Chuyên gia kinh tế John Waz phụ trách thị thường Châu Á của Tập đoàn City Group của Mỹ đưa ra nhận xét: “vào thời điểm này tính lưu động của hệ thống tài chính Nhật Bản đang hướng vào thị trường trong nước, vào việc cổ phần hóa. Trên thực tế, nếu mục tiêu lamjphats ở mức 2% đạt được thì việc bắt đầu mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài sẽ có một làn sóng mới”. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhật Bản, các nhà đầu tư Nhật Bản ngoài thị trường trong nước có khả năng sẽ tập trung vào thị trường chứng khoán của Châu Á – thị trường sự đoán có khả năng đạt tăng trưởng cao nhất thế giới, mang lại nguồn lợi béo bở cho các nhà đầu tư nước ngoài. Mặt khác, Ngân hàng Nhật Bản đang cho một loạt nước Đông Nam Á trong đó có Thái Lan, Indonesia vay tiền với lãi suất thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do vậy, việc mở rộng s ang thị trường Châu Á, không phải là một kết hoạch mới mẻ, nhưng nó chứng tỏ sự hấp dẫn của thị trường Châu Á đối với các nhà đầu tư Nhật Bản vốn lâu nay vẫn coi trọng thị trường này.
Sự tăng trưởng của thị trường chứng khoán và khuynh hướng hạ thấp lãi suất của Ngân hàng của các nước Châu Á với mục đích giảm tỷ lệ lạm phát cũng trở thành bài toán cho các nhà đầu tư Nhật Bản.
Không chỉ dư luận trong nước, mà còn có cả dư luận ngoài nước lo ngại về chính sách Abenomics sẽ có những ảnh hưởng nào đó tới các nước trên thế giới. Chính sách này cuối cùng có thành công hay không thành công còn quá sớm để kết luận. Do vậy, Hàn Quốc đã tỏ ý lo ngại về chính sách này, trong trường hợp chính sách này bị thất bại thì đầu tư của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ giảm, hoạt động xuất khẩu của Hàn Quốc sẽ bị phá vỡ, có khả năng sẽ gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế Hàn Quốc.
Một chuyên gia kinh tế của Mỹ phân tích rằng: “chính s ách Abenomics có hai mặt. Nếu chính sách được thực hiện thành công thì các công ty của Nhật sẽ làm cho lực cạnh
tranh của các công ty Hàn Quốc giảm, cũng là mối lo ngại của Hàn Quốc. Còn nếu chính sách thực hiện thành công một nửa cũng không thể nói là có lợi cho Hàn Quốc”
- Asean: nhân tố then chốt trong chiến lược Abenomics
Bốn ngày sau khi liên minh giữa LDP và Đảng Công Minh giành thắng lợi và kiểm soát Thượng viện, Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành chuyến thăm 3 mước thành viên Asean là Singapore, Maylaysia và Philipines. Việc ông Abe tiếp tục chọn các quốc gia Asean là điểm đến ngay sau thắng lợi chính trị trong nước cho thấy tầm quan trọng của khu vực này trong chiến lược phát triển cũng như đối ngoại của Nhật Bản dưới thời thủ tưởng Abe. Trong Asean, Philippines, Singapore, Malaysia không chỉ là những nền kinh tế hàng đầu mà còn có nhiều lợi ích song trùng với Nhật bản trong thời điểm này. Malaysia và Singapore là hai quốc gia đang tham gia đàm phán TPP, Hiệp định mà Nhật Bản đã chính thức đàm phán hôm 23/7, còn Philippines giống Nhật Bản ở chố hai nước cùng có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc.
Ngoài ra, Nhật Bản cũng tranh thủ tìm kiếm cơ hội mới, góp phần chấn hưng nền kinh tế thông qua hàng loạt các thỏa thuận hợp tác như cung cấp công nghệ xây dựng tuyến được sắt cao tốc nối liền Singapore trị giá hàng triệu USD cho Malaysia, kế hoạch chung với Singapore nhằm thúc đấy xuất khẩu cơ sở hạ tầng s ang một số quốc gia khác…
Song song với kinh tế, quan hệ an ninh – quốc phòng cũng là nội dung quan trọng trong các cuộc gặp giữa ông Abe và những người đồng cấp Asean. Dù thể hiện rõ mong muốn giải quyết hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, việc Nhật Bản cam kết hỗ trợ quân sự cho Philippines và nâng cao hợp tác quốc phòng với các nước Asean cũng cho thấy Nhật Bản đang muốn tìm hướng liên minh với các nước Asean để kiềm chế Trung Quốc cũng như tìm kiếm sự ủng hộ cho việc sửa đổi điều 9 Hiến pháp đang gây nhiều tranh cãi của nước này.
Nhờ kết quả ban đầu khá khả quan của chính sách Abenomics, Nhật Bản đang dần tiếp cận sâu hơn vào khu vực Asean, góp phần quan trọng trong nỗ lực khôi phục nền kinh
tế Nhật Bản sau 2 thập kỷ mất mát. Theo đó, nước này sẽ cung cấp công nghệ xây dựng đường sắt cao tốc và xử lý nước thải cho Malaysia và Singapore. Nhằm tăng cường gắn lợi ích kinh tế với Philippines, Nhật đã dành cho nước này một loạt ưu đãi như: nhận các y tá và hộ lý Philippines đến Nhật Bản làm việc, tăng các chuyến bay giữa hai nước, cung cấp khoản vay 10 tỷ Yên (khoảng 100 triệu USD) để giúp Philippines lập quỹ dự phòng đối phó với thiên tai. Bên cạnh đó, Nhật còn tuyên bố khoản vay cho Philippines để trang bị 10 tàu tuần tra cho Lực lượng Phòng vệ Bờ biển nước này.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, có vai trò địa chiến lược quan trọng, các quốc gia As ean đang trở thành địa bàn hấp dẫn để các cường quốc tăng cường ảnh hưởng. Nền kinh tế suy thoái trong s uốt 2 thập kỷ qua, cộng với chính s ách đối ngoại kém năng động khiến Nhật Bản không chỉ đánh mất vị thế nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới của mình vào tay Trung Quốc mà còn bị Trung Quốc từng bước lấn át vai trò kinh tế và chính trị trong khu vực Asean. Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Abe được xem là nỗ lực mới giúp Nhật bản tìm lại ánh hào quang xưa. Tuy nhiên, kết quả không chỉ phụ thuộc vào quyết tâm của ông Abe và các nước Asean mà phụ thuộc chính vào thành công của chính sách Abenomics về kinh tế, nỗ lực lấy lại vị thế kinh tế của Nhật Bản ở khu vực và thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sản xuất Nhật Bản thấp nhất 19 tháng
http://www.tin247.com/s an_xuat_nhat_ban_thap_nhat_19_thang-3-22045274.html
2. Thâm hụt thương mại Nhật Bản sẽ đạt mức kỷ lực trong năm 2013
http://viets tock.vm/2012/11/no-cong-nhat-ban-truoc-nguy-co-can-moc-1-trieu-ty-jpy- 772-247384.htm
3. Vì sao nợ công Nhật Bản vẫn ở ngưỡng an toàn
http://dangcongsan.vn/cpv/modules/news/newsdetail.aspx?co_id=30257&cn_id=488152
4. Nhật Bản sau cuộc bầu cử Hạ viện – thách thức đón chờ thủ tưởng mới
http://giaothongvantai.com.vn/quoc-te/201212/nhat-ban-sau-cuoc-bau-cu-ha-vien-thach- thuc-don-cho-thu-tuong-moi-161077/
5. Abenomics – canh bạc k hông chỉ của nước Nhật
http://vneconomy.vn/20130730082519869P0C99/abenomics-canh-bac-khong-chi-cua- nuoc-nhat.htm
6. Học thuyết kinh tế Abenomics
http://www.nhandan.com.vn/thegioi/tin-tuc/item/20813002-h%E1%BB%8Dc- thuy%E1%BA%BFt-kinh-t%E1%BA%BF-abenomics.html
7. Chính sách “Abenomics” cùng chiến lược “Ba mũi tên”
http://www.vietnamplus .vn/Home/Chinh-sach-Abenomics-cung-chien-luoc-3-mui- ten/20136/201039.vnplus
8. Phép thử cho chính sách Abenomics
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30671&cn_id=59802 6
9. Abenomics: bản sao lỗi của Reaganomics