CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Đề tài: Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (Trang 31 - 32)

IV. PHÂN THEO CHÂU LỤC

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

 Cho phép các doanh nghiệp FDI được mua cổ phiếu bằng ngọai tệ.Việc nàu cho phép các doanh nghiệp không phải tốn chi phí chuyển đổi từ đông ngọai tệ sang nội tệ, giúp giảm áp lực ngọai hối lên ngân hàng trung ương.

 Mở rộng tỉ lệ phần trăm số lượng cổ phiếu mà cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp FDI được mua.Giải pháp này trước hết mang lại lợi ích cho bản thân người lao động trong doanh nghiệp, giúp họ thêm gắn bó và làm việc có trách nhiệm hơn với doanh nghiệp. Ngòai ra, việc mở rộng % tham gia của người lao động có thể giúp công ty tránh được sự thôn tính từ bên ngoài.

 Giảm tỷ lệ tham gia vốn đối ứng của doanh nghiệp trong họat động cho thuê tài chính. Đa số các doanh nghiệp khi tìm tới công ty CTTC đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên có nhiều hạn chế về nguồn vốn, do đó, việc tham gia vốn đối ứng với tỷ lệ cao sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Ngòai ra, các công ty CTTC nên giãn thời hạn cho thuê của mình để giảm chi phi thuê hàng năm của doanh nghiệp cũng như chi phí mua lại sau khi hết hạn thuê.

 Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ, công cụ phái sinh nhằm giúp doanh nghiệp giảm sự rủi ro về biến động tỷ giá, lãi s uất và thị trường. Ngoài ra, một thị trường các công cụ phái sinh phong phú sẽ giúp cho doanh nghiệp sử dụng các nguồn vốn ngắn hạn tạm thời nhàn rỗi của mình hiệu quả hơn khi tham gia vào thị trường này.

 Hiện tại tìm kiếm nguồn tài trợ thông qua hệ thống các ngân hàng thương mại ngòai quốc doanh gặp nhiều khó khăn do đòi hỏi thế chấp tài sản lớn, và sự e ngại của các ngân hàng này đối với các dự án lớn do không đủ khả năng thẩm định dự án. Do đó, đề nghị các ngân hàng giảm việc lệ thuộc vào việc thế chấp tài sản và liên kết với nhau trong việc cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn.

 Phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp, nâng cao nghiệp vụ nhân viên và cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp.

 Đối với những dự án lớn, cần nhiều ngoại tệ, Chính phủ nên bảo lãnh cho doanh nghiệp được phát hành trái phiếu quốc tế và cụ thể hóa chủ chương này bằng những hướng dẫn cụ thể.

 Thống nhất chính sách giá, không phân biệt loại hình doanh nghiệp, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần doanh nghiệp trong họat động kinh tế của mình.

 Minh bạch hóa hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính để có thể tiếp cận nguồn vốn dồi dào từ các quỹ đầu tư quốc tế đã và đang có mặt tại Việt nam.

 Đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, đặc biệt là các lao động phổ thông nên quan tâm hơn đến đời sống của người lao động nhất là vấn đề tiền lương và các chế độ đãi ngộ khác.

Một phần của tài liệu Đề tài: Quản trị tài chính trong các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam (Trang 31 - 32)