Việc phân tích này sẽ được thực hiện thông qua phân tích tích nhóm tỷ số về khả năng sinh lời. Đây là nhóm chỉ tiêu tài chính được nhiều người quan tâm nhất vì nó phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. trên cơ sở phân tích kết quả kinh doanh và khả năng sinh lời, các nhà cho vay, các nhà đầu tư sẽ đưa ra các quyết định cho vay và quyết định đầu tư của mình.
Bảng 2.10. BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2008/2007 2009/2008
Số tuyệt đối % Số tuyệt đối % Doanh thu 10.321.540.807 14.617.373.836 25.277.939.570 4.295.833.029 41,62 10.660.565.734 72,93 Tổng tài sản 42.562.627.110 54.211.877.844 70.200.299.928 11.649.250.734 27,37 15.988.422.084 29,49 Vốn chủ sở hữu 1.243.480.992 3.788.896.591 4.971.858.754 36.545.415.599 2938,96 -32.817.037.837 -86,84 Lợi nhuận sau thuế 300.751.449 186.009.197 365.079.317 -114.742.252 -38,15 179;070;120 96,2
Doanh lợi doanh thu (%) 2,91 1,27 1,44 -1,64 -56,33 0,17 13,50
Doanh lợi tài sản (ROA)(%) 0,71 0,34 0,52 -0,36 -51,44 0,18 51,57
Doanh lợi vốn chủ sở hữu
(ROE)(%) 24,19 4,91 7,34 -19,28 -79,70 2,43 49,57
Doanh lợi doanh thu:
Năm 2009, mức doanh lợi doanh thu của công ty tăng hơn so với năm 2008 với mức tăng là 0,17%, tương đương tăng 13,5%. Tuy nhiên, trong cả ba năm thì doanh lợi doanh thu của công ty có xu hướng giảm dần. Năm 2009/ 2007 giảm với mức giảm là 1,47%, tương đương giảm 50,43%. Nguyên nhân của nó là do từ năm 2007 đến năm 2009, doanh thu của công ty tăng nhanh với tốc độ tăng lần lượt là 41,62% và 72,93% trong khi lợi nhuận của công ty có sụt giảm trong năm 2008, tuy có tăng lên trong năm 2009 nhưng mức tăng so với năm 2007 chỉ là 21,39%, chậm hơn nhiều so với sự gia tăng của doanh thu. Điều này đã làm chỉ tiêu này có xu hướng giảm.
Mặc dù có sự sụt giảm như vậy nhưng doanh thu của công ty vẫn có xu hướng tăng lên, chứng tỏ hoạt động của công ty vẫn đang dần được mở rộng. Công ty chỉ cần có các biện pháp làm giảm chi phí là sẽ có thể dễ dàng nâng mức giá trị của chỉ số này lên.
Doanh lợi tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này có cùng xu hướng biến động như chỉ tiêu doanh lợi doanh thu (giảm trong năm 2008 và tăng lên trong năm 2009 nhưng mức tăng vẫn không bằng năm 2007). Điều này cũng được giải thích một cách tương tự. Từ năm 2007 đến 2009, quy mô tổng tài sản của công ty không ngừng được mở rộng với tốc độ xấp xỉ 30% trong khi lợi nhuận tạo ra xét chung cả quá trình là có tăng nhưng tăng không nhiều, làm cho tỷ số này có xu hướng giảm xuống. Đã vậy, giá trị của nó lại quá thấp chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chưa cao, công ty cần có các biện pháp nâng cao hơn nữa tỷ suất này.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):
Bên cạnh việc đánh giá khả năng sinh lời bằng doanh lợi doanh thu và doanh lợi tổng tài sản (ROA), người ta còn sử dụng chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE). Chỉ tiêu này phản ánh nếu bỏ 100 đồng vốn chủ sở hữu vào sản xuất - kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Theo bảng 2.10 cho thấy, xu hướng biến động của chỉ tiêu này không khác với hai chỉ tiêu trên, song có sự khác biệt là giá trị của nó rất cao trong năm 2007 nhưng giảm mạnh một cách bất thường trong hai năm tiếp theo. Năm 2007, 100 đồng vốn chủ bỏ ra sẽ thu về được 24,19 đồng lợi nhuận sau thuế, giá trị này là khá lớn đối với một doanh nghiệp Nhà nước mới cổ phần hóa. Điều này chứng tỏ việc cổ phần hóa đối với công ty là một chính sách đúng đắn của Nhà nước. Tuy nhiên, sang đến năm 2008, lợi nhuận của công ty bị giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân là do trong năm 2008, doanh thu thuần mặc dù có tăng với tốc độ là 41,64% nhưng tốc độ tăng của giá vốn hàng bán lại lớn hơn rất nhiều, từ 8.017,219 triệu đồng lên 12.999.824 triệu đồng (tăng 62,15%), điều này dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm gần 40%. Mặt khác, vốn đầu tư của chủ sở hữu trong năm 2008 lại được tăng lên gần gấp ba lần năm 2007. Chính những nguyên nhân trên đã làm cho doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE) của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tiền Hải trong năm 2008 giảm sụt bất thường như thế.
Sang năm 2009, lợi nhuận sau thuế của công ty đã được cải thiện rất nhiều do những nỗ lực của ban quản trị, nên dù vốn chủ sở hữu của công ty tiếp tục tăng lên thì ROE của công ty vẫn tăng (tăng hơn 0,9 lần so với năm 2008). Tuy nhiên sự tăng lên này vẫn không thể theo kịp năm 2007 và do đó, phân tích trong cả ba năm thì ROE của công ty vẫn có xu hướng giảm. Điều này phản ánh sự không hợp lý trong công tác quản trị tài chính của công ty. Khi ROE quá thấp thì công ty cần phải có các biện pháp tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Đồng thời phải xem xét hiệu quả của việc huy động thêm nguồn vốn chủ sở hữu để quyết định xem có nên tiếp tục đầu tư hay không.
Qua các chỉ tiêu phân tích về hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của công ty ở trên, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty là chưa tốt. Nguyên nhân là do sự biến động giá của các yếu tố đầu vào, sự cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp cùng kinh doanh trên địa bàn, sự thay đổi cơ chế chính sách của Nhà nước và sự bất hợp lý trong chính sách huy động nguồn
của công ty. Tuy nhiên, các chỉ số trong năm 2009 có tăng hơn so với 2008 cho thấy công ty cũng đã đánh giá được tình hình của mình và đã có cố gắng khắc phục những khó khăn, yếu kém tồn tại.
Chương 3: Định hướng phát triển của Công ty cổ phần đầu tư và xây