Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.docx (Trang 63 - 64)

và thu hút khách hàng.

3.2.3. Một số công việc khác cần quan tâm nhằm hỗ trợ hoạt động thanh toán L/C toán L/C

3.2.3.1. Thường xuyên kiểm tra, kiểm soát nguồn ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu thanh toán.

Sau khi gia nhập WTO, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước ngày càng tăng mạnh, trị giá thanh toán các hợp đồng xuất nhập khẩu qua các ngân hàng thương mại ngày càng lớn. Việc dự trữ ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu thanh toán cho khách hàng của các ngân hàng là rất cần thiết và phải được tính toán kỹ lưỡng. Trung tâm cần có những biện pháp thích hợp nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo nguồn ngoại tệ dồi dào để tránh tình trạng thiếu ngoại tệ phải đi vay làm tăng chi phí. Trung tâm giao dịch đã chủ động khai thác từ nhiều kênh như mua trên thị trường liên ngân hàng, đổi tiền cho khách hàng… Tuy nhiên, việc thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng một cách nhanh chóng và thu lãi cao từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ vẫn còn là một vấn đề khó khăn mà mà Trung tâm cần tiếp tục điều chỉnh, đưa ra những chính sách phù hợp cho từng thời điểm để nâng cao chất

lượng, hiệu quả cho hoạt động này. TTGDHS có thể đưa ra các chương trình hành động cụ thể cho các định hướng sau:

- Thu hút ngoại tệ từ dân cư, từ các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng trong nước, đặc biệt là từ nguồn kiều hối đang chuyển về nước ngày một tăng. Theo thống kê trên tờ New York Times, thì số tiền người Việt Nam chuyển về nước năm 2006 là 6,82 tỷ USD, đứng hàng thứ hai ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Philippines (14,8 tỷ USD). Con số này tương đương với 11,21% GDP và tính bình quân mỗi người Việt Nam ở nước ngoài gửi về nước trong năm 2006 là 3.398,42 USD. Tính chung ở châu Á, Việt Nam đứng hàng thứ tư về số tiền gửi về, sau Ấn Độ (24,5 tỷ USD), Trung Quốc: 21,07 tỷ USD và Philippines. Năm 2007, lượng kiều hối về Việt Nam đạt khoảng 5,5 tỷ USD. Để thu hút được nguồn ngoại tệ này, Trung tâm cần đơn giản hoá thủ tục, song vẫn đảm bảo tính an toàn và nhanh chóng.

- Theo dõi, nắm bắt kịp thời diễn biến tỷ giá trên thị trường trong nước và quốc tế để đưa ra và áp dụng các biện pháp kinh doanh ngoại tệ thích hợp.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUỐC TẾ BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI TRUNG TÂM GIAO DỊCH HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM.docx (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w