d) Hợp đồng hoán đổi (Swap)
4.2.2. Phát triển các sản phẩm phái sinh
Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp, giải pháp để sản phẩm p hái sinh được sử dụng rộng rãi đó là cần nâng cao nhận thức và trình độ của doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh, giải pháp này đư ợc đa số các doanh nghiệp tán đồng. Thứ hai là nâng cao năng lực tư vấn của hệ thống ngânh hàng trong kinh doanh sản phẩm phái sinh. Thứ ba là khuôn khổ pháp lý và cuối cùng là quy định hạch toán có lợi.
Rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với các hợp đồng giao dịch bằng ngoại tệ là rủi ro tỷ giá. G iải pháp cho vấn đề này là việc thực hiện các sản phẩm phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá như: hoán đổi tiền tệ chéo, mua – bán ngoại tệ kỳ hạn và quyền chọn ngoại tệ. Đ ể tránh việc s ử dụng các sản phẩm phái sinh gây thua lỗ trong giao dịch, người sử dụng cần có hệ thống dự báo giá, lãi suất và tỷ giá chính xác, tránh mứ c giá giao ngay trong tương lai khác với mức giá kỳ vọng.
M ột trong những biện pháp ngăn chặn rủi ro được nói đến nhiều là khuyến cáo của Bộ N ông nghiệp và Phát triển nông thôn đối, rằng không nên ký hợp đồng “trừ lùi” và chỉ bán hợp đồng có “tiền tươi” khi đã có hàng trong tay.
Trong xuất khẩu cà phê, trên thị trường quốc tế và ngay tại Việt Nam, người mua và người bán hàng ngày vẫn sử dụng một loại hợp đồng được gọi là “trừ lùi”. Thực ra, đây là một loại hợp đồng tồn tại song song với hợp đồng có giá mua bán thực rõ ràng mà theo đó 2 bên mua và bán quyết định một mức giá đơn vị nhất định cho hợp đồng đó. Với hợp đồng có giá đơn vị (unit price) thực khi ký kết, trên thị trường thường được gọi là hợp đồng có giá giao ngay (outright). Đây cũng là một hợp đồng giao sau dựa trên chênh lệch với giá robusta Liffe mà có, nhưng giá được quyết định ngay, cụ thể, nên cũng có người gọi là hợp đồng có giá “chốt trước” hay có giá “đã chốt”. Còn hợp đồng “trừ lùi hay cộng tới”, tức là hợp đồng mà theo đó 2 bên mua và bán thỏa thuận một mức trừ hay cộng (differentials) dựa trên giá chuẩn robusta giao dịch ở sàn Liffe để hai bên quyết định giá theo thỏa thuận khi thấy an toàn cho các vị thế mua hay bán của mình. Chính vì thế, với phương thức này, cả 2 bên có cơ hội giảm thiểu rủi ro rất lớn khi giá đi nghịch với dự đoán giá của mình. Các thương vụ kiểu này được gọi là hợp đồng có giá “chốt sau” (“ptbf” hay“price to be fixed”).
Trong kinh doanh cà phê chuyên nghiệp, người ta thường bán giá “chốt trước” khi giá có khuynh hướng xuống (bear markets); ngược lại, hợp đồng “chốt sau” sẽ rất có lợi trong thị trường có khuynh hướng giá lên (bull markets). Thỉnh thoảng, giới kinh doanh có thể đoán được giá tăng hay giảm với cách mua bán của các nhà kinh doanh: nếu bán “chốt trước” nhiều, thị trường sẽ hiểu giá sẽ xuống, nếu bán “chốt sau” nhiều, tức có người cầu mong cho giá tăng.
Ví dụ về việc sử dụng hợp đồng kỳ hạn trong nước
Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình giá cả cà phê trên thị trường thế giới và tình hình thời tiết.
N ăm nào thời tiết tốt và giá cà phê thị trường thế giới giảm thì giá cà phê trong nước giảm theo khiến nông dân trồng cà phê bị thiệt hại. N gược lại, năm nào thời tiết không tốt và giá cà phê thị trường thế giới tăng thì giá cà phê trong nước tăng theo khiến các nhà xuất khẩu cà phê khó khăn khi thu mua cà phê của nông dân.Đ ể tránh tình trạng bất ổn, nhà xuất khẩu cà phê, chẳng hạn công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Đăk Lắk (CP
X NK Đắk Lắk) có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê kỳ hạn với Thịnh Còi (là một người nông dân).
Ví dụ vào đầu vụ, CP XN K Đắk Lắk ký hợp đồng kỳ hạn 6 tháng mua của Thịnh còi 20 tấn cà p hê với giá là 28 triệu đồng/tấn. Thì lúc đó Thịnh còi được gọi là người bán và CP X NK Đắk Lắk là người mua trong hợp đồng kỳ hạn. Sau 6 tháng Thịnh còi có trách nhiệm phải bán cho CP X N K Đ ắk Lắk 20 tấn cà phê với giá thỏa thuận trước là 28 triệu đồng/tấn và CP XN K Đắk Lắk bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê của Thịnh còi với giá đó, cho dù giá cà phê trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa.
Với giá thỏa thuận biết trước và cố định, cả Thịnh còi và CP XNK Đắk Lắk đều có được sự yên tâm khỏi phải lo lắng về sự biến động giá cả cà phê trên thị trường.
Với hợp đồng quyền chọn, hiện nay N gân hàng N hà nư ớc Việt Nam có văn bản chấp thuận cho Vietinbank thực hiện thí điểm sản phẩm quyền chọn giá cả hàng hóa và thực hiện nghiệp vụ đối ứng.
Đ ể có thể phòng ngừa rủi ro một cách hiệu quả thì phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp tài chính và phi tài chính, giữa tất cả các thành phần liên quan trong ngành nông sản, từ người sản xuất tới doanh nghiệp kinh doanh và Chính phủ, trong đó, các chính sách của Chính phủ là một nhân tố quyết định đến sự thành công của thị trường và giảm thiểu những thiệt hại cho nền kinh tế nói chung và người sản xuất và doanh nghiệp nói riêng.
KẾT LUẬN
Phòng ngừa rủi ro biến động giá cả đối với mặt hàng nông sản trên thế giới và ở Việt Nam dường như là một vấn đề muôn thuở. Bởi thị trường luôn luôn vận động không ngừng và có những biến động giá bất ngờ. Việc áp dụng các biện pháp tài chính để quản trị rủi ro của các thành phần trong nền kinh tế nói riêng và ngành nông sản nói chung là tất yếu khi những tác động bất lợi của các yếu tố thị trường trong nước và quốc tế đều dễ dàng gây ảnh hưởng không nhỏ tới lợi ích của các thành phần trong nền kinh t ế như hiện nay. Các công cụ tài chính hiện đại chỉ được sử dụng hiệu quả khi các thông tin trên thị trường m inh bạch và có sự quản lý, điều hành hiệu quả của chính phủ lên nền kinh tế.
Trong khuôn khổ nghiên cứu, bài viết đã thực hiện được những mục t iêu sau: - Phân tích ảnh hưởng của các loại rủi ro tài chính đối với người sản xuất, doanh nghiệp trong nền kinh tế.
- Đưa ra bức tranh toàn cảnh về cách thức, mức độ và hiệu quả trong sử dụng các công cụ tài chính hiện đại để quản trị rủi ro cho mặt hàng nông sản tại Việt Nam nói riêng và nền kinh tế nói chung. Từ đó đưa ra nhữ ng giải pháp giúp nông dân và doanh nghiệp quản trị rủi ro tài chính một cách hiệu quả.
Cuối cùng, để có thể giảm thiểu rủi ro hàng nông nghiệp bằng các công cụ đã nêu, Việt Nam cần có các điều kiện cần t hiết về:
- Chính sách quản lý ngoại hối
- Từ b ỏ những biện pháp phi thị trường kém hiệu quả - Kiến thức tốt về tài chính
- Cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất và kinh doanh nông nghiệp
D o thời gian nghiên cứu, năng lực và kiến thức về quản trị tài chính còn hạn chế, bài viết không tránh khỏi những sai sót. N hóm nghiên cứu rất mong nhận được những đánh giá, nhận xét và đóng góp ý kiến của người đọc để đề tài nghiên cứu hoàn thiện hơn. N hóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn TS M ai Thị Thu Hiền đã hướng dẫn tận tình để nhóm hoàn thành đề tài này.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Finanical Risk M anagement . Dr. Mai Thu Hien – Foreign Trade University 2/ Options, Futures and other Derivatives (seventh edition). John C. H ull. Pearson Education, Inc – 2009
3/ Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản tại Việt N am. Công trình nghiên cứu khoa học – 2009
4/ Nghiên cứu các sàn giao dịch hàng nông sản trên thế giới và kiến nghị điều kiện áp dụng vào Việt N am. Đề tài nghiên cứu khoa học. Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Huy Khôi – 2012
5/ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: htt p://www.agroviet.gov.vn
6/ Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam: htt p://www.vicofa.org.vn
7/ Bộ Công thương: http://www.moit.gov.vn/vn/
8/ Tổng cục t hống kê: htt p://www.gso.gov.vn
9/ Tổng cục hải quan: ht tp://www.customs.gov.vn
10/ N gân hàng Nhà nước Việt Nam: htt p://www.sbv.gov.vn 11/ Sàn giao dịch cà phê: ht tp://giacaphe.com/
12/ Thời báo kinh tế: ht tp://vneconom y.vn/
13/ D iễn đàn doanh nghiệp: ht tp://dddn.com.vn/
14/ ht tp://cafef.vn