2.3.Thực trạng về năng lực cạnh tranh của PT
2.3.2. Sản phẩm của PT
Sản phẩm bảo hiểm là một loại sản phẩm dịch vụ tài chính đặc biệt, khách hàng không thể sử dụng các giác quan của mình để cảm nhận được sản phẩm, mà chỉ khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra thì lợi ích của sản phẩm mới đựoc phát huy tác dụng. Do đó, để chào bán được sản phẩm một cách hiệu quả thì doanh nghiệp cần có những chính sánh cụ thể đối với sản phẩm của mình.
Sau 10 năm hoạt động, hiện giờ PTI đã có gần 50 sản phẩm bảo hiểm phi nhan thọ chia thành 3 nhóm nghiệp cụ chính đó là: BH tài sản – kỹ thuật, BH hàng hoá và BH phi hàng hải. Trong đó, nghiệp vụ bảo hiểm thế mạnh là nhóm BH tài sản - kỹ thuật luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu bảo hiểm của doanh nghiệp (chiếm gần 50%), đồng thời nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải trong mấy năm gần đây cũng đựơc chú trọng nên doanh thu cũng đã tăng lên rất mạnh, đặc biệt là doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Do sức mua phương tiện không ngừng tăng của dân cư và qui định của nhà nước về bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3, nên nghiệp vụ bảo hiểm này sẽ là một “mảnh đất màu mỡ” mà doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm.
Trong thời gian qua, PTI đã liên tục đưa ra thị trường những sản phẩm mới, số lượng sản phẩm dịch vụ tăng lên hàng năm. Các sản phẩm tung ra thị trường đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hang, từ những sản phẩm mang tính đại trà, truyền thống như: Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm con người, bảo hiểm trách nhiệm của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3… đến những sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đặc biệt của khách hàng như: bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, bảo hiểm lòng trung thực…Hay các sản phẩm bảo hiểm hỗn hợp kết hợp nhiều nghiệp vụ như: bảo hiểm cháy với bảo hiểm thiết bị, bảo hiểm
gián đoạn kinh doanh… Chiến lược đa dạng hoá sản phẩm sẽ tạo điều kiện cho khách hàng có thêm nhiều lựa chọn hơn, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, do đó doanh nghiệp sẽ có cơ hội gia tăng thị phần.
Sau đây là bảng thống kê số lượng nghiệp vụ thay đổi qua các năm kể từ khi thành lập cho đến nay.
Bảng 8: Số nghiệp vụ triển khai qua các năm
Năm Số nghiệp vụ bảo hiểm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 28 36 38 40 42 43 44 44 44 48
(Nguồn: Số liệu các phòng quản lý nghiệp vụ)
PTI không những liên tục triển khai các sản phẩm mới, đồng thời cũng cố gắng tạo ra tính linh hoạt của mỗi sản phẩm. Các sản phẩm trước kia của công ty chỉ mang tính ấn định, khách hàng mua các sản phẩm với những mức phí và các điều khoản đã được ấn định trước. Hiện nay, các điều khoản đựơc mở arộng và trở nên linh hoạt hơn, khách hàng có thể lựa chọn một hay một nhóm điều khoản phù hợp với mình. Chẳng hạn như trước kia chỉ có loại hình bảo hiểm kết hợp con người cả 3 điều kiện (A,B,C), đến nay công ty đã triển khai bảo hiểm kết hợp (A,B), (A,C) và (C,B) với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hoá vận chuyển, công ty không những BH hàng hoá trong quá trình vận chuyển mà còn mở rộng hàng lưu khi tạm thời..Nghiệp vụ tài sản cũng được mở rộng thêm các điều khoản như BH: rủi ro cháy nổ, rủi ro lũ quét, rủi ro mưa bão…
Trong các nghiệp vụ bảo hiểm mà PTI triển khai, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản - kỹ thuật luôn là thế mạnh của công ty, sau đây là cơ cấu doanh thu theo nghiệp vụ của PTI qua một số năm :
Bảng 9: Cơ cấu doanh thu của PTI theo nghiệp vụ (giai đoạn 2003- 2007) Nghiệp vụ 2003 2004 2005 2006 2007 D.thu (tỷ đ) Tỷ trọng (%) D.thu (tỷ đ) Tỷ trọng (%) D.thu (tỷ đ) Tỷ trọng (%) D.thu (tỷ đ) Tỷ trọng (%) D.thu (tỷ đ) Tỷ trọng(%) Tài sản- KT 101,64 60,62 117,22 52,11 129,97 45,91 111,7 40,04 112,2 37,28 Hàng hải 15,92 9,5 22,083 9,82 21,591 7,63 24 8,6 25.2 8,37 Phi hàng hải 38,18 22,77 67,013 29,79 110,83 39,18 131,8 47,25 155,5 51,66 Nhận TBH 11,92 7,11 18,620 8,28 20,598 7,28 11,432 4,11 8,100 2,69 Tổng cộng 167,68 100,0 224,95 100,0 282,89 100,0 278,94 100,0 301,0 100,0
(Nguồn: Công ty bảo hiểm Bưu Điện)
Nhìn vào bảng biểu có thấy, doanh thu bảo hiểm qua các năm có xu hướng tăng lên, và nghiệp vụ bảo hiểm Tài sản- Kỹ thuật luôn chiếm tỷ trong rất lớn. Năm 2007 doanh thu của nghiệp vụ này là 111,7 tỷ đồng, trong đó TSKT là 109,6 tỷ và nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chung là 1,7 tỷ đồng. Nghiệp vụ bảo hiểm TS – KT là thế mạnh của công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điên ngay từ buổi đầu thành lập, do dó nó luôn được chú trọng để khai thác một cách triệt để nhất, vì vậy nghiệp vụ bảo hiểm này luôn chiếm tỷ trong lớn trong tổng doanh thu của doanh nghiệp.
Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải đã có mức tăng trưởng vượt bậc, năm 2006 đã vượt qua cả doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm TS – KT với mức doanh thu tới 131,8 tỷ đồng, trong đó nghiệp vụ bảo hiểm con người là 19.8 tỷ đồng và nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 112 tỷ đồng. Năm 2007, PTI lại đánh dấu một bước tăng trưởng lớn của nghiệp vụ bảo hiểm phi hàng hải với mức doanh thu là 155,5 tỷ đồng, trong đó nghiệp vụ bảo hiểm con người là 20,8 tỷ đồng và nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới là 134,7 tỷ đồng. Trong
khi đó, nghiệp vụ bảo hiểm TS – KT có tăng nhưng tăng đáng kể so với năm 2006, với doanh thu là 112,2 tỷ đồng, trong đó mức tăng chủ yếu là do nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm chung với doanh thu là 2,6 tỷ đồng VN.
Sở dĩ, tỷ trong doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm TS - KT đã giảm dần trong những năm gần đây nguyên nhân chính là do sự thay đổi về chiến lựợc phát triển trong ngành và ngoài ngành, sản phẩm thế mạnh của công ty là bảo hiểm thiết bị điện tử đã có tốc độ tăng trưởng giảm dần, có chiều hướng tiệm cận với tôc độ phát triển mạng lưới của ngành Bưu chính Viễn thông. Các đơn vị trong ngành BCVT khi chuyển sang cổ phần hoá, hạch toán sẽ chặt chẽ hơn, vì thế việc giảm chi phí sẽ là tất yếu. Do đó sẽ có sự cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm bảo hiểm với các điều khoản hợp lý hơn. Vì thế, PTI có thể có nguy cơ mất dần thị trường này.
Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải của PTI lại rất thấp, luôn chiếm tỷ trong rất nhỏ trong tổng doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp (thường chỉ khoảng 9%). Hàng năm, doanh thu nghiệp vụ bảo hiểm này tăng không đáng kể, do PTI chưa chú trong phát triển nghiệp vụ bảo hiểm hàng hải, nên khả năng cạnh tranh về nghiệp vụ bảo hiểm này trên thị trường là rất yếu.
2.3.3. Hệ thống phân phối
Năm 1998, khi công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu Điện mới thành lập, cơ cấu tổ chức của công ty chỉ bao gồm một văn phòng chính tại Hà Nội (2 phòng chức năng và 3 phòng vừa khai thác vừa quản lý), 1 chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay công ty đã có 22 chi nhánh tại các thành phố trên toàn quốc.
- Miến Bắc: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội, Thanh Hoá.
- Miền Trung: Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Đắc Lắc, Khánh Hoà.
- Miền Nam: Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, An Giang, Cần Thơ, Cà Mau.
Trụ sở chính nằm của công ty nằm tại địa bàn Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư, phương tiện, doanh nghiệp, nên sẽ có nhiều lợi thế trong khâu khai
thác và quản lý. Năm 2007, doanh thu bảo hiểm gốc của toàn công ty là 292,9 tỷ đồng, trong đó chi nhánh Hà Nội chiếm 24%, Hồ Chí Minh chiếm 33%. Đà Nẵng chiếm 6%, Hải Phòng chiếm 5%, Cần Thơ chiếm 4%, Đắc Lắc chiếm 5%...Như vậy doanh thu lớn nhất vẫn là 2 thành phố lớn là hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm trên 50% doanh thu của doanh nghiệp.
Số lượng đại lý của PTI liên tục tăng trong những năm qua, sau đây là bảng thống kê số lượng đại lý trong những nănm gần đây
Bảng 10: Thống kê số lượng đại lý giai đoạn năm 2003 - 2007
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Số ĐL 501 893 1680 1900 2400
(Nguồn: Số liệu phòng quản lý đại lý)
Hiện nay, PTI đứng thứ tư về mạng lưới chi nhánh với 22 đơn vị trực thuộc trải dài trên khắp đất nước. Hiện tại công ty đang sử dụng hệ thống tổng đại lý và đại lý rông khắp để hỗ trợ cho hoạt động bán hàng. Công ty đã xây dựng được hệ thống 290 tổng đại lý và 2400 đại lý trên toàn quốc.
Nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống bán hàng trực tiếp trong hoạt động bảo hiểm, PTI có kế hoạch hợp tác với tổng công ty Bưu Chính Việt Nam để sử dụng trên 15.000 bưu cục của Tổng Công ty làm đơn vị đại lý bán bảo hiểm cho PTI. Sau khi các bưu cục chính thức trở thành đại lý của PTI, thì số lượng đại lý của PTI sẽ lên đến con số 17.400 với mạng lưới phủ khắp toàn quốc, không những tập trung ở các thành phố lớn mà còn tới tận vùng sâu, đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng tiềm năng, đặc biệt các khách hàng cá nhân. Bên cạnh việc tăng hiệu quả kinh doanh và qui mô của hệ thống, việc kết hợp đại lý với các bưu cục còn là một phương thức ưu việt, tiết kiệm hơn nhiều so với việc xây dựng mới đại lý. Đây sẽ là nhân tố quan trọng quyết định đến doanh thu và lơị nhuận của công ty trong những năm tới và về lâu dài, sẽ là thế mạnh cạnh tranh của công ty so với các DNBH khác.
Việc triển khai xây dựng hệ thống đại lý của PTI chậm hơn so với một số doanh nghiệp trên thi trường như: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI và Pjico, nhưng hiện nay danh sách đại lý của PTI hiện nạy cũng đã phủ khắp các tỉnh thành trên mọi miền đất nước. Tuy số lượng đại lý là khá nhiều, song chất lượng và hiệu quả hoạt động lai chưa cao, doanh thu phí bảo hiểm so với một số DNBH khác còn thấp hơn rất nhiều. Nguyên nhân là do, PTI chưa thực sự chưa trong tới khâu đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, tư vấn bảo hiểm. Có đào tạo thì chỉ tập trung ở khu vực tổng công ty, còn các chi nhánh thì chưa được quan tâm nhiều. Hơn nữa chi phí dành cho việc đào tạo còn rất hạn hẹp, vì thế chưa nâng cao được chất lượng hệ thống đại lý của doanh nghiệp. Đó là điểm yếu về khả năng canh tranh của PTI so với một số DNBH hàng đầu trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ.
Bên cạnh hình thức phân phối sản phẩm chính là qua hệ thống đại lý, PTI cũng tiến hàng phân phối qua hàng loạt các ngân hàng như: Ngân hàng Công Thương, ngân hàng đầu tư và phát triển, VIP Bank, VB Bank... Sự liên kết giữa bảo hiểm và ngân hàng sẽ tạo ra lợi ích cho đôi bên: ngân hàng sẽ thu thêm được một khoản lợi nhuận, còn DNBH sẽ phân phối thêm được nhiều sản phẩm hơn, gia tăng thị phần của doanh nghiệp. Vì thế, việc phân phối qua hình thức này có hiệu quả cũng khiến cho PTI tăng được khả năng canh tranh của mình trên thị trường, do đó PTI cũng đang chú trọng tới hình thức phân phối này.
2.3.4. Bạn hàng
Bạn hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng lâu dài đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp bảo hiểm. PTI được sáng lập bởi 7 cổ đông lớn, trong đó cổ đông với số vốn góp lớn nhất là Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam - VNPT Group, với số vốn góp ban đầu là 28.7 tỷ đồng VN, và tính đến thời điểm 31/12/2007 số vốn góp của Tập đoàn đã tăng lên 40.18 tỷ đồng VN (chiếm 38.27% vốn điều lệ của DNBH PTI). Đồng thời, VNPT cũng là một khách hàng lớn của chính DNBH PTI, sản phẩm chính mà PTI cung cấp cho VNPT đó là sản phẩm bảo hiểm thiết bị thiện tử. DNBH PTI có lợi thế hơn một số doanh nghiệp bảo hiểm khác đó là PTI có các cổ đông lớn, đồng thời lại là khách hàng
trung thành của mình. Hàng năm, VNPT mua sản phẩm bảo hiểm của PTI với giá trị rất lớn, tạo ra nguồn doanh thu rất thường xuyên và ổn định cho công ty. Đặc biệt, trong cuối năm 2007 vừa qua, VNPT cũng đã lựa chọn PTI cùng với DNBH Bảo Việt Việt Nam để mua bảo hiểm cho dự án phóng vệ tinh VINASAT với mức bảo hiểm trị giá lên tới 170 triêụ USD, đã tạo ra doanh thu lớn cho PTI.
Bên cạnh đó, Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam -Vinaconex cũng là khách hàng lớn của công ty, sản phẩm chủ yếu mà PTI cung cấp cho Vinaconex đó là các sản phẩm bảo hiểm hàng hoá xuất - nhập khẩu, bảo hiểm hàng hoá vận chuyển chuyển nội địa…
Ngoài ra, một số cổ đông khác cũng là khách hàng thường xuyên và trung thành của DNBH PTI như: Bưu chính Viễn thông Cokyvina, công ty xây dựng Hà Nội…
Công ty cổ phần bảo hiểm Bưu Điện có các cổ đông lớn đồng thời là khách hàng trung thành của mình, do đó doanh thu phí bảo hiểm của doanh nghiệp luôn rất ổn định. Đây được coi là nhân tố có ảnh hưởng lâu dài giúp cho PTI nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.
2.3.5. Nguồn lực con người
Hiện nay, cơ cấu tổ chức của PTI đã có những sự thay đổi phù hợp hơn, và được phân ra rõ ràng giữa khối kinh doanh và khối quản lý. Bộ máy quản lý của công ty hiện nay được tổ chức theo mô hình ma trận, các chi nhánh được hạch toán một cách độc lập với các Giám đốc và phó Giám đốc riêng. Mỗi chi nhánh cũng có các phòng nghiệp vụ và đựơc quản lý trực tiếp bởi người đứng đầu chi nhánh đó.
Sau đây là cơ cấu nguồn lao động của công ty bảo hiểm PTI (tại Hà Nội) theo trình độ học vấn:
Bảng 7: Cơ cấu lao động theo trình độ học vấn
Loại lao động Số lượng Tỷ lệ %
Đại học Trung cấp Lao động phổ thông 395 98 47 71.82 17.82 8.54 Tổng số 550 100
(Nguồn: Công ty Bảo hiểm Bưu Điện)
PTI đã phát triển đội ngũ trên 500 cán bộ nhân viên làm việc tại Hà Nội, trong đó trình độ đại học và trên đại học là khá cao (80%). Số lượng lao động trong độ tuổi từ 30 - 40 tuổi chiếm đa số( 70%), lao động trên tuổi 50 chiếm khoảng 5%, còn lại là lao động trẻ, tuổi từ 20 đến 30. Đội ngũ cán bộ nhân viên này đa số là còn trẻ và có trình độ nhưng trình độ chuyên môn về lĩnh vực bảo hiểm lại chiếm tỷ trọng không cao, mà đa số là được đào tạo từ các ngành nghề khác hoặc được chuyển từ ngành Bưu chính Viễn thông sang. Chính vì vậy việc đào tạo nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên làm việc cho công ty là hết sức quan trọng.
Thời gian qua PTI cũng đã khá quan tâm đến điều này, công ty đã cử các cán bộ công nhân viên tham gia các khoá học đào tạo nghiệp vụ và kỹ năng bán hàng để nâng cao nghiệp vụ, làm việc một cách hiệu quả hơn. PTI tài trợ 100% học phí học cao học, học chứng chỉ Bảo hiểm Enrif ở Úc. Đồng thời, hàng năm công ty cử cán bộ tham gia hội thảo nghiệp vụ tái bảo hiểm ở nước ngoài, tổ chức các buổi hội thảo, đào tạo về nghiệp vụ nâng cao trình độ nhiệp vụ của đại lý để công tác khai thác có hiệu quả hơn. Bộ phận giám định của công ty