Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương

Một phần của tài liệu tình hình triển khai E-Banking tại Việt Nam.doc (Trang 66 - 68)

III. Tình hình triển khai e-banking tại hệ thống ngân hàng trong nước

4. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương

Từ ngày 15/09/2002, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Techcombank) đã chính thức cung cấp tới khách hàng nhóm các dịch vụ ngân hàng tại gia (Techcombank home banking). Bao gồm Techcombank Fast Access (giao dịch qua trang chủ mạng Internet), Techcombank Mail Access (giao dịch qua email) và Techcombank Mobile Access (giao dịch qua điện thoại di động).

Techcombank Homebanking là dịch vụ tổng thể dựa trên các kỹ thuật hiện đại nhằm cung cấp thông tin cho khách hàng. Với các dịch vụ này, các khách hàng của Techcombank có thể vào bất cứ lúc nào và tại bất cứ đâu sử dụng các dịch vụ và tiếp nhận thông tin giao dịch với Ngân hàng.

Techcombank Homebanking bao gồm các sản phẩm, dịch vụ cụ thể sau:

Techcombank Fast Access: là hệ thống cung cấp thông tin thông qua giao diện Web, khách hàng truy cập Website của Ngân hàng và chủ động tra cứu, tìm kiếm thông tin. Để sử dụng hệ thống này, khách hàng chỉ cần một máy tính cá nhân có modem để nối mạng Internet hoặc Intranet (mạng nội bộ) của Techcombank và một mật khẩu do Ngân hàng cung cấp, khách hàng có thể dễ dàng thực hiện công việc tra cứu.

Để tăng thêm tính bảo mật thông tin tài khoản, khách hàng có thể dễ dàng tự thay đổi mật khẩu truy cập tài khoản của mình.

Techcombank Mail Access: là hệ thống cung cấp thông tin qua thư điện tử, Ngân hàng sẽ tự động cung cấp thông tin tới khách hàng bằng thư điện tử.

Techcombank Mobile Access: là hệ thống cung cấp thông tin 2 chiều qua điện thoại di động. Ngân hàng sẽ tự động cung cấp thông tin tài khoản tới khách hàng bằng hệ thống tin nhắn vào điện thoại di động hoặc khách hàng có thể chủ động gửi tin nhắn tới hệ thống để nhận được tin nhắn phản hồi về số dư tài khoản.

Nội dung các thông tin Ngân hàng có thể cung cấp tới khách hàng gồm có:

• Thông tin số dư, giao dịch phát sinh của các loại tài khoản:

• Tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn (VND, USD);

• Tài khoản ký quỹ…

• Các thông tin tỷ giá, lãi suất, thông tin kinh tế…

• Thực hiện các giao dịch thanh toán với ngân hàng (trong tương lai)

Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần đăng ký bằng cách điền đầy đủ các thông tin vào mẫu đăng ký tại các chi nhánh của Techcombank.

Trước mắt, Techcombank Homebanking mới chỉ cho phép khách hàng truy cập số dư và các giao dịch tài khoản cũng như nhận các thông tin tỷ giá lãi suất, thông tin kinh tế. Khách hàng có thể lựa chọn chủ động truy cập hay phương án được Techcombank tự động gửi thông báo vào email hoặc điện thoại di động mỗi khi có giao dịch hoặc thay đổi trong tài khoản. Ngoài ra, Techcombank đang xúc tiến để trong năm 2003 này các khách hàng sử dụng Techcombank Homebanking có thể thực hiện các giao dịch thanh toán điện tử

với các bên thứ ba như trả tiền điện thoại, tiền điện, mua sắm… giống như các mô hình hiện đang rất phổ biến và được ưa chuộng tại các nước khác.

Trong thời gian đầu, các dịch vụ Techcombank Homebanking sẽ được cung cấp miễn phí tới các khách hàng. Từ 15/09/2002 các khách hàng có đăng ký tài khoản tại Hội sở Hà Nội và chi nhánh Chương Dương của Techcombank đã được sử dụng dịch vụ này. Từ 30/09/2002 Techcombank Homebanking được triển khai tới các chi nhánh Thăng Long, Hoàn Kiếm (Hà Nội) và Đà Nẵng. Đến giữa tháng 10/2002, dịch vụ này được cung cấp tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu tình hình triển khai E-Banking tại Việt Nam.doc (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w