3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):
3.2 Biện pháp 2
3.2.1 Cơ sở của biện pháp
Việc quản lý hàng tồn kho rất quan trọng bởi vì quá trình dự trữ thường phát sinh ra một số chi phí : chi phí kho bãi, chi phí bảo quản, hư hao mất mát, chi phí lương…Việc giảm lượng tồn kho dự trữ giúp công ty không bị gián đoạn sản xuất, đồng thời sử dụng tiết kiệm vốn ngắn hạn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
3.2.2 Mục đích của biện pháp
Giảm hàng tồn kho
Tiết kiệm chi phí lưu kho
Giảm giá thành sản xuất kinh doanh.
3.2.3 Nội dung của biện pháp
Qua phân tích khoản mục hàng tồn kho ta thấy giá trị hàng tồn kho 26.249.397.214 đồng trong đó nguyên vật liệu tồn kho là 9.441.702.646 đồng (chiếm 36% hàng tồn kho). Vậy để giảm mục hàng tồn kho công ty nên giảm vật tư tồn kho và lập kế hoạch tối ưu về dự trữ.
BẢNG 23: DANH MỤC NGUYÊN VẬT LIỆU TỒN KHO Đơn vị tính : VNĐ
Danh mục vật tư Số tiền
1. Nguyên vật liệu chính Xi măng các loại 2.241.332.642 Thép các loại 3.823.461.012 Đá, cát 1.980.000.000 2. Nhiên liệu 389.865.711 3. Nguyên vật liệu phụ 1.007.043.281
Tổng cộng nguyên vật liệu tồn kho 9.441.702.646
(Nguồn : Phòng tài chính – kế toán)
Biện pháp về kế hoạch tối ưu về dự trữ vật tư
Nhìn vào bảng 23 báo cáo tồn kho nguyên vật liệu cho thấy thép, xi măng có lượng dự trữ nhiều nhất, đây là nguyên liệu chính để sản xuất bê tông, cột điện,
cọc.
Giải pháp thực hiện:
Khi công ty xác định được lượng thép tối ưu khi nhập vào để vào sản xuất hợp lý thì sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí nguyên vật liệu này.
Ứng dụng mô hình EOQ, ta có công thức sau: Chi phí dự trữ: C dự trữ = C lưu kho + C đặt hàng
= I x C x Q/2 + S x D / Q Vậy tổng chi phí : TC = C x D + I x C x Q/2 + S x D / Q I : Tỉ lệ chi phí lưu kho so với giá mua (10%)
C : Giá mua 1 tấn thép ( 19.500.000 đồng)
Q: Số lượng đặt hàng một lần của công ty ( 350 tấn) Q/ 2 mức dự trữ trung bình của xí nghiệp (175 tấn)
S : Chi phí cố định bỏ ra 1 lần đặt hàng ( 2.250.000 đồng) D : Nhu cầu trong một năm ( 1.500 tấn)
Khi đó tính chi phí dự trữ và tổng chi phí:
C0 dự trữ = 10% x 19.500.000 x 350 / 2 + 2.250.000 x 1.500/ 350 = 350.892.857 đồng
TC0 = 19.500.000 x 350 + 350.892.857 = 7.175.892.857 đồng Vậy chính sách dự trữ tối ưu của công ty là:
Q* = 2DS IC = 2 1500 2.250.000 10% 19.500.000 x x x = 59 tấn Số lần đặt hàng tối ưu : N* = 1500/ 59 =26 lần Chi phí dự trữ tối ưu:
C* dự trữ = 10% * 19.500.000 * 59 /2 + 2.250.000 * 1500/59= 114.728.390 đồng Khi áp dụng chính sách tối ưu sẽ tiết kiệm số tiền là:
C0 dự trữ - C * dự trữ = 350.892.857 – 114.728.390 = 236.164.467 đồng