Nhận xét chung về cấu trúc vốn hiện nay của NHNTVN sau cổ phần hóa

Một phần của tài liệu Xây dựng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính - ngân hàng sau cổ phần hóa.pdf (Trang 46 - 47)

Với điểm nhấn mới của việc cổ phần hóa lần này cấu trúc vốn của NHNTVN vần giữ nguyên phần vốn Nhà nước hiện có, đồng thời phát hành cổ phiếu ra công chúng để tăng vốn theo nguyên tắc Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối. Điều này cho thấy năng lực tài chính của NHNTVN trong thời gian tới sẽ được nâng cao cho phù hợp với điều kiện của một tập đoàn tài chính - ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế. Trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay, việc huy động vốn từ bên trong lẫn bên ngoài cũng là thách thức không nhỏ cho NHNTVN. Tuy nhiên, với uy tín và mạng lưới rộng khắp cả nước NHNTVN sẽ nổ lực hơn nữa để hoàn thành mục tiêu đề ra.

Cấu trúc vốn hiện tại của NHNTVN xét về góc nhìn của các nhà đầu tư thì với cơ cấu tổ chức và nguyên tắc Nhà nước nắm giữa cổ phần chi phối của NHNTVN điều này sẽ làm tính cạnh tranh và lợi nhuận kinh doanh trong hoạt động đầu tư của NHNT sẽ bị giảm sút do:

+ Tính Nhà nước vẫn giữ sự chi phối lớn trong hoạt động đầu tư, chính sách Nhà nước sẽ bị áp đặt nặng trong quá trình kinh doanh, thể hiện sự kém linh hoạt trong quá trình thực hiện, thủ tục còn rườm rà, nhiều giấy tờ làm mất nhiều thời gian của khách hàng trong quá trình giao dịch. Đây được xem là điểm tối kỵ đối với hoạt động kinh tế (vì nó có sự đan xen của chính trị quốc gia áp đặt mạnh trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng).

+ Tính tự chủ trong hoạt động kinh doanh không cao, chính sách thực hiện còn phải tùy thuộc vào sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Điều này chưa phù hợp lắm với chức năng của một tập đoàn tài chính - ngân hàng được xây dựng trên cơ sở lợi nhuận kinh doanh là chủ yếu và chiếm lĩnh thị phần trên thế giới, hạn chế thấp nhất mọi rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Cùng với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế thì sự cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ gay gắt hơn một khi Việt Nam thực hiện các cam kết của WTO. Muốn vậy, NHNTVN cần phải từng bước loại bỏ yếu tố Nhà nước giữ thị phần chủ đạo một cách phù hợp, thực hiện các chính sách linh hoạt trong kinh doanh để thu hút thêm lượng khách hàng đến giao dịch với NHNT, từ đó làm tăng lợi nhuận tạo ra tính

hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đồng thời cần hoàn thiện cấu trúc vốn của mình cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, xét về góc độ của một tập đoàn tài chính - ngân hàng quốc tế thì qui mô vốn của NHNTVN hiện nay còn khá khiêm tốn, và với những hạn chế trong cơ chế quản lý sẽ ảnh hưởng đến quá trình xây dựng cấu trúc vốn trong thời gian tới là tất yếu.

Hiện nay, NHNT đang cân nhắc trong việc chọn lựa nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cho mình phải phù hợp với yêu cầu của Nhà nước và điều kiện hoạt động kinh doanh của NHNT.

Một phần của tài liệu Xây dựng Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam thành tập đoàn tài chính - ngân hàng sau cổ phần hóa.pdf (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)