Biểu đồ 4.5: Tình hình nợ quá hạn

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thoại sơn.doc (Trang 28 - 60)

200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 Triệu đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Năm

Vốn CSH Vốn HĐ Vốn ủy thác Tài sản nợ khác

Tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng mạnh qua 03 năm vừa qua. Đến cuối năm 2007, tổng nguồn vốn đạt 1.575.156 triệu đồng, tăng 3,52 lần so năm 2006 và bằng 07 lần so năm 2005. Trong các thành phần nguồn vốn, vốn chủ sở hữu có tốc độ tăng cao nhất. Đến cuối năm 2007, vốn chủ sở hữu đạt 554.165 triệu đồng, tăng hơn 6,74 lần so năm 2006. Vốn huy động cũng có tốc độ tăng rất cao, đạt 953.475 triệu đồng vào cuối năm 2007, tăng hơn 2,84 lần so năm 2006. Đạt được kết quả huy động khả quan trên là do ngân hàng đã mở rộng mạng lưới phục vụ, sản phẩm ngân hàng được thị trường chấp nhận, tạo được vị trí và thương hiệu nhất định trên thị trường, cũng như ngân hàng Mỹ Xuyên đã có nhiều chương trình khuyến mãi để khuyến khích người gởi tiền. Về cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất, luôn trên 50% và có xu hướng tăng dần qua 03 năm phân tích. Nguồn vốn được huy động chủ yếu từ tiền gởi tiết kiệm của dân cư trên địa bàn thành phố Long Xuyên, nơi có rất nhiều ngân hàng lớn khác đang hoạt động như: Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Đông Á,…thì kết quả mà ngân hàng Mỹ Xuyên đạt được trong 03 năm qua là một niềm khích lệ to lớn đối với tập thể ngân hàng trong giai đoạn hội nhập và có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng.

4.1.1.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu qua 03 năm đều tăng. Đặc biệt tăng mạnh vào năm 2007, đạt 554.165 triệu đồng, tăng 6,74 lần so với năm 2006 và tăng 16,21 lần so với năm 2005. Trong vốn chủ sở hữu gồm có 02 thành phần là vốn điều lệ và nguồn vốn khác như: các quỹ, lợi nhuận chưa phân phối,…Nguồn vốn chủ sở hữu trong 03 năm tăng chủ yếu là do sự biến động của vốn điều lệ. Cuối năm 2007, vốn điều lệ đạt 500 tỷ đồng, tăng 7,14 lần so với năm 2006 và 20,2 lần so với năm 2005. Vốn điều lệ tăng một phần do yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ ngân hàng nông thôn lên ngân hàng đô thị, và nhu cầu ngân hàng mở thêm nhiều phòng giao dịch ở các huyện thị mà chi phí để xây dựng cơ sở vật chất chủ yếu là vốn điều lệ. Ngoài ra, tăng vốn điều lệ còn là đòn bẩy kích thích tăng trưởng tài sản với tính chất tương tự hoặc lớn hơn nhằm mở rộng qui mô phát triển và mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh. Do đó, ngân hàng đã tăng vốn điều lệ bằng cách một phần phát hành thêm cổ phần và một phần lấy từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ để đáp ứng nhu cầu vốn hiện tại. Nguyên nhân của việc phải duy trì một tốc độ tăng trưởng cao của vốn chủ sở hữu là do sự phát triển của

cá nhân, đơn vị sản xuất,…ngày càng cao. Vốn chủ sở hữu giống như một tấm nệm (mặc dù là một tấm nệm tương đối nhỏ) dùng để bảo vệ khách hàng gởi tiền và các chủ nợ khác. Tuy nhiên, bởi vì tấm nệm chủ sở hữu khá nhỏ nên độ tin cậy của ngân hàng chủ yếu dựa vào năng lực và tính cẩn trọng của ban điều hành và tính ổn định của hệ thống tài chính.

4.1.1.2. Vốn huy động

Vốn huy động là thành phần quan trọng nhất trong cơ cấu vốn của ngân hàng bởi vì để có đủ nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng phải huy động vốn từ các tầng lớp dân bao gồm cả tiền gởi và tiền đi vay. Ngân hàng huy động vốn chủ yếu từ 2 thị trường:

+ Thị trường 1 bao gồm: tiền gởi từ dân cư và của các tổ chức kinh tế khác

+ Thị trường 2 bao gồm: tiền gởi của các tín dụng khác và vốn vay của các tổ chức tín dụng.

Nguồn vốn hoạt động chủ yếu của ngân hàng là nguồn vốn huy động được từ thị trường 1 và một phần ở thị trường 2 từ tiền gởi của các tổ chức tín dụng. Khi nguồn vốn huy động được từ thị trường 1 và một phần từ từ thị trường 2, không đáp ứng được yêu cầu vay vốn ngày càng tăng thì ngân hàng sẽ đi vay vốn từ các tổ chức tín dụng với mức chi phí cao hơn so với nguồn vốn nhàn rỗi đã huy động được. Nên việc huy động vốn có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đến cuối năm 2007, nguồn vốn này đạt 953.475 triệu đồng, tăng 5,37 lần so với năm 2005 và 2,84 lần so với năm 2006.

Nhìn chung, vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, chỉ một số ít là vốn vay. Để tự chủ nguồn vốn để kinh doanh, ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp thiết thực trong hoạt động huy động vốn, nhằm tạo thêm uy tín cũng như góp phần mang đến những thuận tiện cho khách hàng như: có nhiều hình thức khuyến mãi cho tiền gởi tiết kiệm: tiền gởi có tặng phẩm; tiền gởi có tặng phiếu mua hàng; đa dạng thêm nhiều kỳ hạn đối với loại tiền gởi tiết kiệm có kỳ hạn như: 1, 2, 3, 6, 9, 13, 15, 18, 24 tháng với mức lãi suất linh hoạt cho từng đối tượng, từng hạn mục, từng loại tiền, từng lượng tiền được gởi vào. Bên cạnh đó, thái độ làm việc của nhân viên luôn được ngân hàng chú trọng nhằm đảm bảo sự văn minh, lịch sự, chu đáo, tạo tâm lý gần gũi cũng như tâm lý an toàn cho khách hàng. Do đó, lượng tiền gởi ở thị trường 1 không ngừng tăng lên qua 03 năm.

Bên cạnh vốn thị trường 1, thì vốn thị trường 2 cũng được sự quan tâm của các ngân hàng. Năm 2006, nguồn vốn này là 166.476 triệu đồng, tăng 8,46 lần so với năm 2005. Đến năm 2007 là 624.760 triệu đồng, tăng 3,17 lần so với năm 2006. Trong hai năm 2005 và 2006, vốn này chủ yếu là vốn vay từ các tổ chức tín dụng, nhưng đến năm 2007 với nổ lực của ngân hàng đã chuyển vốn vay thành tiền gởi của các tổ chức tín dụng với mức chi phí thấp hơn so với vốn vay đã góp phần mang lại lợi nhuận cho ngân hàng khi cho vay. Tuy nhiên, hình thức này cũng tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng vì với nguồn vốn tiền gởi, các tổ chức tín dụng có thể rút vốn về bất cứ lúc nào, do đó sẽ gây khó khăn cho ngân hàng khi nhu cầu vay vốn cao mà ngân hàng lại không tự chủ được nguồn vốn để cho vay.

Tóm lại, ngân hàng Mỹ Xuyên từ khi chuyển sang hoạt động theo loại hình ngân hàng thương mại cổ phần đã sử dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao nguồn vốn hoạt động, thu hút tiền nhàn rỗi từ dân cư, các tổ chức kinh tế như: tiết kiệm có tặng quà, áp dụng đa dạng các kỳ hạn gởi tiền, …Bên cạnh đó, ngân hàng luôn quan tâm đến phong

cách phục vụ khách hàng nhằm tạo lòng tin và sự tiện lợi cho khách khi gởi tiền. Với lãi suất theo cơ chế thị trường, nguồn vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng. Vốn huy động tăng thể hiện tinh thần tự chủ của ngân hàng ngày càng cao, khả năng đáp ứng vốn cho các hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Long Xuyên ngày càng cao. Điều đó góp phần làm tăng nguồn vốn, là cơ sở để ngân hàng mở rộng các hình thức tín dụng đầu tư.

4.1.1.3. Vốn ủy thác

Đây là vốn được Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ để phát triển kinh tế thông qua các ngân hàng thương mại. Do đó, nguồn vốn này có mức lãi suất thấp hơn so với các nguồn vốn huy động khác. Qua 03 năm, nguồn vốn này có sự gia tăng liên tục về mặt số lượng nhưng lại có sự sụt giảm về tỷ trọng so với tổng nguồn vốn của ngân hàng. Năm 2005, nguồn vốn này đạt 12.400 triệu đồng, chiếm 5,45% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2006 nguồn vốn này tăng 8.000 triệu đồng tương đương tăng 64,52% so với năm trước. Đến năm 2007, vốn uỷ thác là 44.720 triệu đồng tương đương chiếm một tỷ lệ 2,84% trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Để hỗ trợ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông thôn nên Ngân hàng Nhà Nước và Ngân hàng Thế giới không ngừng gia tăng nguồn vốn cho các ngân hàng thương mại, để họ đáp ứng nhu cầu vay ngày càng cao của khách hàng với mức lãi suất ưu đãi hơn so với mức lãi suất mà ngân hàng huy động được.

4.1.1.4. Tài sản nợ khác

Tài sản nợ khác bao gồm: các khoản lãi, phí phải trả; thuế thu nhập doanh nghiệp được hoãn lại phải trả; các khoản phải trả và công nợ khác; dự phòng rủi ro khác. Đây là nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của ngân hàng khi ngân hàng chưa phải trả các chi phí, lãi và các khoản thuế thu nhập được hoãn trả sau. Cho nên, nguồn vốn này chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng và không cố định qua 03 năm. Cụ thể, năm 2005 là 3.083 triệu đồng, chiếm 1,36% so với tổng nguồn vốn, sang năm 2006 nguồn vốn này có tăng nhưng chiếm tỷ trọng vẫn không đáng kể so với nguồn vốn của ngân hàng. Đến năm 2007, nguồn vốn này tăng mạnh so với năm 2006, tăng 154,48% so với năm 2006, đạt 22.796 triệu đồng, chiếm 1,45% so với tổng nguồn vốn.

4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn

Bảng 4.2: Các chỉ tiêu đánh giá cơ cấu nguồn vốn

ĐVT:lần, %

Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

1.Vốn huy động/Tổng nguồn vốn 78,15 75,06 60,53

2. Vốn huy động/vốn tự có của NH 5,20 4,08 1,41 3. Tỷ trọng từng loại tiền gởi

a. Vốn HĐCKH/Vốn HĐ 93,15 93.31 96,94 b. Vốn HĐKKH/Vốn HĐ 6,85 6,69 3,06 4. Lãi suất bình quân đầu vào 8.78 9,94 7,5

(Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp)

Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng chủ yếu là vốn huy động, luôn chiếm trên 60% qua 03 năm phân tích. Khả năng huy động trên vốn tự có năm 2005 là 5,2 lần, tương đối thấp so với giới hạn tối đa pháp lệnh cho phép là 20 lần nhưng so với khối ngân hàng chính phủ tỷ lệ huy động trên là tương đối tốt. Kết cấu nguồn vốn huy động như sau:

+ Tỷ lệ không kỳ hạn chiếm tỷ lệ nhỏ so với nguồn vốn huy động: Năm 2005 là 6,85% so với tổng nguồn vốn huy động được và đến năm 2006 tỷ lệ này có tăng nhưng tăng không nhiều, đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 3,06%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Tỷ lệ tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng nguồn vốn huy động được: Năm 2005 tỷ lệ này là 93,15% so với tổng nguồn vốn huy động được và có xu hướng tăng dần qua 02 năm sau, tăng mạnh vào năm 2007 và đạt 96,94%. Nguyên nhân của sự tăng trưởng của nguồn vốn tiền gởi có kỳ hạn là do trong năm 2007 các chương trình khuyến mãi của ngân hàng đã thu hút được khách hàng. Ngoài ra, khách hàng gởi tiền vào mua cổ phiếu của ngân hàng Mỹ Xuyên khi ngân hàng phát hành chứng khoán vào cuối tháng 3.

Lượng tiền gởi chủ yếu là tiền gởi có kỳ hạn, vì đây là khoản tiền gởi có lãi suất cao hơn so với tiền gởi không kỳ hạn, do nó tạo được thuận lợi cho ngân hàng trong việc lên kế hoạch sử dụng vốn. Ngoài ra, ngân hàng đã có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách hàng thông qua tiền gởi có kỳ hạn.

Tóm lại, tổng nguồn vốn ngân hàng có sự biến đổi phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, xét về cơ cấu nguồn vốn mặc dù vốn huy động luôn tăng qua các năm nhưng tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn lại có xu hướng giảm vào năm 2006 và 2007, vì đây là năm mà tình hình thế giới có những biến đổi sâu sắc: giá vàng và USD không ổn định, giá cả tiêu dùng không ngừng tăng cao, bên cạnh đó cùng với sự biến động của thị trường bất động sản trong nước đã ảnh hưởng đến công tác huy động vốn để cho vay của ngân hàng.

Nguồn vốn tiền gởi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn huy động đã tạo điều kiện cho ngân hàng Mỹ Xuyên nhiều thuận lợi trong việc tạo ra lợi nhuận cho

ngân hàng vì ngân hàng dễ dàng hơn trong việc hoạch định kế hoạch kinh doanh cho mình. Ngoài ra, ngân hàng Mỹ Xuyên huy động vốn nhỏ hơn rất nhiều lần so với mức qui định tối đa của Ngân hàng Nhà Nước, do đó còn nhiều tiềm năng trong việc huy động.

4.2. Tình hình sử dụng vốn của ngân hàng

Nghiệp vụ cho vay là một trong những nhiệm vụ chính yếu của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào tại Việt Nam, nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương nói riêng và của cả nước nói chung. Thực tế đối với các ngân hàng có tiềm lực về tài chính và hệ thống mạng lưới các chi nhánh rộng khắp trên nhiều tỉnh thành thì doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn ở mức vẩn luôn ở mức cao. Riêng đối với ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng TMCP nông thôn nên tỷ lệ hoạt động tín dụng còn chiếm cao hơn. Điều này cũng hợp lý, ngân hàng Mỹ Xuyên là ngân hàng TMCP nông thôn, phục vụ khách hàng chủ yếu là các cá thể kinh doanh, sản xuất nhỏ. Nên việc sử dụng vốn cũng còn nhiều hạn chế, hoạt động dịch vụ của ngân hàng vẫn chưa theo kịp trình độ phát triển của các ngân hàng lớn khác, nên hai hoạt động chính mang tính chiến lược của ngân hàng là huy động để cho vay. Do đó, để đánh giá chính xác hiệuquả sử dụng vốn, ta xét hiệu quả hoạt động tín dụng với các tiêu chí sau:

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay trong 03 năm 2005–2007

Bảng 4.3: Tình hình cho vay của ngân hàng Mỹ Xuyên 2005-2007

ĐVT: Triệu đồng, % Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 So sánh 06/05 So sánh 07/06 Số tiền % Số tiền % Doanh số CV 290.357 619.749 1.877.355 329.392 113,44 1.257.606 202,92 a. Ngắn hạn 211.490 451.296 1.440.225 239.806 113,39 988.929 219,13 b. Trung hạn 78.867 168.453 437.130 89.587 113,59 268.677 159,50

(Nguồn: Phòng kế hoạch cung cấp)

Ngân hàng cung cấp tín dụng một mặt để bù đắp nguồn vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh. Vì khi vào cao điểm các hộ sản xuất thiếu hụt nguồn vốn kinh doanh, do đó họ phải vay tạm thời ở các tổ chức tín dụng mà chủ yếu là ở các ngân hàng. Mặt khác, tín dụng là một trong những hình thức đầu tư của ngân hàng nhằm mang

73% 27% 73% 27% 23% 77% Ngắn hạn Trung hạn Năm 2007 Năm 2006 Năm 2005

dụng trong hoạt động của ngân hàng, nhưng với cách phân loại phổ biến là phân loại theo thời gian. Căn cứ theo thời gian, người ta chia tín dụng ra làm 3 loại: Tín dụng ngắn hạn, tín dụng trung hạn, tín dụng dài hạn. Tuy nhiên, ở ngân hàng Mỹ Xuyên do tính chất qui mô là một ngân hàng nông thôn, nguồn vốn có giới hạn nên để nguồn vốn cho vay đạt hiệu quả cao, không bị động về nguồn vốn, đảm bảo khả năng thanh khoản,…ngân hàng phần lớn chỉ đáp ứng nhu cầu vay ngắn hạn và trung hạn, trong đó cho vay ngắn hạn chiếm 70%, trung hạn 30%. Vì tốc độ quay vòng của đồng vốn nhanh đảm bảo được tính thanh khoản vì vốn tín dụng chủ yếu là vốn huy động ngắn hạn, do đó vay ngắn hạn ít rủi ro hơn trung hạn, một mặt khách hàng chủ yếu của ngân hàng Mỹ Xuyên là nông thôn nên nhu cầu vay của họ chủ yếu là theo mùa vụ. Do đó, cho vay ngắn hạn là phù hợp với

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện thoại sơn.doc (Trang 28 - 60)