Nội dung – phương pháp bồi dưỡng:

Một phần của tài liệu skkn vấn đề chỉ đạo, phát hiện và tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi của trường tiểu học (Trang 25 - 32)

Nội dung:

Một số nguyên tắc cần quán triệt khi tổ chức các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi:

- Cần tôn trọng “ Nguyên tăc dân chủ” Và nguyên tắc “ Bình đẳng” trong giáo dục. Do đó, trang bị cho học sinh giỏi các tri thức kỷ năng, nội dung chung giống như học sinh bình thường cùng cấp học, lớp học trong hệ thống giáo dục.

- Tuy nhiên học sinh năng khiếu cũng có quyền được phát triển năng lực, thiên hướng, sở trường của mình.

Do vậy ngoài nội dung học tập phổ thông chung, học sinh giỏi cần phải được bồi dưỡng thêm một số giáo trình riêng, chuyên sâu để phát triển tiềm năng riêng.

Việc bồi dưỡng học sinh giỏi trở thành tài năng phải được tiến hành liên tục trong một thời gian dài mà năng khiều và tài năng có một khoảng cách rất xa, đó là khả năng sáng tạo. Đây cũng là chỉ tiêu đánh giá người tài.

- Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi cần hết sức tôn trọng nguyên tắc giáo dục cá biệt.

- Nội dụng học tập nhất là phương pháp giảng dạy học cần đặc biệt tôn trọng vai trò chủ động, sáng tạo tiếp thu, lĩnh hội tri thức, củng như vận dụng các tri thức, kỷ năng đã học để giải quyết các bài tập, cũng như các vấn đề nảy sinh trong thực tiển.

Phương pháp dạy học :

Muốn đào tạo học sinh năng khiếu thành những người tài năng: Thông minh trí tuệ phát triển, sáng tạo và giàu tính nhân văn thì ngoài nội dung dạy học phù hơp; Còn phải có phương pháp dạy học phù hợp. Đó là phương pháp dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm”.

Phương pháp dạy học “ Lấy học sinh làm trung tâm” là phương pháp mà người dạy phải coi người học là “ Trung tâm” là “Đối tượng”. Người học giữ vai trò chủ động, tích cực trong quá trình học tập. Bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy độc lập sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề.

Bản chất tự giải quyết vấn đề là: Người dạy phải tính đến nhu cầu và nguyện vọng của người học, đến các đặc điểm tâm, sinh lý và các cấu trúc tư duy của từng người học.

Thầy đóng vai trò là người định hướng, đạo diển quá trình dạy học :

“Người thầy bình thường chỉ biết chuyền đạt chân lý. Người thầy giỏi chủ yếu dạy cách tìm ra chân lý”.

Được học theo phương pháp tích cực, từ năm này đến năm khác, qua bao nhiêu lần làm để học, tìm hiểu để giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, chắc chắn học sinh biết cách làm, cách học, cách giải quyết vấn đề, cách ứng, xử lý thích nghi với cuộc sống.

“Làm dần dần trở thành”, “ biết làm” rồi “làm được” “ muốn làm” và cuối cùng “ Muốn tồn tại và phát triển” trong cộng đồng như một con người tự chủ, năng động và sáng tạo.

Quá trình học bao hàm quá trình tự học. Tự học là điều kiện tốt để phát triển tư duy độc lập, tư duy độc lập sẽ dẫn đến tư duy phê phán, khả năng phát hiện vấn đề rồi đến tư duy sáng tạo.

“ Học chữ - Học nghề – Học làm người”.

Học chữ là học kiến thức kĩ năng và tư duy, tư duy, kĩ năng và kiến thức đều quan trọng, nhưng tư duy là quan trọng hơn cả có ý nghĩa quyết định:

Tư duy tốt thì sẽ “ Học một, biết mười” tư duy là công nghệ để chế biến kiến thức thành sản phẩm tinh thần. Nhưng đây là công nghệ đặc biệt, càng đem kiến thức ra chế biến thành sản phẩm thì nguyên liệu không tiêu hao mà trái lại càng thêm phong phú vững chắc. Tư duy càng sắc sảo thì độ vững chắc trong lúc này càng gia tăng nhanh.

Năng lực tư duy là một bộ phận của nhân cách và có tác động qua lại với nhân cách. Muốn có khả năng tư duy nhanh, nhạy, chính xác thì ngoài nguyên liệu (kiến thức) ra phải có những phẩm chất như trung thực, khách quan, chính xác có động cơ trong sáng, yêu chân lý, yêu khoa học, có tư tưởng tiến công liên tục vào sự rốt nát, Kiên trì, nhẫn nại.

Cho nên, học, trước hết là học “ Tư duy” và dạy, trước hết là dạy “ Tư

duy” cái cốt lõi để dạy “ Chữ”, dạy “Làm người” và dạy “ Nghề”.

Nghề dạy học đòi hỏi hiểu sâu và rộng về tư duy hơn bất cứ một nghề nào khác.

Năng lực tự học của học sinh. Đây là vấn đề cực kỳ quan trong trong việc hình thành và phát triển nhân cách sáng tạo của học sinh.

Nếu cho rằng nội lực, nội sinh là nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học, thì năng lực tự học, sáng tạo có ý nghĩa vai trò quyết định trong toàn bộ quá trình hoạt động của học sinh. Vấn đề này cần được thầy và trò nhận thức đầy đủ theo tinh thần của nghị quyết Trung ương II.

Cần thấy rõ việc dạy và học có mục đích ở học, chứ không phải là mục đích ở dạy (lấy người học làm trung tâm ). Dạy và phân phối dạy chỉ là phương tiện nhằm đạt mục đích tạo nên năng lực sáng tạo của học sinh tự học cùng là phương tiện, nhưng trong quan hệ với dạy, phương tiện tự học cực kỳ quan trọng vì nó là nội sinh nội lực, phương tiện này yếu kém , thậm trí không hoạt động thì năng lực sáng tạo cũng mất .

Cho nên, trước hết cần tạo cho học sinh tinh thần tự giác trong tự học giúp học sinh tự học có kết quả.

Phương pháp tích cực cũng hình thành tính năng động sáng tạo cho học sinh.

Năng động sáng tạo là một phẩm chất thời đại, là một yếu tố cần có đối với con người trong giai đoạn phát triển mới. Con người năng động sáng tạo là không bị gò bó, phụ thuộc vào cái cũ, cái đang diẽn ra mà luôn luôn điều chỉnh cho thích hợp, tiếp nhận cái mới để thúc đẩy thế giới xung quanh.

Tính năng động sáng tạo vốn có trong bản chất của tuổi trẻ, nhưng điều muốn đặt ra ở đây là phải nâng cao, đẩy mạnh tạo thành một phẩm chất phổ biến của cả thế hệ mới dần dà trở nên đặc điểm truyền thống của cả dân tộc.

Một số hình thức bồi dưỡng khác:

- Ra báo tường cho từng khối, lớp , (đội tuyển) ? với nội dung được soạn thảo trước trong kế hoạch bồi dưỡng.

- Tổ chức kiểm tra tập dược mà nội dung là các đề thi của huyện, tỉnh, trường ( đề thi của các tỉnh, thành, bạn), đề thi Quốc gia của những năm trước đó để các em làm quen dần với nội dung, khối lượng kiến thức, mức độ yêu cầu của từng đề thi.

- Thăm quan, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm với các trường bạn trong huyện, trong tỉnh thành hoặc các tỉnh bạn...

* Kiểm tra và đánh giá và khen thưởng.

Kiểm tra, đánh giá:

- Kiểm tra và đánh giá phải dựa vào chất lượng và hiệu quả đạt được so với các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy cần phải đánh giá cả về tri thức, kỷ năng và thái độ, cả lý thuyết và thực hành, phải kết hợp đánh giá học tập của cả

lớp, cũng như từng học sinh ( nhằm cá thể hoá việc dạy học) để có kế hoạch kịp thời điều chỉnh quy trình dạy học.

Phải đánh giá kịp thời, khách quan chính xác.

Muốn thế phải sử dụng nhiều hình thức kiểm tra và đánh giá khác nhau. Cần xác định các tiêu chuẩn và các phương tiện kiểm tra đánh giá. Cần công bố nội dung kế hoạch kiểm tra trong năm học để học sinh có thể chủ động vạch kế hoạch học tập.

- Nội dung kiểm tra hạn chế cách ra bài nặng về kiến thức máy móc, khuyến khích cách ra bài nhằm nâng cao năng lực tìm tòi sáng tạo của học sinh .

Tổ chức đánh giá thi đua khen thưởng:

Đánh giá sơ kết tổng kết, tiến hành khen thưởng là một nhiệm vụ rất quan trọng của công tác bồi dưởng học sinh giỏi. Trong chỉ đạo phải có sự thống nhất từ phần quyết định mức thưởng, hình thức tổ chức thưởng, thời gian thưởng sao cho có tính khích lệ động viên kịp thời giáo viên và học sinh, chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua của giáo viên. Đây là một động lực thúc đẩy mạnh trong việc nhận thức về bồi dưỡng học sinh giỏi và củng từ đây các nhà giáo nhận thấy rằng mình phải tự nâng cao nghiệp vụ, tăng cường bồi dưỡng tri thức làm cho làm cho kiến thức không bị xói mòn. Như vậy thi đua khen thưởng đúng sẽ tạo một tác động khách quan đến lao động sư phạm là đưa lao động sư phạm đi vào chiều sâu và có trí tuệ cao. Để có thể thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi theo các biện pháp nói trên rất cần một nguồn kinh phí chi cho việc này vì vậy hiệu trưởng nhà trường phải vạch ra trong chi tiêu một lượng kinh phí thích hợp chi cho lĩnh vực bồi dưỡng học sinh giỏi.

5. Kết quả :

Nhờ làm tốt công tác phát hiện, tuyển chọn, bồi dưỡng mà hiện nay trường tiểu học Thống Nhất cosoos lượng học sinh giỏi cấp huyện và cấp tỉnh tương đối cao. nhiều em đạt giải nhất, nhì trong các kỳ thi văn hoá và thể chất. Quaviệc bồi dưỡng học sinh giỏi chất lượng đội ngũ giáo viên cũng được

nâng lên rõ rệt : 100 % CBGV đều nhận thức được vị trí vai trò , tầm quan trọng của công tác mũi nhọn. Thấy được muốn làm tốt công tác này phải thực hiện tốt kế hoạch tuyển chọn , bồi dưỡng , phương pháp dạy sát đối tượng và quan trọng hơn là nhận thức được giáo viên phải không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ phấn đấu có trò giỏi trước hết phải có thầy giỏi .

Kête quả rhu được : Đội tuyển học sinh giỏi nhà trường có 40 học sinh ( Chiếm tỉ lệ 10 % ) đã có 29 em đạt giải tỉ lệ đạt được là 73%. cụ thể kết quả như sau :

TT Họ và tên Giải cấp huyện Giải cấp tỉnh 1 Lê Thị Ngân Khuyến khích tập viết

2 Nguyễn thị Ngàn Khuyến khích Mỹ thuật 3 Lý thị Phương Khuyến khích Mỹ thuật 4 Lê thị Vân Anh Giải ba văn hoá

5 Nguyễn khánh Linh Giải ba văn hoá

6 Lê Thuỳ Linh Giải nhì văn hoá

7 Hoàng Thanh Bình Giải nhì văn hoá

8 Kỳ Thanh Tuyến Giải nhì văn hoá

9 Trần Thuỳ Linh Giải khuyến khích

10 Lê Văn Nguyên Giải ba vă hoá

11 Phạm văn Hưng Giải nhất cờ vua 12 Phạm Thị Hồng Giải nhìcờ vua

13 Lê Anh Hải Giải nhìTDTT

14 Trần Tuấn Anh Giải nhì TDTT

15 Nguyễn khánh hoà Giải ba văn hoá

16 Bùi Tuấn Thanh Giải ba văn hoá

17 Lê Thị Thuý GiảiKhuyến khích

18 Trần Mạnh Cường Giải KK văn hoá

19 Lê Duy Khánh Giaỉ KK văn hoá

20 Lê Hồng Chánh Giải KK văn hoá

21 Nguyễn Tiến Thành Giải nhất văn hoá 22 Bùi Ngọc Trang Giải ba văn hoá 23 Lê Quang Sơn Giải KKvă hoá 24 Nguyễn Ngọc Anh Giải KK văn hoá 25 Hà Duyên Dũng Giải nhất TDTT 26 Vũ Lê Công Giải nhất TDTT 27 Nguyễn Đức Duy Giải ba TDTT 28 Đỗ Văn Quang Giải ba TDTT 29 Lý Thị Phương Giải KK TDTT

Về phía giáo viên : Năm học này có :

- Có 02 giáo viên giỏi cấp tỉnh - Có 02 giáo viên giỏi cấp huyện

- Có 15 giáo viên giỏi cấp trường .

Một phần của tài liệu skkn vấn đề chỉ đạo, phát hiện và tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi của trường tiểu học (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w