khoẻ nhân dân, có những cống hiến cho cộng đồng.
15. Tạo ra những phong trào có tính chất tình nguyện để các cơ sở y, dược tư nhân tham gia đóng góp trong khả năng có thể.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝHÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN HÀNH NGHỀ Y, DƯỢC TƯ NHÂN
1. Cần tăng cường hơn nữa khả năng phối kết hợp giữa Phòng y tế- trung tâm y tế- các ban, ngành đoàn thể trong toàn huyện như: Đài truyền
thanh, hội Chữ thập đỏ, công an huyện, chính quyền 16 xã, thị trấn...nhằm làm cho công tác quản lý được toàn diện, kịp thời hơn.
2. Cần đưa ra được các giải pháp khắc phục những hạn chế đã và đang tồn tại trong công tác quản lý hiện nay với cách thức hạn chế nào có giải pháp đấy, làm cho y, dược tư nhân thực sự trở thành nguồn đóng góp mạnh mẽ vào việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cộng đồng và phát triển kinh tế- xã hội của từng địa phương và trong toàn huyện.
3. Tuỳ theo đặc điểm riêng có của huyện mà có sự bố trí, sắp xếp nhân sự trong hoạt động quản lý sao cho phù hợp, theo đó mỗi địa phương trong huyện lại căn cứ vào đặc điểm của mình mà có sự sắp xếp hợp lý.
4. Cần tìm kiếm thông tin chi tiết về số lượng và hoạt động của những người hành nghề y, dược tư nhân từ đó có những kế hoạch cho các giai đoạn khác nhau trước mắt và lâu dài.
5. Phòng y tế huyện Từ Liêm là cơ quan chuyên môn quản lý lĩnh vực y tế trên địa bàn huyện, trực thuộc UBND huyện. Do vậy Phòng y tế có vai trò quan trọng chính trong công tác quản lý Nhà nước về hành nghề y, dược tư nhân của huyện. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ do UBND huyện và thành phố giao, phòng cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc phối hợp hành động với các phòng, ban trong Uỷ ban và với các cơ quan, tổ chức liên quan để công tác quản lý của mình được tốt nhất.
6. Cán bộ nhân viên trong phòng phải thường xuyên báo cáo tình hình thực hiện công việc cho lãnh đạo phòng cũng như trao đổi các công việc với đồng nghiệp để cùng tháo gỡ những khó khăn trong công tác chuyên môn, tránh trường hợp thiếu người đó thì người khác công việc không thể giải quyết.
7. Đẩy mạnh hơn nữa công tác cải cách hành chính và phân công công việc cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận, từng cá nhân, thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh.
8. Về biên chế nhân sự, so với các phòng ban khác trong Uỷ ban và so với khối lượng công việc cần giải quyết thường xuyên thì hiện nay Phòng y tế đang thiếu nhân sự, vì vậy cán bộ trong phòng vẫn thường xuyên phải kiêm nhiệm nhiều việc khác nhau nên trong nhiều trường hợp không đạt hiệu quả công việc như mục tiêu đã định. Cần tìm kiếm người phù hợp bổ sung cho phòng Y tế để công viẹc được qiải quyết nhanh chónh hơn, thuận lợi hơn, giải quyết nhanh nhất các công tác hành chính.
9. Đưa ra những kiến nghị với Uỷ ban nhân dân để được cấp thêm nguồn kinh phí tài chính cho các hoạt động của Phòng được diễn ra thường xuyên, không bị trì hoãn do thiếu kinh phí gây ra.
Trên đây là một số kiến nghị, đề xuất do tôi rút ra từ trong quá trình tìm hiểu, quan sát hoạt động của Phòng y tế huyện Từ Liêm trong suốt quá trình thực tập của mình. Muốn đạt hiệu quả hơn nữa trong công tác quản lý hành nghề y, dược tư nhân nói riêng, quản lý ngành y tế nói chung cần tập chung giải quyết những tồn tại trên, đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp để công tác quản lý đạt hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Phát triển hệ thống y tế toàn diện, rộng khắp là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, từ mục tiêu làm cho tất cả mọi người được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ đến mục tiêu đạt chất lượng phục vụ cao nhất, đáp ứng yêu cầu của nhân dân. Trong suốt những năm qua, y tế Từ Liêm đã đóng góp không nhỏ vào hoạt động chăm sóc sức khỏe chung của thành phố Hà Nội, đã hình thành mạng lưới y tế rộng khắp trải khắp các xã, thị trấn trong toàn huyện, trung bình mỗi xã có khoảng 20 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân đang hoạt động.
Thị trấn Cầu Diễn là nơi có hệ thống y tế tư nhân phát triển mạnh mẽ nhất, hiện đang có 34 cơ sở y, dược đang hoạt động thường xuyên, những năm gần đây nhờ công tác quản lý tốt tình trạng hoạt động không giấy phép không còn diễn ra. Hoạt động của các cơ sở này rất công khai và thường xuyên.
Tuy còn một số hạn chế nhất định do những yếu tố khách quan và những bất cập, khó khăn trong quá trình quản lý chưa thực sự khoa học mang lại. Do vậy, để hệ thống y, dược tư nhân thực sự phát huy vai trò của mình trong hệ thống y tế, chia sẻ gánh nặng cho y tế Nhà nước cần thiết phải có sự phối hợp giứa các ban ngành, đoàn thể và có sự linh hoạt trong sử dụng các biện pháp đối với từng đối tượng khác nhau cho phù hợp. Có như vậy thì công tác xã hội hoá hoạt động y tế mới mang lại hiệu quả như mục tiêu đã đề ra trong chủ trương của Đảng và Nhà nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành.
2. Quyết định số 1601/2008/ QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện ngày 06/5/2008.
3. Quyết định 334/2007/ QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà nội về việc thành lập Phòng y tế thuộc Uỷ ban nhân dân quận, huyện ngày 24/01/2007
4. Giáo trình Quản lý Nhà nước về văn hoá- Giáo dục- Y tế, Học viện Hành chính Quốc Gia,2003.
5. Thông tư 07/ 2007/ TT-BYT ngày 25/5/2007 của Bộ Y tế hướng dẫn về hành nghề y, y học cổ truyền và trang thiết bị y tế tư nhân.
6. Báo cáo hoạt động hành nghề y, dược tư nhân năm 2007,2008 của Phòng Y tế huyện Từ Liêm.