Mô hình giá trị doanh nghiệp (Mô hình 1)

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái với các nhân tố kinh tế cơ bản (Trang 30 - 34)

4. Nội dung nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu

4.3.1. Mô hình giá trị doanh nghiệp (Mô hình 1)

Bảng 4a: Kết quả hồi quy mô hình 1 đối với toàn bộ quan sát

ROA (OLS) ROA (panel radom

effect)

ROA (panel fixed effect)

C 0.99408 (0.028)*** 0.2181 (0.037) *** -0.034156 (0.0834)

FO 0.083798 (.0125)*** 0.098407 (.019)*** 0.099476 (.057)*

LEV -0.091162 (.0068)*** -0.075964(.0083)* -0.085095 (.0117)***

SIZE 0.00109 (.0025) -0.009703 (.0033)*** 0.01362 (.007) *

INV -3.49E-06 (5.12E-05) 3.45E-06 (4.18E-05) 7.10E-06 (4.10E-05)

LIQ 0.214232 (.013) *** 0.181613 (.0139)*** 0.137560 (.0156)***

PRO 0.017486 (.0022)*** 0.023202(.00256)*** 0.023483 (.00313) ***

TAN 0.012049 (.0068)* 0.005291 (0.008) 0.030505 (.013)**

(*) mức ý nghĩa 10% (**) mức ý nghĩa 5% (***) mức ý nghĩa 1%

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả hồi quy)

Mặc dù phân tích hồi quy OLS gộp thể hiện một số kết quả có ý nghĩa (1%) nhưng

không giải thích được các vấn đề nội sinh phát sinh (endogeneity) bởi sự không đồng nhất không quan sát được (unobserved heterogeneity), sai số đo lường, sự đồng thời (simultaneity)… hơn nữa, các vấn đề nội sinh thường xuyên xảy ra đối với các phân tích trong lĩnh vực tài chính. Chúng ta nên tiến hành các phân tích khác để đưa ra các

kết quả có nghĩa và khắc phục những nhược điểm của phân tích OLS. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu bảng. Như đã trình bày ở phần trên, với nguồn

dữ liệu thu thập được, phân tích dữ liệu bảng cung cấp nhiều thông tin có ý nghĩa hơn

và giúp kiểm soát các sự không đồng nhất không quan sát được (theo nghiên cứu của Baltagi, 2005). Mặt khác dữ liệu chéo lại không thể hiện được đăc trưng theo chuỗi thời gian đối với dữ liệu của từng doanh nghiệp (theo Driffield, 2007) nên phân tích dữ

liệu bảng là phù hợp nhất. Hồi quy với dữ liệu bảng cũng giúp kiểm soát các biến số

bất biến theo thời gian không quan sát được. Do vậy, hai mô hình cơ bản là phân tích

tác động cốđịnh và tác động ngẫu nhiên của dữ liệu bảng được sử dụng cho việc kiểm

soát các tác động không quan sát được và các sai số thống kê do đo lường.

Từ kết quả thể hiện qua bảng 3, ta thấy cả hai mô hình đều đưa ra tín hiệu tương quan dương giữa FO và ROA, với mức ý nghĩa thống kê là 1% REM và 10% đối với FEM.

Để xem xét sự phù hợp giữa 2 mô hình, chúng tối tiến hành kiểm định Hausman, theo bảng kết quả, mô hình tác động cốđịnh có ý nghĩa cao hơn. Qua đó chúng ta có thể kết luận rằng kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tăng 1%

sẽ làm cho ROA tăng 0.099. Điều này phù hợp với giả thiết đưa ra ban đầu, mặc dù

điều kiện có nhiều khác biệt nhưng sở hữu nước ngoài ở Việt Nam cũng có tác động tích cực tới giá trị doanh nghiệp như các nghiên cứu trước đây ở một sốnước trên thế

Bảng 4b: Kết quả hồi quy mô hình 1 đối với nhóm công ty có FO <= 5%

ROA (OLS) ROA (Random) ROA (fixed)

C 0.11608 (***) 0.21937 (***) 0.05925 (*) FO 0.44983 (***) 0.29521 (**) 0.37678 (***) LEV -0.0724 (***) -0.05487 (***) -0.0841 (***) SIZE -0.0015 -0.01112 (***) 0.00433 INV 0.00001 0.00002 0.00002 LIQ 0.17108 (***) 0.1471 (***) 0.15466 (***) PRO 0.01587 (***) 0.02952 (***) 0.01369 (***) TAN 0.00975 0.00746 0.00672

(*) mức ý nghĩa 10% (**) mức ý nghĩa 5% (***) mức ý nghĩa 1%

Bảng 4c: Kết quả hồi quy mô hình 1 đối với nhóm công ty có FO > 5%

ROA (OLS) ROA (Random) ROA (fixed)

C 0.13558 (**) 0.24609 (***) 0.095 FO 0.00216 0.01661 0.14403 LEV -0.12602 (***) -0.11624 (***) -0.1247 (***) SIZE 0.00011 -0.00931 0.0035 INV 0.28145 (***) -0.00042 0.20596 (***) LIQ -0.0006 (*) 0.25076 (***) -0.00035 PRO 0.02713 (***) 0.01814 (***) 0.01002 (**) TAN 0.03395 (**) 0.01637 -0.0621 (**)

(*) mức ý nghĩa 10% (**) mức ý nghĩa 5% (***) mức ý nghĩa 1%

(Nguồn: tổng hợp từ kết quả hồi quy)

Từ kết quả của bảng 4b và 4c, ta thấy kết quả của 3 phương pháp đều cho tín hiệu

tương quan dương giữa FO (FO <=5%) và ROA , trong đó mức ý nghĩa thống kê là 1% cho cả OLS và fixed effect, và 5% cho radom effect. Kiểm định hausman test cho kết quả fixed effect model có ý nghĩa cao hơn. Qua đó, chúng ta có thể kết luận rằng từ kết quả thực nghiệm cho thấy: tỷ lệnước ngoài tăng 1% sẽ làm ROA tăng 0.37678. Trong

khi đó đối với kết quả của trường hợp FO > 5% hệ số của FO và ROA không có ý nghĩa trong phân tích OLS và random effect model, hệ số giữa FO và ROA lại tương quan dương trong fixed effect với mức ý nghĩa 5%. Kết quả của kiểm định Hausman cũng cho thấy kết quả của fixed effect phù hợp và có ý nghĩa hơn. Kết quả của fixed

tăng lên 0.14403. Kết quả của 2 trường hợp này cho thấy, sở hữu nước ngoài tác động tích cực đến giá trị doanh nghiệp dù nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các doanh

nghiệp Việt Nam với tỷ lệ thấp (<=5%) hay tỷ lệ cao (>5%). Tuy nhiên, hệ số của FO

trong trường hợp nhỏ hơn 5% lớn hơn trong trường hợp lớn hơn 5%. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏhơn hoặc bằng 5% sẽ làm ROA tăng nhiều hơn

so với tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao hơn 5%. Cũng có thể nói rằng, tỷ lệ sở hữu nước ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 5% làm giá trị doanh nghiệp ở Việt Nam tăng nhiều hơn so

với những tỷ lệcao hơn. Điều này cho thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam nên duy trì tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài ở mức thấp để nâng cao giá trị doanh nghiệp hơn.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ của tỷ giá hối đoái với các nhân tố kinh tế cơ bản (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)