Chủ nghĩa chủ quan một hình thức biểu hiện của CNDT

Một phần của tài liệu bài giảng lịch sử triết học - chương 5 chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học (Trang 27 - 29)

 Sáng tạo & phản ánh là 2 mặt thống nhất trong bản chất của ý thức, nếu tách sáng tạo ra khỏi phản ánh, cường điệu nó thì sẽ rơi vào chủ nghĩa chủ quan;

 Ý thức rất phức tạp nhưng có yếu tố cơ bản là tri thức; dù ý chí có vai trò to lớn trong hoạt động của con người, song nếu cường điệu vai trò của nó thì sẽ rơi vào chủ nghĩa duy ý chí;

 Trong đời sống xã hội, cái vật chất & cái tinh thần, cái khách quan & cái chủ quan thống nhất, chuyển hóa lẫn nhau, ranh giới phân biệt chúng là tương đối; nếu xác định không đúng hay lẫn lộn chúng với nhau, dễ dẫn đến lấy cái chủ quan thay cho cái khách quan mà sa vào chủ nghĩa chủ quan;

 Xây dựng CNXH là một sự nghiệp mới, phức tạp, khó khăn, lâu dài đòi hỏi phát huy cao độ các nhân tố chủ quan nên nguy cơ mắc bệnh chủ quan duy ý chí càng lớn.

1. Nguồn gốc của chủ nghĩa chủ quan

Ở Việt Nam, bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ - hành động giản đơn, chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi mới có nguyên nhân và gây ra tác hại lớn.

 Nguyên nhân:

Yếu kém về năng lực tư duy, lạc hậu về lý luận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước;

Sai lầm ấu trĩ “tả” khuynh, xảy ra trong một điều kiện lịch sử đặc biệt (một dân tộc biết phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, khao khát thoát ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ...)

Không xuất phát từ hiện thực, bất chấp quy luật, coi thường tri thức khoa học,…

 Tác hại: Tạo ra những chính sách sai lầm; gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, xã hội…) rất nghiêm trọng & kéo dài.

Chủ nghĩa chủ quan chỉ có thể khắc phục triệt để bằng quán triệt thực hiện nguyên tắc khách quan.

Một phần của tài liệu bài giảng lịch sử triết học - chương 5 chủ nghĩa duy vật biện chứng cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học (Trang 27 - 29)