3.3.CÁC KIẾN NGHỊ: 3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ:

Một phần của tài liệu Nội dung công tác xử lý bảo đảm tiền vay.docx (Trang 56 - 57)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ:

3.3.1.1.Hoàn thiện cơ chế đảm bảo tiền vay:

Cần có một cơ chế đảm bảo tiền vay theo hướng không qui định thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh là điều kiện vay vốn mà khách hàng vay bắt buộc phải thực hiện hoặc được “ưu đãi” miễn thực hiện, mà chỉ nên qui định có tính khuôn khổ pháp luật tách bạch rõ ràng tín dụng theo hướng thương mại và theo chính sách. Đối với tín dụng thương mại thì đưa ra nhiều biện pháp đảm bảo tiền vay một cách phong phú, đa dạng, trên cơ sở đó các tổ chức tín dụng lựa chọn khách hàng, lựa chọn các dự án để tự quyết định cho vay cần có đảm bảo hoặc không cần có đảm bảo bằng tài sản. Việc thực hiện được tiến hành đối với khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt đối xử. Đối với tín dụng theo chính sách tức tín dụng ưu đãi của Nhà nước đối với một số đối tượng khách hàng và dự án cần thiết thì do Chính phủ chỉ định cho vay và không cần biện pháp đảm bảo bằng tài sản, khi bị tổn thất do các nguyên nhân khách quan về các khoản vay thì được Chính phủ xử lý

- Nâng cao quyền tự quyết, tự chịu trách nhiệm của Ngân hàng và khách hàng trong việc quyết định cho vay và nghĩa vụ trả nợ; Nhà nước không can thiệp quá sâu vào quá trình quyết định cho vay và đi vay của Ngân hàng và khách hàng.

- Ngân hàng sẽ lựa chọn khách hàng có uy tín, hiệu quả, có khả năng trả nợ để cho vay, lựa chọn biện pháp đảm bảo tiền vay phù hợp cho cả hai bên, như vậy sẽ giảm bớt việc cho vay bị động phụ thuộc vào Ngân hàng, giảm bớt việc nhận bất cứ tài sản thế chấp, cầm cố để cho vay nên sẽ bớt tồn động nhiều tài sản cần xử lý.

Một phần của tài liệu Nội dung công tác xử lý bảo đảm tiền vay.docx (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(65 trang)
w