Thực trạng lập kế hoạch tiền lương tại Công ty:

Một phần của tài liệu Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12).DOC (Trang 44 - 53)

2. Thực trạng quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số

2.1. Thực trạng lập kế hoạch tiền lương tại Công ty:

2.1.1. Xây dựng quỹ tiền lương kế hoạch năm 2009:

- Thành phần tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch để xây dựng đơn giá tiền lương của Công ty chỉ bao gồm quỹ tiền lương theo định mức lao động.

- Tổng quỹ tiền lương năm kế hoạch của hoạt động sản xuất:

Vkh = Lđb x TLmindn x ( Hcb + Hpc ) x 12 tháng

Trong đó: Lđb - Lao động định biên của Doanh nghiệp.

TLmindn - Mức tiền lương tối thiểu của Doanh nghiệp. Hcb - Hệ số cấp bậc.

Hpc - Hệ số phụ cấp.

* Xác định lao động định biên của Doanh nghiệp ( Lđb ):

Năm 2009 Công ty tập trung đầu tư hiện đại hoá máy móc, thiết bị thi công giải phóng sức lao động thủ công, do đó năng suất lao động được nâng cao. Công ty xây dựng NSLĐ năm 2009 là 91 triệu đồng/người/năm ( tính theo giá trị doanh thu ).

Doanh thu xây lắp theo kế hoạch 2009 là: 176.000.000.000 đồng. Vậy Lđb = 176.000.000.000đ : 91 Triệu đ/người/năm = 1940 người.

Qua thống kê lao động: Bộ phận lao động gián tiếp chiếm 12% tổng số CBCNV của công ty.

Vậy - Bộ phận gián tiếp kế hoạch 2009 là: 233 người

Bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất kế hoạch 2009 là: 1707 người. Lao động được phân bổ từng khu vực như sau:

Khu vực Hà Nội: 200 người Khu vực Nam Định: 500 người. Khu vực các tỉnh còn lại: 1007 người

* Xác định mức tiền lương tối thiểu của Doanh nghiệp:

TLmindn1người/tháng = ( 350.000 x 3/4 + 450.000 x 1/4 ) đồng x ( 1 + Kđc )

TLmindn là mức tiền lương tối thiểu của Doanh nghiệp + Kđc: Là hệ số điều chỉnh. Kđc = K1 + K2

+ K1 là hệ số điều chỉnh theo vùng, Công ty có 3 khu vực đang hoạt động và theo Nghị định 28CP của Chính phủ ngày 28/03/1997 thì K1 tương ứng là:

Thành phố Hà Nội: 200 người, K1 = 0,3 Nam Định: 500 người, K1= 0,2 Các tỉnh còn lại: 1007 người, K1 = 0,1

K1 bình quân = (0,3 1940x 200) + (0,2 x 500) + (0,1 x 1007) = 0,134

+ K2 là hệ số điều chỉnh của ngành Xây dựng, theo quy định K2 = 1,2 Vậy Kđc = K1 + K2= 0,134 + 1,2 = 1,334

TLmindn = (350.000 x 3/4 + 450.000 x 1/4)đ x (1 + 1, 334) = 1.053.000 đ So sánh với quy định tại Nghị định 94/2006/NĐ–CP ngày 07/09/2006 cho phép thì tiền lương tối thiểu của Công ty được áp dụng trong khung từ

* Xác định hệ số cấp bậc và hệ số phụ cấp: - Xác định hệ số cấp bậc:

+ Hệ số cấp bậc công nhân của Công ty: Hcbcn = 2,60 + Hệ số cấp bậc của lao động gián tiếp: Hcblđgt = 3,00 Vậy hệ số cấp bậc chung của lao động sẽ là:

Hcbchung = [ (2,6 x 1707) + ( 3,0 x 233) ] : 1940 = 2,650 - Xác định hệ số phụ cấp Hpc:

+ Phụ cấp lưu động của ngành là 0,2 so với mức lương tói thiểu. Quy theo mức lương cấp bậc bình quân của công ty = 0,2 / 2,65 = 0,071

+ Tính hệ số phụ cấp trách nhiệm:

Công ty có 6 cán bộ hưởng phụ cấp trách nhiệm mức 0,5 11 cán bộ hưởng mức 0,4

21 cán bộ hưởng mức 0,3

Hpctnbq = [ (6 x 0,5) + (11 x 0,4) + (21 x 0,3) ] : 1940 = 0,007 Tổng hệ số phụ cấp: Hpc = 0,071 + 0,007 = 0,078

* Xác định quỹ lương kế hoạch 2009: - Quỹ lương chính:

Vc = Lđb x TLmindn 1 người/tháng x ( Hcb + Hpc ) x 12 tháng

= 1940 x 700.000đ x ( 2,65 + 0,078 ) x 12 = 44.455.488.000 đồng. - Quỹ lương bổ sung:

Vbs là quỹ lương trả cho CBCNV được nghỉ hàng năm như: nghỉ Lễ, Phép năm, học tập, hội họp của CBCNV gián tiếp.

Tổng số ngày nghỉ Lễ, Tết, Phép: 20ngày/người/năm Hệ số lương bình quân thực tế của toàn Công ty: 2,65

Số CBCNV trong biên chế toàn Công ty: 609 người ( trong đó cán bộ nhân viên gián tiếp là 157 người )

+ Quỹ lương hội họp cho CB gián tiếp là: ( 1công/người/năm ) = ( 450.000 x 3,0 x 157 ) : 26 = 8,2 triệu đ

Tổng quỹ lương bổ sung = 560 + 8,2 = 568,2 triệu đ

Vậy Quỹ lương KH 2009 = Quỹ lương chính + Quỹ lương bổ sung

= 44.455.488.000 + 568.200.000 = 45.023.688.000 đ

2.1.2. Xác định đơn giá tiền lương theo Doanh thu:

Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 và kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009. Công ty lập chỉ tiêu doanh thu năm 2009 là 176 tỷ đồng

Đơn giá tiền lương theo doanh thu = 45.023.688.000176.000.000.000 = 252 đ/1000DT

(Như vậy, để sản xuất ra 1000đ doanh thu phải chi phí hết 252đ tiền lương)

2.1.3. Phân phối tiền lương, thu nhập cho cán bộ công nhân viên:

Để việc trả lương, phân phối thu nhập cho CBCNV bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai minh bạch, khuyến khích người lao động có tài năng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, năng suất lao động cao, sự đóng góp của người lao động cho Công ty.

Căn cứ vào Nghị định 114/2002/NĐCP ngày 31/12/2002 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động và tiền lương.

Công ty quy định tạm thời cách tính trả lương, thu nhập hàng tháng cho CBCNV làm việc tại Công ty như sau:

2.1.3.1. Lương trả cho CBNV gián tiếp:

► Lương trả cho bộ phận gián tiếp làm việc tai văn phòng công ty, văn phòng đơn vị thành viên ( Công ty, Chi nhánh ).

* Tổng quỹ lương: trả cho cán bộ công nhân viên khối Văn phòng hàng tháng căn cứ vào kế hoạch định mức quỹ lương và kết quả sản xuất kinh doanh để xác định.

Lương trả cho cán bộ công nhân viên gồm 2 phần:

- Lương cơ bản và phụ cấp: Trả theo chế độ tiền lương ( Hệ số lương cấp bậc + Phụ cấp ) x Mức lương tối thiểu vùng theo quy định hiện hành của Chính phủ.

- Lương năng suất: Trên cơ sở kết quả SXKD hàng tháng ( lương NSLĐ ) trả từng đối tượng theo kết quả phân loại các hệ số K1, K2 của từng người.

▪ Hệ số K1: K1 xác định theo nhóm là biểu hiện mức độ trách nhiệm công tác được giao của từng người ( trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác )

Hệ số K1 được quy định như sau:

Nhóm Theo công việc đảm nhận K1

Lãnh đạo, Quản lý

1 Giám đốc Cty 6

2 Phó giám đốc, Kế toán trưởng Cty 5

3 Trưởng phòng, Trưởng ban QLDA, Trưởng BCH, P. Giám đốc

Chi nhánh 3

4 Phó phòng Cty, Trưởng phòng Chi nhánh, Phó ban QLDA, phó

BCH 2,5

Chuyên viên văn phòng 5 Phụ trách công tác chính, có trình độ, khả năng giải quyết công

việc độc lập, có trách nhiệm cao 1,4 - 1,7 Nhân viên văn phòng 6 Nhân viên khác theo tính chất công việc cụ thể đang đảm nhận 1,4 Thủ kho, lái xe 7 Theo trình độ chuyên môn, thâm niên công tác và trách nhiệm

công việc đang đảm nhận 1,2

Nhân viên phục vụ tạp vụ 8 Đảm nhiệm các công việc bảo vệ Văn phòng, trụ sở, cấp dưỡng, tạp vụ, công việc có tính chất giản đơn, phổ thông 0,8

* Tiêu chuẩn xếp loại:

- Đối với nhóm chuyên viên:

+ Tốt nghiệp Đại học, làm việc đúng chuyên ngành.

+ Phải chủ trì những phần việc về kinh tế, kỹ thuật, nghiệp vụ, có khả năng làm việc độc lập, khả năng giải quyết, nghiên cứu đề xuất, soạn thảo và chuẩn bị các văn bản, báo cáo thuyết trình bảo vệ các phần việc của mình chủ trì.

+ Có kinh nghiệm trong công tác chuyên môn trên 3 năm. - Đối với nhóm nhân viên:

+ Tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học làm công việc không đòi hỏi độ phức tạp cao.

+ Đảm nhận những công việc cụ thể, có độ phức tạp trung bình, biết chuẩn bị và soạn thảo các văn bản thuộc lĩnh vực công tác của mình.

+ Có kinh nghiệm trong công tác dưới 3 năm. ▪ Hệ số K2:

K2 là hệ số điều chỉnh K1: biểu hiện mức độ tham gia đóng góp trực tiếp vào quá trình SXKD của từng người để tạo ra kết quả SXKD hàng tháng, đồng thời khuyến khích mọi người lao động tích cực để hoàn thành nhiệm vụ

K2 được xác định trên cơ sở phân loại A, B, C, D Loại A: K2 = K1

Loại B: K2 = 0,9 K1 Loại C: K2 = 0,7 K1 Loại D: K2 = 0,5 K1

Tiêu chuẩn phân loại A, B, C, D Loại A:

- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đảm bảo đầy đủ ngày, giờ công trong tháng. - Không vi phạm kỷ luật lao động.

Loại B:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có thời gian nghỉ việc từ 3 – 5 ngày/tháng có lý do chính đáng và được phép.

- Không vi phạm kỷ luật lao động. Loại C:

- Hoàn thành nhiệm vụ được giao.

- Có thời gian nghỉ việc từ 6 – 8ngày/tháng có lý do chính đáng và được phép.

- Không vi phạm kỷ luật lao động. Loại D:

Do hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn hoặc do bản thân ốm đau phải nghỉ việc từ 9 ngày trong tháng trở lên làm ảnh hưởng đến năng suất lao động và thời gian công tác.

Về thời gian tác nghiệp:

Thời gian đi học bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế, nghiệp vụ, kỹ thuật ngắn ngày do Tổng công ty triệu tập hoặc Công ty cử mà vẫn hoàn thành

nhiệm vụ được giao và thời gian nghỉ theo chế độ Nhà nước vẫn được coi là thời gian làm việc để xét hưởng lương năng suất lao động.

Tiền lương NSLĐ hàng tháng được tính theo công thức sau:

TL NSLĐng tháng = Tổng TL được tăng lên theo Doanh thu tháng ∑ K1 x K2/ng tháng

Tổng tiền lương hàng tháng của từng người được tính theo công thức sau:

Tổng TL= (Lương CB + PC) +

Tổng TL tăng lên theo sản lượng tháng

x K2/ng tháng ∑ K1

► Lương CBNV Ban quản lý, điều hành tại công trường trực thuộc công ty:

Nhóm Theo công việc Mức lương

Ban chỉ huy 12 Trưởng Ban, trưởng chỉ huyPhó Ban, phó chỉ huy 4.500.000 Đồng4.000.000 Đồng

Kỹ sư phụ trách công

việc chính 3

Thi công, giám sát chất lượng, nghiệm thu tại hiện trường, tập hợp hồ sơ trình duyệt quyết toán

3.500.000 Đồng

Kỹ sư, cử nhân 4 Nghiệp vụ, ATLĐ, Trắc địa công trình 3.200.000 Đồng

Cao đẳng, Trung cấp 5 Kỹ thuật, nghiệp vụ Từ 2.200.000 đến 3.200.000 Đồng Công nhân, Nhân viên phục vụ 6 Thủ kho, thủ quỹ 2.100.000 Đồng

7 Bảo vệ hiện trường 2.100.000 Đồng

8 Trực Điện - nước, VH máy XD hiện trường 2.100.000 Đồng 9 Cấp dưỡng + nấu nước hiện trường 1.800.000 Đồng 10 Vận hành cẩu xích + lốp 2.500.000 Đồng

11 Vận hành cẩu tháp 3.000.000 Đồng

- Mức thu nhập tại các công trình đặc biệt khó khăn, có tính phức tạp, điều kiện làm việc, đi lại khó khăn, khí hậu khắc nghiệt…tại địa điểm công trình thi công; Sau khi có đề xuất phương án lương của BCH công trình, Lãnh đạo Công ty sẽ quyết định mức lương cụ thể.

- Phụ cấp tổ trưởng sản xuất được hưởng 200.000 đồng/tháng; tổ phó làm an toàn viên hưởng phụ cấp 100.000 đồng/tháng.

- Mức thu nhập và phụ cấp trên được tính cho một tháng làm việc và không được tính công thêm giờ trừ các trường hợp đặc biệt phải trình Giám đốc Công ty duyệt.

Các công trình giao khoán: Các ông Đội trưởng, Trưởng chỉ huy, Chủ nhiệm công trình căn cứ vào khả năng, điều kiện của đơn vị mình có thể để trả lương cho người lao động, mức thấp nhất cũng bằng mức lương quy định của Công ty, Công ty khuyến khích trả lương cao hơn mức lương quy định của Công ty.

► Lao động hợp đồng, thử việc hưởng lương thời gian:

Đối với cán bộ nhân viên hợp đồng lao động thử việc, hợp đồng lao động có thời hạn tại Văn phòng Công ty, Chi nhánh và các công trường được thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng thấp nhất cũng bằng lương cơ bản + phụ cấp ( nếu có ) cộng với lương năng suất với hệ số K1 = 1 tương ứng với vị trí làm việc.

2.1.3.2. Lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:

Lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất dưới 2 hình thức: - Lương sản phẩm:

+ Trả trực tiếp không hạn chế căn cứ vào khối lượng, chất lượng và đơn giá sản phẩm được duyệt.

+ Lương khoán gọn phần việc, hạng mục, khoán gọn công việc. - Lương thời gian:

Áp dụng cho công nhân phục vụ tại các tổ Điện, Máy gồm: Trực điện thi công, Vận hành máy đầm, trộn vữa, trộn bê tông đổ tại chỗ, Bảo vệ hiện trường trả cố định lương tháng không tính công thêm giờ.

2.1.3.3. Thời gian làm việc:

Theo quy định hiện hành của Bộ Luật lao động áp dụng cho khối sản xuất kinh doanh là 26 ngày/tháng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiệc công tác quản lý tiền lương tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 12 (VINACONEX 12).DOC (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w