Năng lực tài chính

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTOthực trạng và giải pháp.docx (Trang 30 - 34)

1. Tổng quan về hệ thống Ngân Hàng trong nền kinh tế

2.2.2.1 Năng lực tài chính

Theo quy định của luật các tổ chức tín dụng thì vốn tự có bao gồm số thực có của vốn điều lệ, các quỹ dự trữ và một số tài sản nợ khác do NHNN quy định; nhưng ở VN, NHNN không quy định thành phần tài sản nợ này, nên thực chất vốn tự có là vốn chủ sở hữu

-Nhóm NHTM Nhà nước từ năm 2000 đến nay, vốn chủ sở hữu của các NHTMNN đều tăng:

+ Mức tăng từ năm 2000 đến năm 2004 đã tăng gấp khoảng gần 3 lần.

+ Quy mô vốn chủ sở hữu bình quân một NH tăng đáng kể, gấp gần 3 lần.

+ Phương thức tăng vốn: Tăng do nguồn cấp phát của NN bằng trái phiếu đặc biệt.Số cấp bổ sung này tổng số trên 10.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, năng lực vốn chủ sở hữu của nhóm NH này bộc lộ khá nhiều hạn chế, làm giảm năng lực canh tranh. Cụ thể : quy mô vốn của một NHTMNN còn quá nhỏ bé, không so sánh được với các NHTM nước ngoài có chi nhánh ở VN. Triển vọng tăng vốn điều lệ của các NHTMNN là rất khó ngoại trừ việc phải đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các ngân hàng này.

-Nhóm NHTM cổ phần : Có thể nhận thấy thực trạng vốn chủ sở hữu của nhóm NH này như sau:

+ Các NHTM cổ phần tăng quy mô vốn bằng chính thực lực của mình và còn nhiều khả năng tăng vốn.

+ Mặc dù có xu thế phát triển quy mô vốn chủ sở hữu nhưng trong giai đoạn trước mắt, năng lực tài chính chưa thoát khỏi tình trạng khó khăn.

-Nhóm NH liên doanh: Theo đúng tính chất pháp lý thì ở VN hiện nay có 4 NH liên doanh. Đây là ngân hàng liên doanh giữa NH nước ngoài với NHTM Việt Nam.Những NH có mức tăng vốn chủ sở hữu không lớn lắm, trên thực tế vốn tăng chủ yếu là do trượt giá vốn chủ sở hữu bằng ngoại tệ.Việc tăng vốn góp của NH liên doanh phụ thuộc vào khả năng tài chính của các NH mẹ điều này về phía VN là không lớn.

-Nhóm chi nhánh NH nước ngoài: Nhóm NH này có năng lực tài chính tiềm năng, là đối thủ cạnh tranh chủ yếu đối với các NHTM VN trên thị trường trong nước và quốc tế.Nhưng thị trường tài chính vẫn chưa phát triển do VN còn áp dụng giới hạn chặt chẽ với các chi nhánh NH nước ngoài.

Tổng vốn điều lệ của các NHTM quốc doanh hiện mới đạt trên 21.000 tỷ đồng, dư nợ tín dụng mới xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Bình quân mức vốn tự có của các NHTM quốc doanh khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, còn các NHTM cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ trên dưới 500 tỷ đồng.

Vốn thấp dẫn đến khả năng chống đỡ rủi ro của các ngân hàng Việt Nam còn kém, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu chỉ đạt trung bình hơn 5%, so với chuẩn mực quốc tế là lớn hơn hoặc bằng 8%. Bên cạnh đó, sản phẩm dịch vụ còn quá ít và đơn điệu, tính tiện ích chưa cao, hoạt động ngân hàng chủ yếu dựa

(TCTD) nói chung và của các NHTM nói riêng còn chưa phù hợp với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế; tính minh bạch thấp, hệ thống thông tin điều hành và quản lý rủi ro chưa thực sự hiệu quả. Hầu hết các NHTM Việt Nam đều có mức dư nợ không sinh lời lớn hơn giới hạn cho phép từ 1,5 đến 2,5 lần, khả năng thanh toán bình quân chỉ mới đạt xấp xỉ 60%, tỷ lệ sinh lời bình quân trên vốn tự có (ROE) hiện chỉ là 6% so với 15% của các NHTM các nước trong khu vực.

Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư tín dụng của các TCTD phi ngân hàng như kho bạc, quỹ hỗ trợ… chiếm trên 34% trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội lại nằm ngoài vòng kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Hạ tầng công nghệ ngân hàng và hệ thống thanh toán còn lạc hậu, thậm chí có nguy cơ tụt hậu so với khu vực, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ, năng lực quản lý điều hành của NHNN. Thể chế của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn nhiều bất cập, hệ thống pháp luật về ngân hàng thiếu đồng bộ, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách và lộ trình hội nhập. Việc quản trị doanh nghiệp trong các NHTM còn nhiều khiếm khuyết, nổi bật là sự chưa tách bạch giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát, điều hành ngân hàng. Các NHTM Việt Nam chỉ mới dừng lại ở tầm cỡ kinh doanh ngắn hạn, chưa có lộ trình thực hiện chiến lược trung - dài hạn cũng như giải pháp phát triển đồng bộ, dẫn đến tình trạng phát triển thiếu bền vững.

Theo kết quả khảo sát của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện, có 42% doanh nghiệp và 50% người dân được hỏi đều trả lời rằng khi mở cửa thị trường tài chính, họ sẽ lựa chọn vay tiền từ các ngân hàng nước ngoài chứ không phải là ngân hàng trong nước; có 50% doanh nghiệp và 62% người dân cho rằng sẽ lựa chọn ngân hàng nước ngoài để gửi tiền vào.

2.2.2.2 Năng lực quản trị điều hành

Các NHTMVN tuy cơ cấu lao động đã được cải thiện nhiều, nhưng trước yêu cầu hội nhập thì vấn đề nhân lực còn nhiều bất cập sau:

+ Một là : Cơ cấu lao động có trình độ cao chưa đạt mức hợp lý.

+ Hai là: Chính sách đãi ngộ không theo kịp các NHNN nên đã có sự dịch chuyển lao động có trình độ cao ra khỏi các NHTMNN.

+ Ba là: Các chương trình đào tạo, đào tạo lại lao động chưa đáp ứng ứng được yêu cầu của thực tiễn.

Nguồn nhân lực ở VN rất dồi dào nhưng còn hạn chế về năng lực chuyên môn cao vì vậy NHTM của VN gặp nhiều khó khăn.

Bộ máy tổ chức- mô hình quản lý.

Khó khăn của các NHTMVN để mô hình quản lý và bộ máy tổ chức chủ yếu trên các mặt sau:

+ Mạng lưới rộng theo địa giới hành chính, không thích hợp với mô hình NHTM trong nền kinh tế thị trường.

+ Mô hình NH hiện đại đòi hỏi giao dịch một cửa, trong khi năng lực nhân viên chưa sẵn sàng đáp ứng .

+ Trụ sở chính của hầu hết các NHTM theo nghiệp vụ truyền thống,vừa chồng chéo về nghiệp vụ, nhưng lại phân tán về chức năng.

Các NHLD có lợi thế cơ bản là mô hình theo cơ cấu NH mẹ - những NH đã có hàng trăm năm kinh nghiệm thông thường.Hơn nữa, tại VN các NH hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, nên chỉ chọn nơi có kinh tế thị trường thực sự phát triển để mở chi nhánh (hiện tại có 28 chi nhánh NHNN thì chỉ còn có

một chi nhánh ở Vũng Tàu, còn lại 27 chi nhánh ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh). Đây là ưu thế vượt trội của nhóm NH này.

Việc quản trị tài sản nợ trong thời gian qua đã bộc lộ nhiều bất cập.Thể hiện: + An toàn của các NHTM VN rất thấp.

+ Việc quản lý vốn khả dụng của các NHTM VN chưa đúng nghĩa, chưa có một NH quản lý theo mô hình trực tuyến.

+ Thương hiệu sản phẩm, uy tín của NH : Hiện nay, một số NHTM bước đầu đã hình thành thương hiệu riêng về sản phẩm huy động vốn nhưng chưa thật hiệu quả.Hơn nữa, bản thân các NH chưa có chiến lược cạnh tranh mạnh mẽ cho việc huy động nguồn vốn trung dài hạn.

Khả năng phối kết hợp của các NH trong nước.

Trong thời gian qua tinh thần hợp tác của các NHTM trong nước không cao.Một số NH quá chú trọng đến lợi ích riêng, thiếu quan tâm cần thiết đến lợi ích của toàn hệ thống.Trong việc cung cấp các dịch vụ NH khác, đặc biệt là các dịch vụ mới ( chẳng hạn dịch vụ thẻ, dịch vụ bảo lãnh…) vẫn đang xảy ra hiện tượng “mạnh ai nấy làm” và “ mỗi NH mỗi cách” mà chưa có sự đồng thuận hợp tác để đưa ra giải pháp.

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTOthực trạng và giải pháp.docx (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w