Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng Nhà nước Ban hành văn bản QPPL: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sâu sát

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam.doc (Trang 63 - 65)

- Dư nợ bình quân 1.546 2.652 2.775 2.977 2

3.3.2.1.3.Nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tín dụng Nhà nước Ban hành văn bản QPPL: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sâu sát

Ban hành văn bản QPPL: Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sâu sát hơn nữa đến các Bộ, ngành có liên quan trong việc ban hành văn bản hướng dẫn được kịp thời, không để tình trạng “nghị định chờ thông tư” như trong thời gian qua, đây là một trong những nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Các chương trình mục tiêu của Chính phủ: Kế hoạch phát triển kinh tế theo các ngành nghề, lĩnh vực phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã

hội, thể hiện rõ nét định hướng dài hạn, không nên thay đổi hàng năm, dàn trải, bởi điều này không chỉ gây ra nhiều lung túng, bị động trong việc chuẩn bị các dự án đầu tư và bố trí nguồn vốn mà còn hạn chế khả năng tập trung nguồn lực thích đáng cho các mục tiêu chiến lược, lãng phí vốn và cũng dễ nảy sinh những tiêu cực trong hoạt động cho vay, lựa chọn dự án đầu tư, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư.

Cơ chế kiểm tra giám sát NHPT: Các Bộ, ngành cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư phát triển, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động cho vay đối với NHPT VN nhằm phát hiện những thiếu sót, sai phạm trong quá trình thực thi chính sách TDĐT và TDXK của Nhà nước để khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, chống thất thoát, lãng phí và có hướng khắc phục kịp thời. Đồng thời, thông qua công tác kiểm tra, giám sát, các Bộ, ngành có thể phát hiện ra những bất cập trong chính sách cho vay vốn TDĐT và lấy đó làm cơ sở trình Chính phủ sửa đổi, hoàn thiện chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước đạt hiệu quả hơn.

Mở rộng danh mục mặt hàng: Đề nghị các Bộ ngành có liên quan tổng hợp báo cáo Chính phủ xem xét mở rộng danh mục mặt hàng hưởng chính sách TDXK của Nhà nước phù hợp với đề án phát triển xuất khẩu giai đọan 2006- 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 156/2006/QĐ- TTg ngày 30/06/2006. Chẳng hạn như: gạo, dệt may, giày dép…. trong đó, dệt may và giày dép là những ngành tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động

Hỗ trợ thông tin: Các Bộ, ngành cần hỗ trợ các doanh nghiệp những thông tin về thị trường, giá cả sản phẩm, thiết bị công nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật… nhằm giúp các nhà đầu tư có cơ sở đầy đủ hơn khi lập dự án đầu tư cũng như trong quá trình đầu tư và đưa dự án vào khai thác sử dụng.

Cơ chế lãi suất cho vay: Đề nghị Chính phủ cho phép NHPT áp dụng cơ chế lãi suất cho vay linh họat cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên cơ sở lãi suất sàn do Bộ Tài chính thông báo trong từng thời kỳ,đồng thời cho phép NHPT

cho vay bằng ngọai tệ đối với các hợp đồng xuất khẩu không có nhu cầu nhập khẩu máy móc, thiết bị khi khách hàng có khả năng cân đối nguồn ngoại tệ để trả nợ.

Thời hạn cho vay tín dụng xuất khẩu: Cho phép NHPT cho vay TDXK với thời hạn phù hợp với thời hạn thực hiện các hợp đồng xuất khẩu, tối đa không quá 24 tháng.

Một phần của tài liệu Tác động của cơ chế huy động vốn và cho vay đến kết quả hoạt động của Ngân hàng phát triển Việt Nam.doc (Trang 63 - 65)