Đối với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Á Châu trong quá trình hội nhập quốc tế.pdf (Trang 96 - 103)

- Với vai trò là cấp quản lý cao nhất của hệ thống ngân hàng, do đó, NHNN cần phải đổi mới công tác thanh tra, giám sát đối với các hoạt động của các NHTM nói chung và hệ thống NHTMCP nói riêng theo hướng hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế.

- Việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN phải nhằm mục tiêu thúc đẩy phát triển ổn định vững chắc nền kinh tế, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền Việt Nam cần cải tiến theo hướng sử dụng các công cụ gián tiếp phù hợp với thực tiễn Việt Nam, xoá bỏ các công cụ quản lý hành chính trực tiếp và can thiệp quá sâu vào hoạt động của các NHTM.

- NHNN cần đứng ra tư vấn và làm đầu mối tiếp nhận sự giúp đỡ, tư vấn của các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế về công nghệ ngân hàng để nâng cao năng lực cạnh tranh của toàn hệ thống, tránh việc đầu tư đơn lẻ, dàn trải, kém hiệu quả như việc đầu tư vào hệ thống thanh toán thẻ của một số NHTM vừa qua.

- Hoàn thiện trung tâm thông tin tín dụng cho phù hợp với trình độ khu vực và quốc tế, nâng cao hiệu quả thiết thực với hoạt động kinh doanh và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay của các ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

ACB là một NHTMCP lớn nhất trong hệ thống NHTM Việt Nam có tốc độ tăng trưởng và phát triển cao trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính – ngân hàng nguy cơ mất thị phần về tay các ngân hàng nước ngoài và sự theo sát của các NHTMCP đã tạo ra áp lực rất lớn trong cạnh tranh đối với ACB.

Để thực hiện thành công mục tiêu tới năm 2015, ACB trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam và xuất phát từ những kết quả nghiên cứu và phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB. Đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong tiến trình hội nhập. Trong đó tập trung vào 6 giải pháp chính bao gồm : giải pháp về nâng cao tiềm lực tài chính, nguồn nhân lực, công nghệ, năng lực quản lý và điều hành, đa dạng hoá sản phẩm và chất lượng phục vụ, đẩy mạnh hoạt động marketing và phát triển mạng lưới hoạt động. Các giải pháp đề nghị sẽ hướng vào các mục tiêu là củng cố và tăng cường các hoạt động cơ sở, chấn chỉnh và hoàn thiện các hoạt động bổ trợ, những hoạt động tạo ra lợi thế cạnh tranh bền vững của ngân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu.

Bên cạnh đó, để có thể tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện và đem lại hiệu quả cao khi nó được thực hiện với sự phối hợp đồng bộ giữa các ngân hàng, các cơ quan chức năng, ngân hàng nhà nước và các ban ngành trên nhiều lĩnh vực.

KẾT LUẬN

Hội nhập kinh tế thế giới mở ra nhiều cơ hội để các ngân hàng trong nước thực hiện hợp tác quốc tế, có điều kiện tranh thủ vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý, đào tạo nhân lực, . .Nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với sức cạnh tranh mạnh mẽ về năng lực tài chính, cũng như chính sách kinh doanh của các ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam. Chính vì thế, ACB cần phải xác định được những thế mạnh và nhược điểm của mình để từ đó nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của mình trong quá trình hội nhập quốc tế.

Với mục đích nghiên cứu đã được xác định của đề tài là hệ thống hoá các cơ sở lý luận về cạnh tranh và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB, từ đó luận văn đề xuất các giải pháp nhằm tập trung giải quyết những tồn tại mà ACB đang gặp phải, đồng thời phát huy những thế mạnh của ACB góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc. Đề tài đã thực hiện những nội dung sau:

Thứ nhất, đề tài đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường từ đó vận dụng vào trong đánh giá năng lực cạnh tranh của ACB. Đồng thời, đề tài cũng đề cập đến vấn đề hội nhập và những tác động của nó đến khả năng cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam.

Thứ hai, để tài đã tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng trên cơ sở điều tra ý kiến của những người đang làm việc tại ACB để có thể xây dựng mô hình của những tác động ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nội tại của ACB. Từ

đó làm định hướng phân tích thực trạng cũng như đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh nội tại của ACB.

Thư ba, đề tài đã phân tích, đánh giá đầy đủ thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB thông qua hệ thống chỉ tiêu phản ánh sức cạnh tranh như : về tiềm lực tài chính, công nghệ, nguồn nhân lực, khả năng quản lý và điều hành và hệ thống tổ chức mạng lưới kinh doanh. Bên cạnh đó, đề tài cũng phân tích, đánh giá thực trạng cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh giữa ACB so với các ngân hàng khác trong các nghiệp vụ kinh doanh như : hoạt động huy động vốn, cho vay, lĩnh vực thẻ, thanh toán, . . Đề tài đã đánh giá, phân tích cho thấy thực trạng hiện nay về năng lực cạnh tranh của ACB với những tồn tại và lợi thế trong cạnh tranh của ACB.

Thứ tư, qua phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của ACB, luận văn đã đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB. Trong đó, tập trung vào 6 giải pháp chính : tăng cường tiềm lực tài chính; nâng cao năng lực công nghệ; nâng cao chất lương nguồn nhân lực; nâng cao năng lực quản lý và điều hành; đa dạng hoá sản phẩm và chất lượng phục vụ khách hàng; đẩy công tác quảng bá thương hiệu và mở rộng mạng lưới hoạt động. Gắn liền với các nhóm giải pháp là những đề xuất cụ thể để thực thi các giải pháp mà đề tài đã đưa ra. Trong quá trình thực hiện những giải pháp này, ACB cần phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá thường xuyên đề có những điều chỉnh phù hợp với những thay đổi của môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó, để các giải pháp trên thực sự có sức sống và đi vào thực tiển kinh doanh của ACB, điều quan trọng là Chính phủ, NHNN, các bộ ngành liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ trong việc tạo ra một môi trường cạnh tranh thực sự lành mạnh, minh bạch và bình đẳng để ACB thực sự chủ động và sẵn sàng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế.

Tham vọng thì rất nhiều nhưng kiến thức, thời gian thực hiện đề tài còn hạn chế cũng như giới hạn của luận văn nên các giải pháp còn ít và mang tính chủ quan. Vì vậy, đề tài không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Mặt khác, vấn đề cạnh tranh và năng lực cạnh tranh rất rộng nên đề tài chỉ tập trung vào phân tích, đánh giá thực trạng năng lực nội tại của ACB, chưa đánh giá toàn diện tất cả các mặt năng lực cạnh tranh của ACB. Rất mong nhận được sự nhận xét, đóng góp ý kiến của Quý thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và các độc giả để đề tài này hoàn thiện và sẽ được tiếp tục nghiên cứu để phát triển cao hơn và sâu hơn trong thời gian tới.

Chân thành cảm ơn !

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Dương Ngọc Dũng (2005), Chiến lược cạnh tranh theo lý thuyết Micheal E. Porter, Nxb Tổng hợp TP.HCM.

2. Peter S.Rose (2001), Quản trị ngân hàng thương mại, Nxb Tài chính, Hà Nội 3. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2005), Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng

thương mại trong xu thế hội nhập, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội

4. GS.TS. Lê Văn Tư (1999), Ngân hàng thương mại”, Nxb Thống kê, Hà Nội. 5. PGS.TS. Lê Văn Tề, ThS. Nguyễn Thị Xuân (1999), Quản trị ngân hàng

thương mại”, Nxb Thống kê, TP.HCM.

6. Paul H. Allen, Nguyễn Tiến Dũng, Lê Ngọc Liên biên dịch (2003), Tái lập ngân hàng, Nxb Thanh Niên, TP.HCM.

7. Fred R.David, Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như biên dịch (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, Nxb Thống kê, TP.HCM. 8. TS. Nguyễn Thanh Hội (1999), Quản trị nhân sự, Nxb Thống Kê, Hà Nội 9. Tôn Thất Nguyễn Thiêm (2005), Thị trường, chiến lược, cơ cấu : cạnh tranh

về giá trị gia tăng, định vị và phát triển doanh nghiệp, Nxb Tổng hợp TP.HCM.

10.Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Nxb Thống kê, Hà Nội

11.Hoàng Trọng (1999), Phân tích dữ liệu đa biến, Ứng dụng trong kinh tế và Kinh doanh, Nxb Thông Kê, Hà Nội

12.Nguyễn Đức Trí (2005), Phương pháp nghiên cứu định lượng, Tài liệu căn bản

13.Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Những thách thức của ngân hàng thương mại Việt Nam trong cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Nxb Thống kê, Hà Nội

14.Viện nghiên cứu khoa học ngân hàng (2003), Giải pháp xử lý nợ xấu trong tiến trình tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, Nxb Thống Kê, Hà Nội

15.TS. Nguyễn Đức Thảo (2005), “Phát triển dịch vụ ngân hàng Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng,

(6), tr.1-6.

16.TS. Nguyễn Ngọc Bảo (2006), “Đánh giá khả năng cạnh tranh của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, (49), tr.1-7.

17.TS. Lê Hùng (2006), “Thành công và thách thức trong quá trình hội nhập quốc tế của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí khoa học và đào tạo ngân hàng, (52), tr.5-9.

18.TS. Phan Minh Ngọc, ThS. Phan Thúy Nga (2006), “Tác động của việc Gia nhập WTO đối với ngành dịch vụ tài chính Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), Tr.1-2.

19.Nguyễn Quang Thép (2006), “Quá trình hội nhập quốc tế của ngành ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (15), Tr.14-20.

20.ThS. Nguyễn Trọng Nghĩa (2006), “Các giải pháp nhằm phát triển thị trường thẻ ngân hàng Việt Nam, đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế”, Tạp chí Ngân hàng, (15), Tr.24-28.

21.TS. Phạm Quang Thao (2006), “Cơ hội và thách thức của quá trình hội nhập đối với các NHTM Việt Nam” Tạp chí Ngân hàng, (10), Tr.33-36.

22.Nguyễn Thị Hiền (2006), “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng TMCP Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (5), Tr.17-19. 23.PGS.TS. Nguyễn Đình Tự, Nguyễn Thị Thanh Sơn (2005), “Đa dạng hóa

hoạt động để nâng cao khả năng cạnh tranh và hội nhập của các NHTM Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, (7), Tr.8-10.

24.Ngô Văn Tuấn (2006), “Nhận diện một số thách thức và cơ hội đối với ngân hàng TMCP khi Việt Nam gia nhập WTO”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng,

25.TS. Trịnh Quốc Trung (2006), “Phát triển sản phẩm ngân hàng mới”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, (11), Tr. 11-14.

26.PGS.TS. Nguyễn Thị Nhung, Ths. Đoàn Vĩnh Tường (2006), “Dịch vụ ngân hàng – hội nhập và phát triển”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, (12), Tr.1-5. 27.Tạp chí ngân hàng (năm 2004, 2005, 2006, 2007)

28.Tạp chí Khoa học & Đào tạo ngân hàng (2004, 2005, 2006, 2007) 29.Tạp chí Công nghệ ngân hàng (năm 2004, 2005, 2006, 2007)

30.Báo cáo thường niên của ngân hàng Nhà Nước năm 2003, 2004, 2005, 2006 31.Báo cáo thường niên của ACB, Agribank, BIDV, EAB, Eximbank, OCB,

Sacombank, Techcombank, VCB, VIbank năm 2003, 2004, 2005, 2006 32.Các Website : − www.sbv.org.vn; − www.thebanker.com; − www.acb.com.vn; − www.vietcombank.com.vn; − www.bidv.com.vn; − www.sacombank.com.vn; − www.techcombank.com.vn; − www.eab.com.vn; − www.scb.com.vn; − www.ocb.com.vn; − www.eximbank.com.vn; − www.vneconomy.com.vn; − www.vnba.org.vn − www.div.org.vn

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của NHTMCP Á Châu trong quá trình hội nhập quốc tế.pdf (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)