XUẤT GIẢI PHÁP GIÁO DỤC NĂNG LỰC THẨM MỸ QUA MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT CỒN TIÊN

Một phần của tài liệu SKKN: Giáo dục năng lực thẩm mỹ qua môn Ngữ Văn cho học sinh trường Trung học Phổ thông Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị (Trang 25 - 28)

MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT CỒN TIÊN

Từ thực tiễn đời sống dân cư trên địa bàn huyện Gio Linh và thực tiễn đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; hoàn cảnh học sinh; cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy; truyền thống 30 năm của trường THPT Cồn Tiên, chúng tôi xin được đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh của trường bằng con đường giáo dục thẩm mỹ qua việc giảng dạy môn Ngữ Văn.

1. Trước hết phải thống nhất về mặt nhận thức: giáo dục thẩm mỹ cho học sinh THPT không phải là môn học thay thế bộ môn Giáo dục công dân hiện nay. Cần xem việc điều tra, khảo sát và đề xuất kiến nghị ở đây như một con đường, một giải pháp bổ trợ cho việc nâng cao hiệu quả giáo dục

nhân cách hài hòa cho học sinh phổ thông để các em trở thành những công dân tốt trước xã hội. Trường THPT nào cũng có đội ngũ giáo viên dạy môn Ngữ Văn (nhiều trường THPT bộ môn này rất mạnh và đông) nên đây là một lợi thế trong việc góp phần hoàn thiện nhân cách học sinh. Nhà trường sẽ giao trách nhiệm và từng thành viên bộ môn cũng nhận thức rõ trách nhiệm để làm tốt hơn việc truyền thụ cái hay, cái đẹp của con người, cuộc đời vào tâm hồn học sinh để họ nuôi khát vọng vươn tới cái đẹp. Trong cuộc sống, chúng ta đã từng chứng kiến tác động mạnh mẽ của văn chương vào cuộc đời, vào lý tưởng sống của con người (một câu thơ của Tố Hữu về “chọn một dòng” nước; một hành khúc “Quay trái” của Maia Covski; một câu thơ của X. Exenhin làm bao nhiêu thanh niên Nga tự tử rồi một câu thơ của M. Covski lại cứu họ thoát khỏi tình trạng đó,…). Vậy tại sao dạy bộ môn Văn trong nhà trường lại không góp phần mạnh mẽ vào việc hoàn thiện nhân cách, định hướng lối sống, lý tưởng cho học sinh?

2. Phải đề nghị với cấp cao hơn về việc đổi mới toàn diện công tác giáo dục đào tạo, trong nhiều vấn đề đổi mới có vấn đề đổi mới chương trình sao cho giảm tải hơn, học sinh hứng thú học tập hơn, đối với môn Ngữ Văn

là phải chọn đưa vào những tác phẩm hay hơn để giáo viên có điều kiện phát huy. Mặt khác, bản thân người giáo viên dạy văn phải ý thức được tính đặc thù của bộ môn mình để không ngừng tìm tòi, trau dồi kiến thức để mỗi lần lên lớp là một lần khiến học sinh rung động, hứng thú, tránh kiểu lên lớp vô cảm, dạy văn kiểu “thợ dạy” như công chức trên lớp.

3. Đội ngũ giáo viên dạy văn hiện tại ở trường THPT Cồn Tiên quá mỏng (chỉ có 04 người), không thể đáp ứng yêu cầu giờ dạy trên lớp, chưa nói gì đến chăm lo giáo án của mình thật chỉn chu, tìm tòi cái hay, cái mới, cái có giá trị giáo dục mang tính thẩm mỹ cao để truyền thụ cho học sinh. Mặt khác, cũng phải nhắc đến một điều rất cũ, tình trạng chung của cả nước chứ không phải chỉ trường chúng tôi: mức lương giáo viên quá bèo bọt, kéo theo đời sống người thầy giáo quá bấp bênh khiến việc đòi hỏi họ thật tâm huyết, thật gắn bó, say mê với nghề cũng gặp hạn chế không nhỏ. Báo Thanh niên ngày 9.10.2012 trong bài Còi cọc đồng lương bấp bênh việc làm đưa ra một bảng so sánh lương trung bình của giáo viên ở Việt Nam là 1.200 USD/ năm trong tương quan lương giáo viên ở Luxembourg là 95.043 USD/ năm, Hàn Quốc là 46.337 USD/ năm,…dẫn đến tình trạng nhiều người không chọn sư phạm làm nghề nghiệp. PGS. Vũ Trọng Rỹ, Viện khoa học giáo dục đã làm một trắc nghiệm: “Tôi đã hỏi hơn 500 GV ở 3 cấp với câu hỏi: nếu được chọn lại nghề khác thì ông (bà) có chọn nghề dạy học nữa không? Kết quả là số GV không còn muốn làm nghề giáo ở cấp tiểu học là 40,9 %, THCS là 59 %, và THPT là 52,4 %. Thế là có ít nhất một nửa giáo viên không muốn làm nghề dạy học nữa” (Thanh niên, số 283 (6135), Thứ Ba 9.10.2012, tr.8). Đấy là thực tế người quản lý không thể không suy ngẫm.

4. Riêng ở trường THPH Cồn Tiên, về thiết bị dạy học, hiện nay đã có 2 projester phục vụ cho việc dạy học bằng công nghệ thông tin. Tuy nhiên, như thế là quá ít. Chúng tôi đề nghị ít nhất trang bị thêm 2 đèn chiếu nữa, trong đó nên bố trí 2 phòng học lắp sẵn đèn chiếu trên trần, giáo viên đăng ký lúc trường lập Thời khóa biểu, từ đó xếp cho các giáo viên đã đăng ký

giờ dạy vào phòng ấy theo giờ cố định và chỉ cần một chiếc điều khiển là đủ. Ngoài ra có 2 chiếc để cơ động khi giáo viên có nhu cầu dạy ở phòng khác. Dạy học bây giờ nếu không có trợ giúp của projester thì rất hạn chế, nhất là giờ dạy văn cần cho học sinh thấy những hình ảnh, đoạn phim…minh họa nhằm gây hứng thú cho giờ học.

KẾT LUẬN

1. Giáo dục năng thẩm mỹ phải làm cho người học cùng một lúc thực hiện được cả hai mục tiêu: có khả năng nắm bắt được tri thức thẩm mỹ (lý thuyết) và vận dụng được tri thức ấy vào mỗi hành vi trong cuộc sống (thực hành). Vì vậy, đây là một hình thức giáo dục mang tính tổng hợp, cần có sự phối hợp của nhiều tổ chức. Đối với học sinh của trường THPT Cồn Tiên, đó là BGH, thầy cô bộ môn, Đoàn Thanh niên,…tổ chức cho các em được tiếp nhận và thực hành tri thức, nhất là tổ chức các hoạt động (mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, dã ngoại, văn nghệ,…) để học sinh có điều kiện tham gia và bộc lộ kỹ năng thẩm mỹ.

2. Sáng kiến kinh nghiệm này mới chỉ là bước đầu tiên chúng tôi thể nghiệm về vấn đề này, những số liệu điều tra cũng như những nhận xét ở đây cũng mới dựa trên cơ sở của một trường. Để có kết luận thật sự đủ sức thuyết phục, phải trên cơ sở một sự khảo sát ở diện rộng hơn, công phu hơn, với nhiều tham số hơn. Hi vọng trong thời gian tới, nếu có điều kiện thực hiện tiếp sáng kiến này, chúng tôi sẽ tổ chức thực hiện những công việc trên quy mô, đầy đủ hơn (mở rộng diện điều tra ra các trường khác, tăng tiêu chí điều tra, thiết kế bài dạy mang tính kỹ năng,… ) để góp phần vào việc hoàn thiện nhân cách, để học sinh trở thành những công dân xứng đáng là chủ nhân của thế kỷ XXI.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Tài liệu………của huyện Gio Linh 2. Tài liệu……….của trường THPT Cồn

Tiên

3. Lê Ngọc Trà, 1994, Đại cương mỹ học, NXB VHTT, Hà Nội. 4. Đỗ Văn Khang, 1997, Đại cương mỹ học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5. Nguyễn Khắc Sính, 2004, Vấn đề giáo dục thẩm mỹ cho sinh viên

trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Đề tài NCKH cấp Bộ.

Một phần của tài liệu SKKN: Giáo dục năng lực thẩm mỹ qua môn Ngữ Văn cho học sinh trường Trung học Phổ thông Cồn Tiên, tỉnh Quảng Trị (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)