Hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên so với các chi nhánh ngân

Một phần của tài liệu Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên.doc (Trang 42 - 46)

hàng trên là khá tốt. Tuy có thời gian hoạt động tại An Giang lâu hơn nhưng do là một ngân hàng cổ phần không có nguồn vốn bổ sung từ ngân hàng Nhà Nước (như NHNo & phát triển nông thôn chi nhánh An Giang) nên đôi khi thiếu vốn hoạt động ngân hàng đi vay từ các ngân hàng khác, vì vậy làm giảm tính cạnh tranh của ngân hàng. Và sự trung thành của khách hàng là điều mà ngân hàng cần bởi trong quá trình cho vay tại ngân hàng thì chủ yếu khách hàng là bà con nông dân (cho vay nông nghiệp là thế mạnh của ngân hàng), ngân hàng chỉ mới triển khai cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ gần đây nên lượng khách hàng này không nhiều.

- Chất lượng sản phẩm tín dụng tại ngân hàng Mỹ Xuyên đã được khẳng định qua từng năm nhưng do các sản phẩm đó còn chưa có tính đa dạng cho mọi đối tượng vay nên còn hạn chế ở các thị trường tín dụng mới khác. Sự kiểm soát đối với khách hàng cho vay vả đi vay là không thể lường trước được nhưng ngân hàng Mỹ Xuyên đã và đang cố gắng hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ để có sự phục vụ tốt hơn trước sự biến đổi ngày càng cao đối với nhu cầu vay vốn của khách hàng.

4.5 Tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung cũng như có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của nông nghiệp nói riêng. chung cũng như có ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của nông nghiệp nói riêng.

Môi trường kinh doanh có sự tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh tế. Nhất là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO thì môi trường kinh tế chắc hẳn sẽ trở nên nóng bỏng, ngày càng cạnh tranh gay gắt. Cũng như bất cứ một ngân hàng thương mại khác hoạt động tín dụng ngân hàng là một hoạt động kinh doanh tiền tệ đặc biệt. Một sản phẩm của hoạt động ngân hàng là kết quả tổng hợp của bốn yếu tố: ngân hàng (người cho vay), người vay, môi trường kinh tế và môi trường pháp lý. Do đó việc thiết lập môi trường kinh tế, pháp lý đồng bộ trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có ý nghĩa rất to lớn trong việc thúc đẩy, tăng cường và phát triển kinh tế.

Những cơ hội cho hoạt động của ngân hàng từ các yếu tố môi trường kinh doanh bên ngoài.

- Khả năng mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng:

Hòa nhập vào xu thế phát triển chung của nền kinh tế đất nước, An Giang cũng đang từng bước thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế địa phương nhằm tạo nên những bước khởi sắc tốt đẹp cho hoạt động của ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu vốn của các nhóm khách hàng không ngừng tăng cao đây là cơ hội thuận lợi để ngân hàng mở rộng thị trường, đa dạng hóa khách hàng.

- Khả năng áp dụng những tiến bộ công nghệ:

Sự thay đổi công nghệ cũng góp phần không nhỏ trong việc phát triển nhanh cung cách phục vụ khách hàng. Khi mà đời sống vật chất ngày càng tăng kèm theo đó luôn là sự đòi hỏi được phục vụ tốt hơn. Nếu ngân hàng nào không theo kịp tiến trình hội nhập sẽ bị bỏ lại phía sau. Cho nên việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào hoạt động kinh doanh sẽ mang lại hiệu quả cao cho các chủ thể đầu tư, kinh doanh.

- Khả năng tăng trưởng dư nợ tín dụng:

Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên vẫn tiếp tục chọn lựa kinh tế nông thôn làm nền tảng. Bên cạnh đó chú trọng phát triển thêm lĩnh vực đầu tư sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ tiêu dùng, chăn nuôi và dịch vụ. Chính vì vậy nhu cầu vốn của nhóm khách hàng này sẽ không ngừng tăng nhanh.

- Về lãi suất:

Lãi suất cho vay của ngân hàng khá linh hoạt, hấp dẫn so với các NHTM khác và các quỹ tín dụng trên địa bàn hoạt động của tỉnh.

Bên cạnh những cơ hội cũng có những thách thức xảy ra từ phía môi trường kinh doanh làm ảnh hưởng đến hoạt động của ngân hàng như :

- Thứ nhất : môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lí kinh tế vĩ mô Nhà nước đang trong quá trình đổi mới và hoàn thiện. Thêm vào đó, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn quá chậm, trong khi đó chế độ quy định về thế chấp tài sản lại thường xuyên thay đổi nên hạn chế tiến trình cho vay của ngân hàng.

- Thứ hai : hệ thống dự báo rủi ro không kịp thời, hiệu quả chưa được phát huy cao. Nguyên nhân là do hệ thống dự báo rủi ro của ngân hàng Nhà Nước nhận thông tin từ các ngân hàng thương mại, các ngân hàng thương mại cung cấp thông tin không kịp thời nên thông tin mà ngân hàng Nhà nước dự báo về rủi ro luôn chậm hơn so với thực tế bên ngoài.

- Thứ ba : hiện nay việc phát mãi tài sản của khách hàng để xử lí nợ phải thông qua nhiều giai đoạn, mất nhiều thời gian để đưa ra tòa, chờ xử lí, bán tài sản… Các quá trình đó làm mất nhiều chi phí cũng như thời gian cho các ngân hàng trong việc phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng.

- Thứ tư : các đối thủ cạnh tranh trong tương lai sẽ lớn mạnh hơn nữa và là một thách thức cho ngân hàng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Thứ năm : ngày nay môi trường kinh tế phát triển vượt bậc, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO tạo ra nhiều thử thách cho hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng Mỹ Xuyên nói riêng. Bên cạnh đó ngân hàng còn gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng khác. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có hơn 40 TCTD nên tạo ra một áp lực lớn cho ngân hàng trong kinh doanh, đã chia sẽ thị phần tín dụng và huy động vốn bằng các chính sách ưu đãi về lãi suất.

Năm 2008, ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên sẽ phấn đấu vươn lên thành ngân hàng TMCP đô thị. Đây là một thách thức rất lớn cho ngân hàng trong tiến trình phát triển. Khi tiến lên ngân hàng đô thị, các cơ chế chính sách hoạt động sẽ có nhiều thay đổi, ngân hàng cần có những điều chỉnh thích hợp để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn. Bên cạnh đó ngân hàng chắc chắn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt, quyết liệt của các NHTM khác sẽ xâm nhập vào địa bàn hiện tại, chia sẽ thị phần. Để có thể tồn tại và phát triển thì ngay từ bây giờ ngân hàng cần có bước chuẩn bị thiết thực từ cơ chế hoạt động đến khâu quản lý. Do đó, đòi hỏi mỗi thành viên trong ngân hàng Mỹ Xuyên phải rèn luyện cho mình ý thức cạnh tranh, sáng tạo và chủ động triển khai các giải pháp đồng bộ trước các đối thủ cạnh tranh, có như vậy ngân hàng Mỹ Xuyên chắc chắn sẽ vượt qua được những chướng ngại trên đường phát triển và sẽ đạt được những kết quả cao hơn trong thời gian sắp tới.

4.6 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên

Những năm qua, ngân hàng Mỹ Xuyên đã góp phần không nhỏ trong việc giúp các hộ nông dân vay vốn để sản xuất, đầu tư và mở rộng quy mô kinh doanh ngày càng hiệu quả giúp cho cuộc sống bà con nông dân vùng nông thôn được cải thiện và nâng cao. Thế nhưng để có thể tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả hơn nữa trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng đa dạng, cạnh tranh càng gay gắt, cam go và quyết liệt thì các TCTD cần đưa ra nhiều biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng là cần thiết.

Qua quá trình phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng Mỹ Xuyên, em nhận thấy rằng tình hình hoạt động tín dụng nông nghiệp ngày càng đạt hiệu quả và đang diễn biến theo chiều hướng tốt đẹp. Tuy nhiên vẫn tồn đọng những vấn đề làm ảnh

MÔI TRƯỜNG

NỘI BỘ

Cơ hội (O)

1. Mở rộng thị trường. 2. Thu nhập của nhóm khách hàng mục tiêu tăng.

3. Nhu cầu về vốn của khách hàng ngày càng tăng.

4. Áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại.

Đe dọa (T)

1. Môi trường kinh tế không ổn định. 2. Ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh. 3. Hệ thống dự báo rủi ro không kịp thời. Điểm mạnh (S)

1. Lãi suất cho vay tương đối hấp dẫn.

2. Ban giám đốc có trình độ chuyên môn cao, vốn kinh nghiệm phong phú.

3. Mạng lưới hoạt động rộng khắp trên địa bàn tỉnh.

Kết hợp (S, O)

S3, O1: tích cực mở rộng hơn nữa mạng lưới hoạt động. S1, O3: đa dạng các hình thức kinh doanh và khách hàng. Kết hợp (S, T) S3, T2 phát triển sản phẩm mới. S2, T3: kịp thời nắm bắt những thông tin trên thị trường.

Điểm yếu (W)

1. Nhân viên còn thiếu, một số có trình độ chuyên môn chưa cao. 2. Nguồn vốn huy động thấp. 3. Kỹ thuật lạc hậu. 4. Sản phẩm chưa đa dạng, phong phú. Kết hợp (W, O)

W2, O2: tăng cường thu hút vốn nhàn rỗi.

W3, O4: áp dụng thành tựu khoa học mới phục vụ quá trình hoạt động kinh doanh.

Kết hợp (W, T)

W1, T2: đào tạo nâng cao trình độ nhân viên.

hưởng đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng, sau đây em xin trình bày một vài giải pháp giúp hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng hiệu quả hơn.

Giải pháp huy động vốn

Một phần của tài liệu Phân tích & đánh giá hoạt động tín dụng nông nghiệp tại ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên.doc (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w