giá cả nhập khẩu nguyên liệu ổn định bằng cách ký kết các hợp đồng giao nguyên liệu ngay từ đầu năm để tránh biến động tăng giá trong năm.
- Phát triển, xây dựng nông trường trồng dược liệu để chủ động nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
- Tăng cường khả năng dự trữ nguyên liệu cho sản xuất.
6.4. PHÁT TRIỂN CHIẾC LƯỢC R&D
Để hoạt động nghiên cứu và phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới, công ty cần:
- Tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm mới có tính cạnh tranh cao, có ít nhà sản xuất trong nước sản xuất được, có khả năng thay thế được các sản phẩm cùng loại của nước ngoài.
- Tăng chi phí đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. - Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình phục vụ hoạt động nghiên cứu và phát triển, đặc biệt là công trình Trung tâm Nghiên cứu sản phẩm và phát triển sản phẩm.
- Mua sắm trang thiết bị chuyên dùng cho hoạt động nghiên cứu và phát triển.
- Tiếp nhận các nguồn nhân lực có trình độ cao vào làm việc trong phòng R&D, tiếp tục đưa đi đào tạo, nâng cao trình độ đội ngũ nhân lực phòng R&D.
6.5. XÂY DỰNG NGUỒN NHÂN LỰC DỒI DÀO, TRÌNH ĐỘ CAO
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng, then chốt quyết định sự thành công của công ty. Với đội ngũ nhân viên là 389 người, trong đó có 6,43% đại học 0,51% trình độ cao đẳng, 10,54% trung cấp và phổ thông là 82,52% chất lượng nguồn nhân lực của công ty hiện nay tương đối cao so với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, để đáp ứng sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo, việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên là cực kỳ quan trọng, là yếu tố quyết định cho sự thành công của công ty. Vì vậy, công ty cần đẩy mạnh các biện pháp sau:
- Tuyển dụng những nhân viên mới có tay nghề, trình độ chuyên môn, có khả năng đáp ứng tốt.
- Quy hoạch, đề cử các cán bộ trẻ có năng lực, trình độ, khả năng làm việc tốt đào tạo chuyên sâu, nâng cao trình độ, làm lực lượng nòng cốt cho công ty trong những năm tiếp theo.
- Xây dựng đội ngũ R&D có trình độ cao, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật tốt.
- Thực hiện việc lương, thưởng hợp lý, có chính sách đãi ngộ người lao động, bảo đảm họ được tham gia đầy đủ các dịch vụ xã hội như Bảo Hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội.
- Duy trì các hoạt động vui chơi, giải trí, các hoạt động du lịch để nhân viên làm việc có hiệu quả hơn.
- Phát động phong trào thi đua, góp phần làm tăng hiệu quả làm việc của nhân viên.
6.6. DUY TRÌ TÀI CHÍNH ỔN ĐỊNH
Thực trạng tài chính của công ty hiện nay khá tốt, tuy nhiên trong thời gian tới, công ty cần tiếp tục duy trì nguồn tài chính lành mạnh, ổn định. Bên cạnh đó,
công ty cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu, quản lý nguồn nợ hợp lý. Công ty cần:
- Kiểm soát chặt chẽ hàng tồn kho, không để hàng tồn kho tăng quá nhanh, nhanh chóng giải quyết ứ đọng hàng tồn kho. Điều này giúp công ty luân chuyển hàng hóa hiệu quả, tiết kiệm được chi phí lưu kho, chi phí bảo quản, chi phí sản xuất.
- Quản lý chặt chẽ các nguồn nợ. Đối với các khoản nợ phải thu, công ty cần tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn, thời gian thanh toán quá lâu, không để tình trạng nợ xấu xảy ra, tang cường thường xuyên công tác kiểm tra, quản lý, thực hiện thu hồi nợ đúng hạn. Đối với các khoản nợ phải trả, chủ yếu là nguồn vốn vay, công ty cần đẩy mạnh đưa các nhà máy vào hoạt động, tạo ra doanh thu, có kế hoạch trả nợ đúng hạn, kiểm soát được việc trả nợ, không để nợ phải trả tăng quá nhanh, sử dụng các khoản vay nợ hiệu quả.
Chương 7