Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.docx (Trang 30 - 38)

II. Nguồn vốn dài hạn 1.726 4,35 4.084 7.84 6.935 10,

2.2.2.2 Tình hình sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.

Vốn lưu động của Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang chiếm tỷ trọng lớn hơn vốn cố định và tỷ lệ này khá ổn định so với các năm. Tuy nhiên cùng với sự gia tăng về tổng vốn thì vốn lưu động cũng tăng dần lên theo từng năm. Vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước để mua sắm, đầu tư tài sản lưu động. Để xem xét tình hình sử dụng vốn lưu động ta hãy phân tích sự biến động của tài sản lưu động theo các năm qua bảng tính toán sau:

Biểu 07: Cơ cấu tài sản lưu động

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Số tiền % Số tiền % Số tiền %

I. Vốn dự trữ. 5.458 24,1 8.766 29,35 13.264 38,06

1. Nguyên vật liệu tồn kho. 919 4,06 1.010 3,38 1.478 4,24 2. Công cụ, dụng cụ trong kho. 147 0,65 242 0,81 540 1,55 3. CP sản xuất kinh doanh dd. 473 2,09 1.004 3,36 1.122 3,22 4. Thành phẩm tồn kho. 1.299 5,74 1.765 5,91 2.426 6,96

5. Hàng hoá tồn kho. 2.425 10,71 4.582 15,34 7.504 21,53 6. Hàng gửi bán. 195 0,86 163 0,55 194 0,56

II. Vốn lưu động. 17.182 75.9 21.103 70,65 21.591 61,94

1. Vốn bằng tiền 4.394 19.4 5.183 17,34 3.552 10,19 2. Các khoản phải thu 11.052 48.8 14.256 47,73 14.307 41,04 3. TSLĐ khác. 1.736 7.7 1.664 5,58 3.732 10,71

Tổng cộng TSLĐ 22.640 100 29.869 100 34.855 100

( Báo cáo quyết toán năm 2005,2006, 2007)

-Tình hình dự trữ:

Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước vừa sản xuất, chế biến, vừa kinh doanh. Do đó hàng tồn kho chủ yếu là nguyên vật liệu, thành phẩm và hàng hóa tồn kho, bên cạnh đó Công ty cũng dự trữ công cụ, dụng cụ hàng gửi bán nhưng không đáng kể.

Hàng tồn kho so với tổng tài sản chiếm tỷ trọng khá nhỏ chỉ từ 24,1% đến 38,06%, nhưng sự biến động của nó qua các năm lại lớn, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 60,6%; năm 2007 tăng so với năm 2006 là 51,3% do loại hình hoạt động kinh doanh nên loại hàng này còn tuỳ thuộc vào thị trường, có lúc tiêu thụ được, có lúc nhu cầu thị trường lại giảm. Để đảm bảo quản lý tốt nguồn hàng dự trữ của Công ty, đòi hỏi người quản lý phải tính toán chính xác mức độ tiêu dùng, dự đoán xu hướng biến động thị trường để điều chỉnh lượng hàng dự trữ sao cho hợp lý nhất.

Một trong những biện pháp để các nhà quản lý dự đoán được mức hàng hoá dự trữ là tính toán chỉ tiêu liên quan đến dự trữ. Trong đó có đủ chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh.

Tài sản lưu động - Dự trữ Khả năng thanh toán nhanh =

Nợ nhắn hạn

Biểu08: Ta có bảng số liệu tính toán sau

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1.Dự trữ 5.458 8.766 13.264

2. Nợ ngắn hạn 15.860 21.357 30.148 3. Tài sản lưu động 22.640 29.869 34.855 4. Khả năng thanh toán nhanh:(3)- (1)/(2) 1,08 0,2006 0,84

(Báo cáo quyết toán các năm 2005,2006,2007)

Do lượng hàng năm sau cao hơn năm trước làm cho khả năng thanh toán nhanh giảm dần, tỷ lệ này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ tồn kho. Do đó đối với các khoản nợ đến hạn phải trả thì tình hình tài chính của Công ty sẽ gặp khó khăn và dễ bị thiệt hại do vi phạm hợp đồng.

Như vậy, việc xác định mức dự trữ tối ưu có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty. Trong thời gian tới muốn phát triển Công ty phải xây dựng được kế hoạch dự trữ hợp lý, có như vậy tình hình tài chính của

Công ty mới được đảm bảo, tránh tình trạng ứ đọng vốn đồng thời hiệu quả sử dụng vốn cũng được nâng cao.

- Vốn bằng tiền:

Quản lý vốn bằng tiền là xác định lượng tiền tối ưu để vừa đảm bảo khả năng thanh toán vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vốn bằng tiền trước hết để thanh toán các khoản chi phí hàng ngày của doanh nghiệp và các khoản nợ đến hạn. Lượng tiền mặt trong két cũng như tiền gửi Ngân hàng phải đạt một mức nào đó để có khả năng thanh toán các khoản này.

Để thấy được khả năng thanh toán chung ta phải xem xét tỷ suất thanh toán tức thời.

Vốn bằng tiền Tỷ suất thanh toán tức thời =

Nợ ngắn hạn

Biểu 09: Ta có bảng tính toán sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1. Vốn bằng tiền 4.394 5.183 3.552 2. Nợ ngắn hạn 15.860 21.357 30.148 3.Tỷ suất thanh toán tức thời(1)/(2) 0,28 0,24 0,12

( Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007.)

Tỷ suất này lớn hơn 0,5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan còn nhỏ hơn 0,5 thì tình hình gặp khó khăn.

Trong cả ba năm tỷ suất thanh toán tức thời của Công ty giống vật tư Nông lâm nghiệp rất thấp, chứng tỏ lượng vốn bằng tiền dự trữ trongCông ty ít. Việc không muốn lưu giữ quá nhiều tiền là điều dễ hiểu đối với các doanh nghiệp nhưng với mức dự trữ thấp như vậy dễ làm Công ty gặp khó khăn khi thanh toán các khoản nợ gần hoặc cận ngày thanh toán. Công ty cần chuyển một số tài sản không cần thiết

sang vốn bằng tiền để có thể thanh toán tức thời, đồng thời gia hạn một số khoản nợ tới hạn thanh toán để không gây tình trạng căng thẳng trong thanh toán.

Các khoản phải thu:

Trong quá trình kinh doanh việc phát sinh các khoản phải thu, phải trả là điều tất yếu. Nhanh chóng giải quyết vốn bị ứ đọng trong khâu thanh toán là nhiệm vụ của những người làm công tác tài chính.

Biểu 10: Ta có số liệu tính toán sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

1. Các khoản phải thu 11.052 14.256 14.307 2. Các khoản thu bình quân 10.242 12.654 14.281,5 3. Doanh thu 51.764 68.888 72.192 4. Doanh thu bình quân một ngày 142 190 200 5. Tỷ lệ nợ phải trả/nợ phải thu 1,59 1,94 3.01 6. Kỳ thu tiền bình quân (2)/(4) 72,1 66,6 71,4

Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007

Nhìn vào số liệu ở trên ta thấy các khoản phải thu của Công ty tăng nhanh qua các năm, con số tăng nhanh này xuất phát từ hai nguyên nhân chính phải thu của khách hàng và khoản tiền ứng trước cho người bán tăng lên. các khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh vào năm 2006, đây là kết quả của sự phát triển nhanh chóng của Công ty: Công ty tiêu thụ được một khối lượng hàng hoá. Trong thực tế khi doanh thu tăng sẽ dẫn đến tăng các khoản phải thu của khách hàng năm 2006 khá lớn so với doanh thu, trong khi doanh thu năm 2006 chỉ tăng so với năm 2005 là 33% thì các khoản phải thu của khách hàng tăng 28,9%, chứng tỏ Công ty vấp phải vấn đề là việc chậm trễ trong việc thanh toán, do đó Công ty cần phải chú ý để có chính sách tín dụng hợp lý hơn.

Năm 2007, khoản phải thu tăng lên chủ yếu là do khoản ứng trước cho người bán tăng lên. Điều này thể hiện mối quan hệ của Công ty với các nhà cung cấp chưa

được chặt chẽ hoặc do hàng hoá khan hiếm. Hơn nữa các khoản ứng trước tương đối lớn có thể dẫn tới các khoản nợ quá hạn do người bán không đủ khả năng giao hàng đúng hạn. Do đó việc cân nhắc kỹ trước khi đặt tiền trước cho người bán và đảm bảo các điều khoản trong hợp đồng phải rõ ràng là yếu tố quan trọng để hạn chế số tiền tranh chấp mất khả năng thanh toán giữa người bán và Công ty.

Về tỷ lệ nợ phải trả/nợ phải thu, tỷ lệ này tăng lên qua các năm, chứng tỏ Công ty chiến dụng vốn và đi vay là chủ yếu.

Trên đây là cái nhìn tổng quát về các khoản phải thu của Công ty để nắm được thông tin chi tiết về khả năng thu hồi trong thanh toán, ta cần xem xét đến chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn càng bị chiếm dụng. Năm 2005, chỉ tiêu này là 71,2 ngày, có nghĩa là phải mất 71,2 ngày một đồng tiền bán hàng trước đó mới được thu hồi, đến năm 2006 chỉ tiêu giảm còn 66,6 ngày do tốc độ tăng của doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng của các khoản phải thu bình quân, nhưng đến năm 2007 con số này lại tăng lên và vấn đề đặt ra cho công tác quản lý các khoản phải thu của Công ty là phải giám sát chặt chẽ các khả năng thanh toán, cũng như xách định rõ khả năng tín dụng của khách hàng. Công ty phải đưa ra tiêu chuẩn tín dụng phù hợp với khả năng tín dụng của khách hàng cũng như phù hợp với thực tế của doanh nghiệp. Nhìn vào thực tế của Công ty ta thấy công tác quản lý các khoản phải thu cần phải điều chỉnh nhiều hơn và chặt chẽ hơn nữa để đảm bảo thời gian thu tiền bình quân ổn định.

* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đối với mỗi doanh nghiệp, muốn hoạt động sản xuất kinh doanh tốt cần phải sử dụng hợp lý và có hiệu quả cả vốn cố định và vốn lưu động. Bên cạnh vốn cố định thì vốn lưu động đóng vai trò rất quan trọng. Kinh doanh lãi hay lỗ phụ thuộc phần lớn vào khả năng sử dụng vốn đó. Vốn lưu động được sử dụng nhiều lần vào quá trình sản xuất nên số vòng quay vốn lưu động là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Biểu 11: Một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2006 so 2005 2007 so 2006 Số lượng % Số lượng %

1. Doanh thu thuần 51.764 68.888 72.192 17.124 33,08 3.304 4,8

2. Lợi nhuận 186 277 392 91 48,9 115 41,5

3. VLĐ bình quân 21.063 26.254.5 32.272 3.106 18,9 8.428 43,24. Số vòng quay (1)/(3) 2,45 2,62 2,24 0,17 6,94 -0,38 -16,9 4. Số vòng quay (1)/(3) 2,45 2,62 2,24 0,17 6,94 -0,38 -16,9 5. Số ngày chu chuyển 360/(4) 146,9 137,4 160,7 -9,5 -6,9 23.3 16,4 6. Hệ số đảm nhiệm VLĐ (3)/(1) 0,4 0,38 0,45 -0,02 5,3 0,07 18,4 7. Mức doanh lợi VLĐ (2)/(3) 0,0088 0,0105 0,0121 0,0017 19,3 0,0016 15,2

( Báo cáo quyết toán các năm 2005, 2006, 2007.)

Qua bảng chỉ tiêu trên ta thấy năm 2006 so vơí năm 2005 vốn lưu động bình quân tăng 3.106 triệu đồng (18,9%), nhưng doanh thu thuần tăng 17.214 triệu đồng (33,08%) và số vòng quay vốn lưu động cũng tăng 0,17 vòng (6,94%), hơn nữa lợi nhuận tăng lên 91 triêu đồng (48,9%); mức doanh lợi vốn lưu động tăng 0,0017 (19,3%), trong khi đó số ngày chu chuyển giảm 9,5 ngày tương ứng giảm 6,9% và hệ số đảm nhiệm vốn lưu động giảm 0,02 tương ứng giảm 5,3% chứng tỏ năm 2006 vốn lưu động của Công ty được sử dụng có hiệu quả hơn 2005.

Năm 2007, vốn lưu động tăng so với năm 2006 là 8.428 triệu đồng (43.2%), doanh thu tăng 3.304 triệu đồng (4,8%); nhưng vòng quay vốn lưu động lại giảm 0,38 vòng (16,9%) số ngày chu chuyển tăng lên 23,3 vòng tương ứng tăng lên 16,4%; hệ số đảm nhiệm vốn lưu động tăng 0,07 (18,4%). Như thế năm 2007, vốn lưu động sử dụng không hiêụ quả bằng năm 2005, 2006.

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty chưa tốt lắm. Ta hãy xét từng chỉ tiêu sau:

- Vòng quay vốn lưu động:

Chỉ tiêu này phản ánh năm 2005 vốn lưu động quay được 2,45 vòng; năm 2006 số vòng quay tăng lên 0,17 vòng tức 6,94%; năm 2007 so với năm 2006 giảm 0,38 vòng tương ứng giảm 16,9%. Điều đó thể hiện Công ty sử dụng vốn lưu động năm

2006 có hiệu quả hơn năm 2005, 2007. Để rút kinh nghiệm cho những năm tiếp theo có thể sử dụng vốn lưu động tốt hưon chúng ta cần nghiên cứu ảnh hưởng của từng nhân tố tới vòng quay vốn lưu động theo phương pháp thay thế liên hoàn.

Ký hiệu:

M: Doanh thu thuần.

∆M: Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn lưu động

∆VLĐ: Mức độ ảnh hưởng vốn lưu động đến vòng quay vốn lưu động M

Vòng quay vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân

- Mức độ ảnh hưởng của doanh thu đến vòng quay vốn lưu động: M2006 M2005 68.888 51.764 ∆M1= - = - = 0,812 VLĐ2005 VLĐ2005 21.063 21.063 M2007 M2006 72.192 68.888 ∆M2 = - = - = 0,126 VLĐ2006 VLĐ2006 26.254,5 26.254,5

- Mức độ ảnh hưởng của vốn lưu động đến vòng quay vốn lưu động: M2006 M2006 68.888 68.888 ∆VLĐ1 = - = - = -0,65 VLĐ2006 VLĐ2005 26.254,5 21.063 M2007 M2007 72.192 72.192 ∆VLĐ2 = - = - = -0,51 VCĐ2007 VCĐ2006 32.272 26.254,5

Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố trên:

Năm 2007: ∆2 = ∆M2 + ∆VlĐ2 = 0,126 + (-0,51) = -0,384

Trong năm 2006 vòng quay vốn lưu động tăng lên do doanh thu tăng làm số vòng quay tăng 0,818 vòng nhưng vốn lưu động cũng tăng làm số vòng quay giảm xuống 0,65 vòng.

Năm 2007, vòng quay vốn lưu động giảm, vốn lưu động tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu. Do đó để hoạt động kinh doanh tốt hơn, những năm tiếp theo, Công ty cần có giải pháp để tăng doanh thu và giảm những tài sản lưu động không cần thiết.

- Số ngày chu chuyển:

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày trực diện một vòng quay vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu khá quan trọng, vì qua đó ta có thể tính được vốn lưu động mà Công ty tiết kiệm được hay lãng phí trong kỳ.

360 Thời gian 1 vòng luân chuyển (T) =

Số quay vốn lưu động

So với năm 2005, tốc độ luân chuyển vốn lưu động của Công ty năm 2006 tăng nhanh nhưng tốc độ này lại giảm đáng kể vào năm 2007. Như vậy Công ty đã tiết kiệm được một số vốn lưu động vào năm 2006 nhưng năm 2007 lại sử dụng khá lãng phí. Để biết được về con số tiết kiệm hay lãng phí này ta tính chỉ tiêu số vốn lưu động tiết kiệm hay lãng phí do thay đổi thời gian một vòng luân chuyển (V) Doanh thu thuần

V = * (T1 – T0) 360

68.888

Năm 2006 so với năm 2005: V = * (137,4 – 146,9) = -1.817,88(triệu đ) 360

72.192

Năm 2007 so với năm 2006: V = * (160,7 – 137,4)=4.672,43 (Triệu đ) 360

Từ số liệu này ta thấy năm 2006 Công ty đã tiết kiệm được 1.817,88 triệu đồng, do ảnh hưởng của hai nhân tố là doanh thu và tốc độ luân chuyển mà chủ yếu là do

tốc độ luân chuyển tăng. Ngược lại năm 2007 đã lãng phí 4.672,43 triệu đồng cũng do ảnh hưởng của hai nhân tố trên. Qua đó Công ty phải có những giải pháp điều chỉnh tốc độ vốn lưu động giữa các năm không để có biến động quá lớn như hiện nay.

- Mức doanh lợi vốn lưu động:

Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lơị của đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn khi chỉ tiêu đó càng cao, nó là một chỉ tiêu quan trọng vì mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghuệp nói chung đều hướng về lợi nhuận.

Năm 2005, 1000 đồng vốn tạo được 8,8 đồng lợi nhuận, đến năm 2006 1000 đồng vốn tạo được 10,5 đồng lợi nhuận và năm 2007 tạo ra được 12,1 đồng lợi nhuận. Nhưng tỷ lệ tăng mức doanh lợi vốn lưu động năm 2006 so với năm 2005 là 19,3% cao hơn năm 2007 so với năm 2006 là 15,2. Do đó, năm 2006 vốn lưu động sử dụng hiệu quả hơn năm 2007.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giống vật tư Nông lâm nghiệp Tuyên Quang.docx (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w