Hoạt động tín dụng 30

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin tổ chức phát hành Vietcombank.pdf (Trang 31 - 33)

IV. HOẠT ĐỘNG KINH DOANH BAN ĂM TRƯỚC CỔ PHẦN HÓA 29 

1.2.Hoạt động tín dụng 30

1. Hoạt động kinh doanh 29 

1.2.Hoạt động tín dụng 30

1.2.1.Chính sách tín dng

Trong giai đoạn 2001-2006, dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh, đặc biệt là năm 2002 khi có chủ trương bứt phá tín dụng. Dư nợ tín dụng tăng trung bình 32,7%/năm. Dư nợ cho vay tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tín dụng vẫn được NHNT quan tâm hàng đầu. Bằng việc áp dụng một số mô thức quản lý mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng, số nợ xấu và tỷ lệ dư nợ xấu trong tổng dư nợ cho vay đã liên tục giảm. Đến 31/12/2006, tỷ lệ này còn 2,28% so với tỷ lệ 2,44% của năm 2005 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về phân loại và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (Quyết định 493).

Nhìn chung, cơ cấu tín dụng của NHNT hiện được phân bổ khá hợp lý: (i) dư nợ theo mặt hàng/lĩnh vực đầu tư hợp lý: tổng dư nợ cho vay của 10 mặt hàng/lĩnh vực đầu tư lớn nhất của NHNT chiếm khoảng 40% so với tổng dư nợ và không có mặt hàng/lĩnh vực đầu tư nào có tỷ trọng dư nợ trên 10%; (ii) khu vực đầu tưđược chỉđạo tập trung hơn cho các khu vực kinh tế phát triển; (iii) mảng tín dụng bán lẻđược mở rộng tại các khu vực đô thị và thành phốđông dân cư…

Tuy nhiên, yêu cầu đa dạng hóa thành phần khách hàng theo hướng tăng tỷ trọng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và cho vay bán lẻ cần được tiếp tục triển khai cho năm 2007 và các năm tiếp theo.

Giai đoạn 2004-2006: do tập trung nguồn lực và thời gian cho việc triển khai áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong lĩnh vực quản trị rủi ro, nên NHNT thực hiện chủ trương tăng trưởng tín dụng thận trọng hơn. Các chính sách tín dụng trong giai đoạn này bao gồm:

Áp dụng quy trình tín dụng mới theo tiêu chuẩn quốc tế: tách bạch hoạt động quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro và xử lý tác nghiệp.

Mở rộng cho vay với các nhóm khách hàng mà hoạt động kinh doanh có độ an toàn cao; hạn chế cho vay đối với nhóm khách hàng hoạt động kinh doanh có độ rủi ro lớn, kém hiệu quả. Tận dụng cơ hội phát triển tín dụng tại các khu vực có môi trường kinh tế thuận lợi; áp dụng chính sách cho vay thận trọng tại các khu vực kinh tế chưa phát triển đồng đều, ổn định. Mở rộng cho vay đối với các ngành kinh tế mũi nhọn, mặt hàng có thị trường tiêu thụ ổn định; cho vay thận trọng đối với các mặt hàng có nhiều biến động về thị trường, giá cả. Sau khi hoàn thiện việc cơ cấu lại tổ chức quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, NHNT chủ trương đẩy mạnh hoạt động tín dụng trong năm 2007 và các năm tiếp theo.

Bảng 4: Tình hình dư nợ của NHNT 2001-2006

Đơn vị: tỷ VND

Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006

Dư nợ 16.476 29.390 42.368 53.604 61.044 67.742

Nguồn: Phương án cổ phần hóa.

Tăng trưởng tín dụng trong các năm qua có các đặc điểm như sau:

ƒ Với chính sách tập trung cho các khu vực phát triển năng động về kinh tế, tại các khu vực thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và miền Đông Nam Bộ có tốc độ tăng trưởng cao hơn. ƒ Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với nhóm khách hàng DNNN trong tổng dư nợ có xu hướng

giảm dần, tỷ trọng của nhóm khách hàng doanh nghiệp ngoài quốc doanh và cá thể có xu hướng tăng dần.

ƒ Tăng trưởng tín dụng với tốc độđồng đều đối với VND và ngoại tệ. ƒ Tăng trưởng đồng đều đối với tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn.

1.2.3.Tình hình phân loi n, trích lp và s dng d phòng để x lý ri ro tín dng

Căn cứ quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN ban hành “Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng” (Quyết định 493), số liệu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro (tính riêng cho Công ty thành lập theo Luật Tổ chức tín dụng tại Việt Nam gồm NHNT và Công ty cho thuê tài chính NHNT) đến ngày 31/12/2006 được trình bày chi tiết tại Bảng 5.

Bảng 5: Chất lượng hoạt động tín dụng của NHNT Đơn vị: triệu VND Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Tổng dư nợ 53.604.547 61.043.981 67.742.519 Các khoản NQH trong đó: 1.311.477 1.145.846 808.721 − NQH dưới 181 ngày 492.397 566.909 398.872 − NQH từ 181 đến 360 ngày 332.312 189.736 128.416 − Nợ khó đòi 486.768 389.201 281.433 Các khoản NQH có tài sản đảm bảo 504.824 648.117 262.684 Tỷ lệ dư nợ gốc quá hạn trên tổng dư nợ 2,53% 1,88% 1,19% Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ (theo Quyết định 493) Chdưụa áp ng 3,44% 2,28%

Bảng 6: Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tại thời điểm 31/12/2006 theo Quyết định 493 của NHNN Đơn vị: triệu VND Nhóm nợ Giá trị của các khoản nợ* DPRR cụ thể phải trích lập DPRR chung phải trích lập Tổng DPRR phải trích lập Nhóm 1 107.751.917 860.133 1.871.569 Nhóm 2 6.114.950 216.831 Nhóm 3 343.941 43.659 Nhóm 4 473.630 188.983 Nhóm 5 806.433 561961 Tổng cộng 115.490.873 1.011.436 860.133 1.871.569

Nguồn: Báo cáo kiểm toán; Ghi chú: (*) bao gồm nợ nội bảng và cam kết ngoại bảng.

Như vậy, nếu theo tiêu chí phân loại nợ theo Quyết định 493, nợ xấu của NHNT (bao gồm nợ được phân loại từ nhóm 3 trở lên) là 1.624.004 triệu VND, chiếm 2,66% tổng dư nợ nội bảng (tính đến 30/11/2006, theo Quyết định 493).

Tổng số DPRR NHNT phải trích lập tính đến thời điểm 31/12/2006 là 1.871.569 triệu VND (trong đó 1.011.436 triệu VND là dự phòng cụ thể và 860.133 triệu VND dự phòng chung). Số dư DPRR NHNT đã trích lập đến ngày 31/12/2006 là 1.568.616 triệu VND. Năm 2006, NHNT đã trích đủ dự phòng rủi ro cụ thể theo yêu cầu và trích được 64,78% quỹ dự phòng rủi ro chung theo quy định của NHNN, trong vòng 5 năm, kể từ ngày Quyết định 493 có hiệu lực (tháng 5/2005), TCTD phải thực hiện trích lập đủ số dự phòng chung.

NHNT đã sử dụng dự phòng để xử lý tổng số rủi ro luỹ kế từ năm 1996 đến ngày 31/12/2006 khoảng 4.467 tỷ VND. Trong đó, nợ tín dụng 4.195 tỷ VND, L/C quá hạn từ thời bao cấp 146 tỷ đồng, rủi ro khác 126 tỷ VND. Sau khi xử lý nợ tín dụng bằng dự phòng, NHNT đã xây dựng phương án thu hồi nợ và tích cực tận thu cho Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Bản công bố thông tin tổ chức phát hành Vietcombank.pdf (Trang 31 - 33)