III.Giải pháp phát triển giáo dục để khắc phục những thiếu xót còn tồn tại trong thời gian vừa qua

Một phần của tài liệu vốn nhân lực: vai trò của giáo dục và y tế đối với phát triển và thực trạng (Trang 30 - 38)

của giáo dục, phần III được triển khai theo hướng tiếp cận những yếu tố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giáo dục, nhằm nhấn mạnh đến khả năng hoàn toàn chủ động của con người trong cái cách giáo dục. Những tồn tại và yếu kém trong quá trình phát triển là một điều không thể tránh khỏi, điều cần làm không phải là tìm cách tuyệt đối hóa sự đổi mới, phá bỏ cái cũ mà là kết hợp giữa kế thừa những truyền thống tốt đẹp và tìm ra những điểm còn chưa hợp lí trong giáo dục để từ đó khắc phục chúng, xây dựng nền giáo dục ngày một hoàn thiện hơn. Những giải pháp này cũng không phải là xưa nay chưa từng có, nhưng chúng ta vẫn cần phải lưu ý rằng chúng ta thực hiện chưa tốt. Vì vậy vẫn là cần thiết phải nêu ra những giải pháp chiến lược này và yêu cầu từ phía nhà nước cũng như xã hội một sự quan tâm và nỗ lực hơn nữa trong cải cách giáo dục và đáp ứng nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

1. Kinh nghiệm của một số nước châu Á

Vấn đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là vấn đề mà quốc gia nào cũng phải quan tâm, đặc biệt là các nước đang phát triển. Một số nước trong khu vực có nhiều điều kiện tương đồng với Việt Nam đã có những chính sách rất hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nguồn vốn nhân lực của quốc gia. Chúng ta có thể học hỏi những kinh nghiệm cũng như rút ra các bài học từ các quốc gia này để tìm ra con đường đúng đắn nhất cho Việt Nam.

Kinh nghiệm từ singapore: Để phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua giáo dục, chính phủ Singapore đầu tư tới gần 20% tổng chi ngân sách quốc gia, khá cao so với các nước trong khu vực (9664 triệu USD năm 2010 so với 3789,5 triệu ở Phillipin; 2351,6 triệu USD ở Việt Nam). Giáo dục đại

học được quản lý chặt chẽ để đảm bảo cân bằng giữa số sinh viên tốt nghiệp và dự báo nhu cầu sử dụng trong nước, chú trọng đào tạo khoa học kỹ thuật để tránh hiện tượng thiếu hụt nguồn lao động kỹ thuật và cũng để đảm bảo cung cấp nhân lực linh hoạt(nhân lực được đào tạo về kỹ thuật có thể dễ dàng chuyển đổi sang công việc phi kỹ thuật hơn trường hợp ngược lại)

Một bài học khác từ Đài Loan: Chính phủ định hướng cho học sinh tốt nghiệp trung học trong đó chỉ có khoảng 30% tiếp tục học đại học, còn lại 70% chuyển sang học các ngành nghề kỹ thuật mà nền kinh tế cần. Chính sách này tạo cho Đài Loan nguồn lao động phổ thông đáp ứng các nhu cầu phổ biến của các ngành công nghiệp do các doanh nghiệp nhỏ và vừa tạo ra mà không cần quá chú trọng vào việc đào tạo đại học và sau đại học

Nước láng giềng Malaysia cũng mang lại nhiều kinh nghiệm đáng quý trong việc phát triển nguồn vốn nhân lực. Để tăng cường nguồn lao động chất lượng cao cho phát triển kinh tế, Malaysia đã có nhiều chương trình nhằm thu hút nhân tài từ các nước cũng như hồi hương các trí thức Malaysia bổ sung cho nguồn nhân lực của quốc gia và đống thời giảng dạy tại các trường đại học của nước này như: giảm thuế thu nhập cá nhân đối với kiều hối chuyển về nước trong vòng hai năm kể từ khi nhập cư, giảm thuế nhập khẩu cho các đồ dùng cá nhân mang về nước gồm cả hai xe ô tô cho mối gia đình …

Nhật Bản là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Họ đặc biệt chú trọng việc giáo dục văn hóa làm việc và ứng xử nghề nghiệp. Hoạt động giáo dục văn hóa nghề nghiệp cho người lao động trong các cơ sở kinh tế được pháp luật quy định phải triển khai thường xuyên và song song với các hoạt động đào tạo tay nghề chuyên môn. Người lao động trong các công ty Nhật Bản được học tập văn hóa làm việc, văn hóa ứng xử và văn hóa xây dựng tập thể công ty để gắn bó suốt đời với công ty, hình thành lối sống, nhân

cách chung của người Nhật Bản và lối sinh hoạt,kỷ luật của công ty. Quá trình này diễn ra liên tục không ngừng và cũng dần dần trở thành một nét văn hóa của Nhật Bản.

Như vậy, với những bài học kinh nghiệm này, Việt Nam cần xây dựng một số giải pháp chiến lược và đẩy mạnh thực hiện chúng trong tiến trình phát triển đất nước của mình.

2. Một số giải pháp chiến lược

a. Giải pháp hạn chế mất cân đối trong giáo dục

Cân đối cơ cấu sinh viên tham gia các trường đại học và trường nghề: điều quan trọng và cấp thiết nhất chính là nâng cao nhận thức của học sinh cũng như của toàn xã hội về các loại hình đào tạo và nhu cầu xã hội hiện nay. Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển giáo dục tại các trường nghề nhằm giảm bớt tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ” cần áp dụng một số biện pháp sau:

Một là, cải thiện và nâng cao công tác hướng nghiệp cho học sinh tại thời điểm phù hợp. Nhiều chuyên gia về lao động việc làm cho rằng, với tình hình phát triển nhân lực hiện nay, Việt Nam có thể áp dụng mô hình đào tạo kép của Cộng hòa Liên bang Đức. Theo đó, học sinh được định hướng nghề nghiệp từ khi học ở bậc trung học cơ sở. Những học sinh đăng ký học nghề sẽ được các trường nghề đào tạo lý thuyết cơ bản tại trường, kết thúc phần học lý thuyết, học sinh được đưa vào đào tạo thực hành tại các trường nghề của các doanh nghiệp. Với cách đào tạo này, 80% học sinh học nghề ra trường có tay nghề rất vững và có thể ở lại làm việc ngay tại doanh nghiệp với mức thu nhập ổn định.

Hai là, nghiên cứu nghiêm túc về xu hướng nghề trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm phù hợp với tình hình hiện nay để học sinh có được những định hướng tốt nhất cho ngành nghề mình lựa chọn, đồng thời tạo điều kiện giúp doanh nghiệp có cơ hôi liên kết đào tạo và tuyển dụng trực tiếp. Ví dụ một số khu công nghiệp đã

hình thành trường dạy nghề hoặc trung tâm dạy nghề của mình và đã bước đầu có kết quả như khu công nghiệp Dung quất, khu công nghiệp Bình dương, khu công nghiệp Hà nội

Cân đối giáo dục giữa các vùng: Cân đối giáo dục giữa các vùng sẽ đạt được khi tất cả mọi vùng miền trên đất nước đệu nhận được sự quan tâm và hỗ trợ phát triển giáo duc, đặc biệt chú trọng tới vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo và các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. Tại các vùng này, các giải pháp sẽ chủ yếu thực hiện trên các phương diện như:

Một là để giải quyết tình trạng thiếu số lượng và kém về chất lượng của giáo viên cần áp dụng chính sách luân chuyển hợp lý số lượng giáo viên và áp dụng các chính sách đãi ngộ phù hợp; bên cạnh đó, không những cần đẩy mạnh nâng cao trình độ cho giáo viên mà cần quan tâm hơn nữa tới công tác định hướng cho giáo viên về quá trình giảng dạy tại các vùng miền khó khăn để chuẩn bị tốt nhất về mặt tinh thần cũng như chủ động trong áp dụng các phương pháp giáo dục

Hai là đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất cho các trường học, trung tâm giáo dục. Cơ sở vậy chất được hỗ trợ không chỉ thông qua ngân sách quốc gia mà nên chú ý đến việc kêu gọi hỗ trợ từ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước.

b. Giải pháp nâng cao vai trò của NN trong quản lý giáo dục

Giải pháp này cần được thực hiện theo một số hướng chính như sau:

Một là chủ động đổi mới quản lý giáo dục thông qua xây dựng một bộ máy quản lý giáo dục đồng bộ và hiệu quả, không còn hiện tượng quản lý chồng chéo giữa các bộ ngành quản lý. Bên cạnh đó, việc thực hiện công khai hoá về chất lượng giáo dục, nguồn lực cho giáo dục và tài chính của các cơ sở giáo dục, thực hiện giám sát xã hội đối với chất lượng và hiệu quả giáo dục là cần thiết. Đặc biệt

để theo kịp xu hướng quản lý mới cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm “tin học hóa” quản lý giáo dục ở các cấp.

Hai là phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cả về số lượng và chất lượng. Về số lương cần được tăng cường thông qua việc tăng cường trực tiếp đội ngũ nhà giáo cho các cơ sở giáo dục, đồng thời có chính sách học bổng đặc biệt để thu hút các học sinh giỏi vào học tại các trường sư phạm. Về tăng cường chất lượng bằng các biện pháp như tổ chức các chương trình đào tạo đa dạng nhằm nâng cao chuẩn trình độ đào tạo cho đội ngũ nhà giáo; tăng cường các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên theo các chương trình tiên tiến, các chương trình hợp tác với nước ngoài để đáp ứng được nhiệm vụ nhà giáo trong tình hình mới. Đặc biệt cần lưu ý rằng ta các chính sách khuyến khích tham gia giáo dục thông qua chế độ đãi ngộ xứng đang không chỉ dành cho đội ngũ nhà giáo trong nước mà còn hướng tới các nhà khoa học nước nước ngoài có uy tín và kinh nghiệm, các trí thức Việt kiều tham gia giảng dạy và nghiên cứu khoa học tại Việt Nam.

Ba là thúc đấy đổi mới chương trình và tài liệu giáo dục phù hợp với thời đại

thông qua việc thay đổi đồng bộ và liên tục cập nhật những thông tin mới, nguồn thức mới về khoa học công nghệ vào chương trình giáo dục đào tạo; thực hiện các chương trình đổi mới về dạy học các môn học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là chương trình nâng cao hiệu quả dạy, học và sử dụng tiếng Anh.

Bốn là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho giáo dục. Hoàn thành việc xây dựng chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất kỹ thuật cho tất cả các loại hình trường nhằm đảm bảo những điều kiện vật chất cơ bản thực hiện việc đổi mới quá trình dạy học. Trong đó, chú trọng đến chuẩn hóa phòng học, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn và trang thiết bị dạy học ở các cấp học, đặc biệt là đồ dùng an

toàn đối với trẻ em . Bên cạnh đó,đầu tư xây dựng hệ thống thư viện điện tử dùng chung và kết nối giữa các trường đại học trong phạm vi quốc gia, khu vực và quốc tế. Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở các trường đại học trọng điểm.

Năm là chủ động xã hội hóa giáo dục qua việc xây dựng cơ chế học phí mới

nhằm đảm bảo sự chia sẻ hợp lý giữa nhà nước, người học và các thành phần xã hội. Đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện cho việc mở các trường đại học chất lượng cao, 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.

Sáu là, phát triển giáo dục dành cho trẻ em khuyết tật - một đối tượng đặc biệt trong xã hội thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu các phương pháp giáo dục thích hợp cho từng dạng khuyết tật; tăng cường bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên các trường chuyên biệt và trường dạy học sinh hòa nhập. Hơn nữa cần khuyến Khuyến khích sự hợp tác hoạt động giữa các đơn vị giáo dục trẻ khuyết tật và các cơ quan ban ngành đoàn thể nhằm tạo điều kiện tốt nhất về chất lượng giáo dục cũng như đáp ứng nhu cầu việc làm cho học viên sau khi ra trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Giải pháp đổi mới phương pháp giáo dục

Phương pháp dạy học có ảnh hưởng trực tiếp và rất lớn tới trí lựu, tâm lực và thể lực của học sinh,sinh viên. Phương pháp dạy học tốt thì sẽ cho ra sản phẩm tốt, phương pháp chưa tốt sẽ cho ra những sản phẩm con người giống như “gà công nghiệp”.Do phương pháp dạy và học cũ của hệ thống giáo dục Việt Nam là thụ động nên không đem lại hiệu quả cao cho người học. Vì vậy, cần phải có những giải pháp thiết thực để đổi mới phương pháp dạy và học nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục như:

Đổi mới về tư tưởng, lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm trong quá trình

dạy và học phát huy tính tích cực, tính chủ động tự học trong học tập và nghiên

quản lý của giáo viên. Thực chất của quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm, được xem như là một hệ thống phương pháp dạy học có thể đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đổi mới hiện nay.

Nâng cao công tác đào tạo kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên: Trong khi việc đào tạo kỹ năng mềm tại các trường Đại học trên thế giới rất được chú trọng, thì quá trình giảng dạy môn học này ở nước ta vẫn chưa thực sự được tiến hành. Những sinh viên du học nước ngoài khi về nước có khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm nổi bật hơn nhiều so với các bạn được đào tạo trong nước. Điều đó cho thấy, khi được thay đổi phương pháp giáo dục thì sinh viên Việt Nam có thể phát triển tốt hơn các thể mạnh về tư duy, sáng tạo và sự năng động của mình. Do đó, tiến hành đưa kỹ năng mềm vào giảng dạy cho sinh viên là điều vô cùng cần thiết, đặc biệt là trong thời kỳ hội nhập. Tuy nhiên để việc đào tạo thực sự có hiệu quả, cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo kỹ năng mềm hợp lí, khoa học theo các hình thức phong phú đa dạng mà hiệu quả như học qua trải nghiệm, thực hành nhiều bài tập, học theo nhóm, kết hợp thảo luận mở, thảo luận nhóm, trình bày, trò chơi, thuyết giảng ngắn, đóng vai, thực hành...

Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học: Triển khai áp dụng CNTT trong dạy và học nhằm phát huy tính tích cực tự học, tự tìm tòi thông tin qua mạng internet của người học; tạo điều kiện để người học có thể học ở mọi nơi, mọi lúc, tìm được nội dung học phù hợp. Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính,tổ chức các khóa học trên mạng, tăng tính mềm dẻo trong việc lựa chọn cơ hội học tập cho người học.

Đổi mới trong việc ra đề thi và phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, sinh viên: kết hợp câu hỏi và trắc nghiệmkhách quan trong một

đề thi, đánh giá điểm học trình qua các bài thảoluận nhóm, thuyết trình, tiểu luận, thi vấn đáp nhằm kích thích khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên.

d. Giải pháp đẩy mạnh giáo dục kĩ năng sống, kỉ luật và văn hoá

Trong một xã hội đầy biến động, vấn đề kỹ năng sống, kỹ năng xã hội trở nên rất cần thiết với giới trẻ khi đối diện với các vấn đề xảy ra trong cuộc sống.Trong khi đó chương trình học hiện nay lại chủ yếu quan tâm đến kiến thức hàn lâm trong khi những tri thức vận dụng cho đờisống hàng ngày bị thiếu vắng. Do đó, nâng cao công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên là nhu cầu cấp thiết để thực hiện mục tiêu giáo dục con người toàn diện trên các phương diện đức, trí,thể, mỹ. Để làm được điều đó, cần phải có chương trình giáo dục phù hợp:

Đưa kĩ năng sống vào trong chương trình học chính khóa: lồng ghépgiáo dục kĩ năng sống trong các môn học, từng bài học, chủ đạo là môn Giáodục Công dân, môn Lịch sử, …Bên cạnh đó,việc lồng ghépnày sẽ không dừng lại ở mức giảng dạy lý thuyết mà sẽ cụ thể hóathành từng trường hợp, hoàn cảnh để học sinh có kỹ

Một phần của tài liệu vốn nhân lực: vai trò của giáo dục và y tế đối với phát triển và thực trạng (Trang 30 - 38)