NHÀ MÁY XI MĂNG SÔNG ĐÀ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.doc (Trang 44 - 48)

III. Công tác tập hợp chi phi và tính giá thành sản phẩm của nhà máy xi măng Sông Đà.

336 3.874.000 Tổng đội TN báo nợ 12.052

NHÀ MÁY XI MĂNG SÔNG ĐÀ

Qua việc tìm tiểu về thực tế công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính gái thành sản phẩm ở nhà máy xi măng Sông Đà thuộc công ty XL - VT - VT - Sông Đà 12, em nhận thấy có nhữn ưu và nhược điểm sau:

Về ưu điểm:

Nhìn chung, công tác kế toán của nhà máy phần lớn là đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phát huy được vai trò của kế toán trong việc giám đốc bằng đồng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy.

Với việc áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung và việc áp dụng máy tính trong nhà máy cũng như là toàn bộ công ty đã làm giảm được một khối lượng lớn công việc kế toán. Trong đó có cả công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

Riêng công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có những ưu điểm nổi bật sau:

1. Việc tập hợ chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong điều kiện thực tế cảu nhà máy đã giúp cho việc theo dõi tình hình sản xuất kinh doanh của nhà máy thuận lợi, từ đó giúp cho nhà máy có những chiến lược phù hợp trong kinh doanh và cũng phù hợp với những biến động của thị trường bên ngoài cũng như là những yêu cầu của thị trường.

2. Việc tập hợp chi phí theo các khoản mục giúp cho công tác nghiên cứu phân tích được thuận lợi. Từ đó xác định những biện pháp hữu hiệu để nhằm hạ giá thành sản phẩm của nhà máy.

3. Trong thời gian này việc tiến hành hạch toán riêng mỏ đá chẹ đã giúp cho nhà máy có điều kiện quản lý tốt hơn bộ máy sản xuất này.

Về nhược điểm.

Bên cạnh những mặt mạnh thì nhà máy vẫn còn có những nhược điểm trong công tác kế toán. Tuy là những nhược điểm đó không lớn nhưng cũng cần phản có những biện pháp khắc phục nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.

* Việc tập hợp chi phí sản xuất cho đối tượng là toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy hiện nay chưa phát huy hết tác dụng của kế toán trong việc hạch toán kinh tế của nhà máy. Do vậy cần phải xem xét lại đối tượng tập hợp chi phí của nhà máy để phát huy được vai trò quản lý của kế toán.

* Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất chung của nhà máy cũng đang có những tồn tại sau:

- Các vật liệu phụ và nguyên liệu trực tiếp cho sản xuất và là thành phẩm cấu thành nên sản phẩm xi măng lại được tậ hợp vào phần vật liệu của chi phí sản xuất chung. Cụ thể như là; BaSO4, xỉ pirít, thạch cao… trong tháng 6 đã tập hợp được là: 115.559.233(đ). Kế toán đã ghi:

Nợ TK 6272

Có TK 1522

Trên thực tế, các chi phí này không phải là chi phí sản xuất chung nên việc hạch toán vào TK 627 và chưa hợp lý.

- Việc phân bổ khấu hao TSCĐ cho các phân xưởng của nhà máy cho đến nay vẫn chưa thực hiện được. Với giá trị thiết bị trên 30 tỷ và giá trị xây lắp là 47 tỷ là tính gộp toàn bộ cho nhà máy. Điều này không hợp lý và đã gây khó khăn cho việc tính giá thành nửa thành phẩm ở từng phân xưởng vì không xác định được giá trị thực của TSCĐ ở mỗi phân xưởng trong nhà máy.

Ý kiến đề xuất.

Xuất phát từ yêu cầu cơ bản chức năng của kế toán, xuất phát từ những tồn tại trong công tác tính giá thành sản phẩm của nhà máy như đã nêu trên cũng như từ đặc điểm cụ thể của nhà máy như đã nêu trên cũng như từ đặc điểm cụ thể của nhà máy em xin có một số ý kiến đề xuất với mong muốn được góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình củng cố và hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản

xuất và tính giá thành sản phẩm của nhà máy nhằm phát huy vai trò to lớn của kế toán trong việc quản lý kinh tế.

* Tập hợp lại chi phí sản xuất trong nhà máy.

Việc tập hợp chi phí cho toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy hiện nay và chưa hợp lý, chưa phát huy hết vai trò của kế toán trong công tác quản lý. Để nhà máy nắm rõ được tình hình cụ thể về quá trình sản xuất của từng phân xưởng để từ đó có những biện pháp hữu hiệu nhằm giảm bớt sự lãng phí, nâng cao hiệu quả của chi phí đã bỏ ra. Để được như vậy thì đối tượng tập hợp chi phí phải được tiến hành ở từng phân xưởng. Xuất phát từ yêu cầu tập hợp chi phí theo từng phân xưởng thì các TK 621,622 và 627 phải được mở chi tiết cho từng phân xưởng tương tự, các chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung của nhà máy cũng được tập hợp riêng cho từng phân xưởng.

Cuối tháng kết chuyển các chi phí tập hợp được cho TK 154 cũng mở chi tiết chio từng phân xưởng. Theo số liệu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho phân xưởng NVL, kế toán ghi.

Nợ TK 154

Có TK 621

Riêng các khoản chi phí của phân xưởng năng lượng được phân bổ cho các phân xưởng chính theo đối tượng và năng lượng tiêu thụ, được tập hợp vào TK 627

* Về phương pháp hạch toán lại một số nguyên liệu phụ trực tiếp tham gia sản xuất.

Các nguyên liệu phụ được tập hợp vào TK 627 và chưa hợp lý vì không phản ánh được thành phần tỷ lệ chi phí của NVL chính trong tổng số chi phí cấu thành sản phẩm. Điều đó dễ dẫn tới sự nhầm lẫn là chi phí NVL trực tiếp dùng cho sản xuất xi măng quá ít. Do vậy những chi phí của loại vật liệu này phải được tập hợp vào TK 621.

Trong T6, toàn bộ chi phí của NVL này được tập hợp là: 115.559.233đ. Với đối tượng tập hợp chi phí và toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy, kế toán ghi.

Nợ TK 621 115.559.233

KẾT LUẬN

Là công cụ quản lý quan trọng kế toán nói chung và kế toán tính giá thành nói riêng phải luôn luôn được cải tiến và hoàn thiện đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý. Phát huy triệt để vai trò của kế toán là giám đốc bằng đồng tiền đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách liên tục, toàn diện và có hệ thống, phát hiện và khai thác mọi khả năng tiềm tằng của doanh nghiệp.

Trong này máy xi măng Sông Đà thuộc công ty VT - XL - VT Sông Đà 12. Công tác tính giá thành sản phẩm hiện nay bên cạnh những ưu điểm còn nhiều tồn tại hạn chế. Những ý kiến đề xuất trong khoá luận này với mục đích góp phần củng cố hoàn thiện công tác tính giá thành nhằm tăng cường chế độ hạch toán kinh doanh, giám đốc chặt chẽ các chi phí, tập hợp và phân bổ chi phí hợp lý, đúng đủ, để tính chính xác hợp lý chỉ tiêu giá thành sản phẩm nhằm phát huy được vai trò tích cực cảu nó trong quản lý kinh tế. Nếu làm tốt điều đó sẽ tạo điều kiện đảm bảo sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng có hiệu quả hơn từ đó có điều kiện nâng cao, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên chức của nhà máy.

Với đội ngũ cán bộ làm công tác kế toán có năng lực, trình độ, sự sáng tạo và tinh thần trách nhiệm, với sự trang bị hiện đại các phương tiện phục vụ, nhất định công tác kế toán nói chung và công tác tính giá thành nói riêng của nhà máy sẽ là nhân tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh của nhà máy ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.doc (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w