II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẺ
c. Thẻ ATM Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Agribank.
Nam - Agribank.
Phát triển nghiệp vụ thẻ là tất yếu khách quan của xu thế liên kết toàn cầu; thực hiện đa dạng hoá dịch vụ và hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đối với các ngân hàng trong tiến trình hội nhập vào khu vực và thế giới, trong đó có NHNo&PTNT Việt Nam.
NHNo có mạng lưới chi nhánh rộng khắp với hơn 2,000 chi nhánh và gần 3 vạn cán bộ ngân hàng. Ngoài ra, NHNo đã thiết lập quan hệ đại lý với 850 ngân hàng tại 90 nước. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong nước và quốc tế.
So với các ngân hàng khác, NHNo&PTNT Việt Nam gia nhập thị trường Thẻ Việt Nam muộn hơn và là ‘‘người đi sau’’.
Sau 4 năm tham gia thị trường thẻ, ngân hàng đã phát hành được hơn 1,5 triệu thẻ, chiếm 17% thị phần thẻ trong tổng số gần 40 ngân hàng tham gia hoạt động thẻ tại Việt Nam. Ngân hàng này đang có mạng lưới chấp nhận thẻ tương đối rộng khắp, bao gồm 1.200 máy ATM và hàng nghìn thiết bị chấp nhận thẻ (POS), triển khai thành công dịch vụ trả tiền qua điện thoại với hai mạng di động khác đó là Vinaphone và Viettel Mobile.
7.Người dân hiểu gì về sản phẩm này.
Tiện ích của thẻ ngân hàng là dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt, nhưng trên 70% các giao dịch của khách hàng trên máy ATM hiện nay lại chỉ để rút tiền. Các ngân hàng hiện đang triển khai thanh toán dịch vụ, hàng hóa bằng thẻ như trả phí bảo hiểm, tiền điện, cước điện thoại cố định, điện thoại di động... tuy nhiên khách hàng sử dụng thẻ ngân hàng để thanh toán cho các dịch vụ này chỉ khoảng 30% trên tổng các giao dịch.
+ Người thích, kẻ không.
Việc chuyển lương qua tài khoản giúp cho nhiều người khi có nhu cầu sử dụng mới rút để tiêu xài và làm quen với dịch vụ NH. Tuy nhiên khi lương được chuyển vào tài khoản thì phải mất khoảng 1-3 ngày sau mới có tiền mặt trong tay thành ra khi có nhu cầu chi tiêu ngay sau ngày công ty phát lương quả thật rất bất tiện cho những người nhận lương qua thẻ.
+ Chưa quen mua sắm bằng thẻ.
Cùng với việc phát triển hệ thống ATM, các NH cũng chạy đua lắp đặt máy cà thẻ ở các điểm mua sắm, nhà hàng, khách sạn... Tuy nhiên, mặc dù số điểm chấp nhận thẻ (POS) đã tăng rất nhanh trong thời gian qua, doanh số thanh toán qua hệ thống này vẫn rất ì ạch.
Số liệu của Vietcombank TP.HCM cho thấy trong năm qua doanh số rút tiền từ máy ATM lên đến 1.000 tỉ đồng/tháng, trong khi doanh số thanh toán qua các điểm chấp nhận thẻ chỉ khoảng 5 tỉ đồng/tháng. Một trong những lý do khiến đa số người tiêu dùng không mặn mà với việc dùng thẻ trong thanh toán hằng ngày là các điểm lắp đặt máy POS không đồng đều, nơi có nơi không. Điều này dẫn đến tâm lý của nhiều người cho rằng yên tâm nhất khi đi ra ngoài đường vẫn là có ví tiền (mặt) trong túi.
Một trong những lý do người dân chưa thanh toán bằng thẻ là do tiện ích của thẻ ngân hàng chưa cao.
8.Các vấn đề còn tồn tại.
Từ thực trạng nêu trên có thể rút ra một số nhận xét.
Một là, các ngân hàng thương mại mới chỉ chú ý đến mặt số lượng thẻ, quy mô thẻ. Để cạnh tranh thu hút khách hàng, không ít ngân hàng thương mại tặng không thẻ cho khách hàng, tức là không thu phí phát hành thẻ, mà chi phí để sản xuất phôi thẻ và các chi phí khác có liên quan ít nhất cũng tới 30.000 đồng/thẻ. Tuy nhiên chất lượng dịch vụ thẻ thì không quan tâm đúng mức. Thậm chí việc phát hành miễn phí thẻ cho khách hàng nhưng họ có sử dụng hay không thì ngân hàng thương mại không cần biết.
Hai là, trình độ và chất lượng dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại Việt Nam đang đi sau so với đòi hỏi của thực tiễn và càng tụt hậu so với khu vực và quốc tế. Qua quá trình tuyên truyền, quảng bá, thuyết phục khách hàng,... thì nay đông đảo doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và cán bộ, công nhân, thậm chí là sinh viên đã nhận thấy tiện ích của dịch vụ thẻ, họ sẵn sàng chấp nhận dịch vụ này. Song tiện ích thực sự theo đúng bản chất của dịch vụ thẻ ATM thì các ngân hàng thương mại chưa bảo đảm. Các ngân hàng hiện nay cũng đang phải tính toán chi phí đầu tư máy ATM, máy POS (máy cà thẻ). Với cách đầu tư cục bộ, các ngân hàng phải bỏ ra chi phí lớn, bởi giá mỗi máy ATM khoảng 20.000 - 30.000 USD, giá máy POS khoảng 800 - 900 USD. Trong khi đó, nếu các ngân hàng hợp tác thì số lượng điểm chấp nhận thẻ sẽ tăng lên theo cấp số nhân. Chính vì các điểm chấp nhận thanh toán thẻ ngân hàng hiện nay vẫn còn hạn chế, sự bất cập khi chọn
phương thức thanh toán hàng hóa dịch vụ bằng thẻ ngân hàng đã khiến tình trạng rút tiền từ máy ATM trở nên phổ biến.
Ba là, chủng loại máy ATM, công nghệ dịch vụ thẻ của các ngân hàng thương mại nhập khẩu hay mua của các ngân hàng khác nhau, từ các quốc gia khác nhau, thế hệ máy khác nhau, nên khi kết nối thì trục trặc, kéo dài và chất lượng bất cập mà khách hàng là người phải gánh chịu đầu tiên. Chưa kể thẻ nhiều nhưng máy còn quá ít. Tính trung bình có tới 1.750 người chen chúc nhau sử dụng một chiếc máy ATM, một tỉ lệ quá nhỏ bé, chưa kể sự phân bố của hệ thống ATM là không đồng đều tại các địa phương cũng như tại các khu vực trong cùng một địa phương.
Bốn là, chưa tổ chức đồng bộ các khâu trong dịch vụ thẻ. Tức là chưa chú ý đến đào tạo trình độ chuyên môn cho cán bộ vận hành, bảo dưỡng, bảo trì và các dịch vụ khác có liên quan đến dịch vụ ATM.
Năm là, các ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn mới chỉ chú ý đến hoạt động tín dụng. Bởi vì lĩnh vực kinh doanh này đem lại 95% - 97% nguồn thu nhập cho nhiều ngân hàng thương mại. Trong khi đó, dịch vụ thẻ ATM chưa thu phí phát hành thẻ và chưa thu phí rút tiền mặt tại máy ATM, mà các ngân hàng thương mại mới kỳ vọng vào sử dụng tạm thời số dư tiền gửi không kỳ hạn với lãi suất thấp của chủ thẻ để trên tài khoản để cho vay mà thôi.
Đối với các ngân hàng thương mại số dư trên tài khoản thẻ không nhiều và thường biến động, nên nghiệp vụ thẻ đương nhiên là lỗ. Nên các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ và trung bình, cũng như hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần, phát triển dịch vụ thẻ mới có tính chất “phong trào” chứ chưa phải vì mục tiêu hiệu quả kinh doanh.
Ngay cả đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, may ra chỉ có Ngân hàng Ngoại thương là có lãi về nghiệp vụ thẻ, còn các ngân hàng thương mại khác của Nhà nước thì phải chờ ít ra 2-3 năm mới có thể nguồn thu bù đắp đủ chi phí, hiện nay đang lỗ. Bởi vậy, chất lượng dịch vụ thẻ không được các ngân hàng thương mại quan tâm.
Đặc biệt, khi một loạt các quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực như Malaysia, Đài Loan, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc... đang tích cực chuyển
sang loại thẻ thông minh theo chuẩn EMV có độ bảo an cao hơn, những kẻ tội phạm giả mạo thẻ đang có xu hướng chuyển hoạt động sang địa bàn Việt Nam, vì tuyệt đại đa số người Việt Nam đang sử dụng thẻ từ - loại thẻ dễ bị làm giả. Đứng trước nguy cơ này, nhiều ngân hàng Việt Nam dường như vẫn "bình chân như vại". Cũng đã có một số trường hợp kiện cáo vì bị mất tiền từ thẻ ATM.
Có thể trong một số trường hợp, lỗi thuộc về phía khách hàng nhưng cách giải quyết của nhiều ngân hàng nhiều khi chưa "thấu tình đạt lý". Đa phần trong các vụ kiện này, người sử dụng bị thua kiện vì ngân hàng luôn "nắm đằng chuôi". Công việc trang bị kiến thức bảo mật thẻ cho khách hàng dường như chỉ được thực hiện một cách qua loa và thiếu sự quan tâm đúng mức. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến tháng 11.2007, 30 ngân hàng có dịch vụ thanh toán thẻ đã phát hành hơn 8,28 triệu thẻ với 130 thương hiệu khác nhau, trong đó thẻ nội địa chiếm 93,87%. Cả nước hiện có khoảng 4.280 máy ATM, 22.959 máy thanh toán thẻ. Hiện đã có các liên minh thẻ được hình thành như Công ty Smartlink (25 thành viên), Liên minh thẻ Đông Á (5 thành viên)…