Tăng vốn nợ

Một phần của tài liệu Vốn của ngân hàng thương mại và các giải pháp tạo lập vốn cho ngân hàng thương mại ở Việt Nam.pdf (Trang 49 - 54)

PHẦN II: GIẢI PHÁP TẠO LẬP VỐN CHO NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

2.2.Tăng vốn nợ

Cũng giống như các đơn vị kinh doanh khác, NHTM hoạt động cũng nhằm mục đích tăng giá trị tài sản của chủ sở hữu ngân hàng, đồng nghĩa với gia tăng lợi

cho vay, nên vốn chủ sở hữu chỉ đóng vai trò như tấm đệm bảo hiểm cho lợi ích người gửi tiền, còn phần vốn hình thành nên tài sản sinh lời chủ yếu của ngân hàng là phần vốn nợ. Muốn tăng dư nợ tín dụng, các ngân hàng phải tăng lượng vốn nợ huy động được bằng nhiều biện pháp khác nhau: tăng lãi suất huy động, liên tục đưa ra sản phẩm mới tiện ích cho khách hàng... Bên cạnh cuộc đua về lãi suất đã diễn ra từ vài năm nay, giữa các ngân hàng còn có cuộc đua về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Từ 13/11/2006, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) bắt đầu đưa ra thị trường sản phẩm mới – “Tiết kiệm hỗn hợp” – kết hợp giữa tiết kiệm không kỳ hạn với tiết kiệm có kỳ hạn.

Theo Eximbank, sản phẩm “Tiết kiệm hỗn hợp” có nhiều đặc tính linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu rút vốn đột xuất của khách hàng, là sự kết hợp giữa tiết kiệm không kỳ hạn - có kỳ hạn, có chức năng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán tiền hàng hóa và dịch vụ.

Với sản phẩm này, khách hàng chỉ cần mở một tài khoản tiết kiệm hỗn hợp nhưng sẽ được sử dụng để thực hiện cho 02 mục đích khác nhau: vừa được hưởng lãi suất có kỳ hạn như một tài khoản tiết kiệm vừa thực hiện được chức năng của một tài khoản tiền gửi thanh toán.

Đối tượng áp dụng cho sản phẩm tiết kiệm hỗn hợp là tất cả các khách hàng gửi tiết kiệm trên toàn hệ thống Eximbank, có mức gửi tối thiểu là 100.000 VND và ngoại tệ giá trị tương đương 50 USD.

Trong đợt triển khai sản phẩm tiết kiệm hỗn hợp này, Eximbank sẽ xây dựng chương trình tính lãi tự động. Lãi suất tính theo kỳ hạn do khách hàng tự chọn (tối đa không quá 12 tháng). Lãi suất đối với tiết kiệm VND là 0,45%, 0,5% và

0,54% đối với các kỳ hạn 3, 6 và 12 tháng. Lãi suất đối với tiết kiệm USD là 3,2%, 3,3% và 3,6% ở các kỳ hạn tương tự.

- Nhằm huy động vốn dân cư đầu tư phát triển kinh tế, Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL (MHB) phát hành kỳ phiếu bằng đồng Việt Nam đợt II/ năm 2006 tại tất cả 129 Chi nhánh và Phòng Giao dịch của MHB trên toàn quốc, với tổng giá trị phát hành 500 tỷ đồng. Riêng tại Hà Nội sẽ phát hành 60 tỷ đồng tại 6 chi nhánh và phòng giao dịch. Khách hàng mua kỳ phiếu đợt này của MHB sẽ được hưởng nhiều ưu đãi: lãi suất cao, gia tăng theo mệnh giá, nhận lãi trước hoặc sau tuỳ nhu cầu. Đặc biệt, nếu có nhu cầu rút vốn trước hạn, chủ sở hữu được hưởng lãi suất bậc thang theo thời gian thực gửi. Mức lãi suất cao nhất áp dụng cho các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 364 ngày tương ứng là 8,52%/năm; 8,76%/năm; 9,00%/năm và 9,36%/năm. Thời gian phát hành kỳ phiếu bắt đầu từ ngày 15/11 và đến 15/1/2007.

- Ngày 9/11/2006, ngân hàng Đông Nam Á (SeABank) vừa triển khai hai sản phẩm mới “Tiết kiệm lãi suất bậc thang” và “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, tạo thêm lựa chọn cho khách hàng theo nhu cầu và mức tiền gửi.

Sản phẩm “Tiết kiệm lãi suất bậc thang” của SeABank là loại hình tiết kiệm có kỳ hạn, lĩnh lãi cuối kỳ với lãi suất lũy tiến theo mức tiền gửi. Theo đó, khách hàng gửi tiền với cùng một kỳ hạn nhưng khoản tiền gửi càng lớn thì lãi suất càng cao. Lãi suất cao nhất đối với kỳ hạn 3 tháng là 8,88%/năm; kỳ hạn 6 tháng là 9,24%/năm; kỳ hạn 9 tháng là 9,48%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 9,72%/năm. Với sản phẩm “Tiết kiệm rút gốc linh hoạt”, khách hàng có thể chủ động rút gốc nhiều lần tùy theo nhu cầu sử dụng với lãi suất tương ứng thời gian gửi tiền. Chẳng hạn: khách hàng gửi 100 triệu kỳ hạn 2 tháng, nếu được 7 tháng khách

tháng, riêng phần 70 triệu được tính lãi suất kỳ hạn 12 tháng như ban đầu. Cả hai sản phẩm trên chỉ áp dụng cho phương thức lĩnh lãi cuối kỳ và cho loại tiền gửi là VND.

Trong tháng 11, SeABank cũng đã triển khai sản phẩm “Tiêu dùng cùng doanh nhân” dành cho các đối tượng là doanh nhân, các nhà quản lý điều hành với mức vay tiêu dùng lên đến 200 triệu mà không cần tài sản thể chấp.

LỜI KẾT

Ngày 7/11/2006 vừa qua, Việt Nam đã chính thức gia nhập và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, kết thúc 11 năm đàm phán gian khổ. Sự kiện này không chỉ đem lại cho nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành ngân hàng nói riêng những vận hội to lớn mà còn cả những thách thức đòi hỏi hoàn thiện bản thân để đứng vững trong cạnh tranh, để tồn tại và phát triển. Dù chỉ là những ngân hàng có qui mô nhỏ & trung bình khi so sánh với các ngân hàng khác trong khu vực, hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là khối các ngân hàng cổ phần đang tăng trưởng với tốc độ rất nhanh. Biết rõ điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội cũng như thách thức của mình, các ngân hàng đã và đang có những biện pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình hoạt động và chất lượng dịch vụ. Và chúng ta có quyền kì vọng thị trường tài chính Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, trở thành một nơi thu hút vốn đầu tư chủ yếu vào khu vực Đông Nam Á, giúp Việt Nam vươn vai thành một con hổ Châu Á như nhiều nhà kinh tế đã dự đoán.

Một phần của tài liệu Vốn của ngân hàng thương mại và các giải pháp tạo lập vốn cho ngân hàng thương mại ở Việt Nam.pdf (Trang 49 - 54)