Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân.docx (Trang 45 - 50)

NHÁNH THANH XUÂN.

2.2.7. Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank Thanh Xuân.

Nghiệp vụ cho vay tiêu dùng tại VPBank do phòng phục

khách hàng cá nhân ( A/O cá nhân) thực hiện. Khách hàng là

những cá nhân có nhu cầu vay vốn Ngân hàng để phục vụ tiêu

dùng như: mua , sửa chữa nhà; mua ô tô; đồ dùng trong gia

đình; du học…

Quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank gồm 8 bước sau:

Sơ đồ 2.2. quy trình cho vay tiêu dùng tại VPBank

* Quảng cáo tiếp thị.

Ngân hàng thực hiện việc quảng cao tiếp thị các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng , các biển quảng cao hoặc các tờ giới thiệu thủ tục và điều kiện cho vay . Ngân hàng có thể gửi tờ rơi tới các khu quy

hoạch đô thị hoặc các nơi có tiềm năng sử dụng sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng.

* Khách hàng đề xuất nhu cầu vay.

+ Nhân viên A/O CN tiếp xúc khách hàng:

- Khi khách hàng mới đến VPBank, nhân viên A/O CN có nhiệm vụ tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của VPBank cho khách hàng và tìm hiểu các thông tin liên quan, gồm:

Thông tin về tư cách pháp lý của người vay ( Họ tên, số điện thoại , số CMTND hoặc hộ chiếu, giấy tờ tuỳ thân khác) và của những người có liên quan.

Các thông tin về lai lịch khách hàng. Trình độ học vấn, nghề nghiệp chính, quá trình công tác, hoạt động, quan hệ gia đình…

Thông tin về nhu cầu và điều kiện vay của khách hàng.: Nội dung phương án vay vốn, số tiền - thời hạn- lãi suất vay…, dự kiến phương án bảo đảm tín dụng ( thế chấp, cầm cố, bảo lãnh).

- Nhân viên A/O CN cần đối chiếu nhanh với những quy định hiện hành của VPBank và NHNN để có thể đánh giá xem các điều kiện đó có phù hợp hay không.

- Nhân viên A/O CN thông báo cho khách hàng về các điều kiện và thủ tục vay vốn.

- Hướng dẫ khách hàng làm thủ tục, giấy tờ cần thiết. Nếu khách hàng chưa có kinh nghiệm trong việc lập phương án vay vốn cũng như cách thức lập các mẫu biểu khác theo yêu cầu của ngan hàng thì nhân viên A/O CN có thể hướng dẫn cụ thể để

giúp khách hàng sớm lập và cung cấp đủ hồ sơ , tài liệu cần thiết.

Cần lưu ý chỉ hướng dẫn khách hàng chứ không được làm hồ sơ thay khách hàng, đặc biệt nghiêm cấm việc tư vấn hoặc phối hợp với khách hàng nguỵ tạo số liệu nhằm có đủ điều kiện vay vốn.

+ Tiếp nhận hồ sơ vay vốn từ khách hàng.

Hồ sơ khách hàng cần cung cấp cho Ngân hàng bao gồm: - Bản sao CMTND, hộ khẩu.

- Phiếu thu thập thông tin về người quản lý doanh nghiệp / khách hàng ( theo mẫu của VPBank).

- Phương án vay vốn phục vụ đời sống.

- Các tìa liệu liên quan đến mục đích sử dụng vốn ( hợp đòng mua bán, giấy đặt cọc, phiếu thanh toán…)

NV A/O CN cần kiểm tra bộ hồ sơ vay vốn, nếu nhận thấy bộ hồ sơ chưa đầy đủ về số lượng, tính hợp lệ hoặc không đúng yêu cầu của Ngân hàng về nội dung thì phải yêu cầu khách hàng bổ sung, chỉnh sửa.

* Thẩm định hồ sơ vay tiêu dùng.

NV A/O CN phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vay vốn, tham khảo các thông tin từ các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống tin từ đồng nghiệp và các nguồn khác để bảo đảm kết quả thẩm định có độ tin cậy cao.

+ Thẩm định về tư cách và lai lịch khách hàng.

- Lịch sử xuất thân, hoàn cảnh, quá trình hoạt động, công tác của người vay.

- Nhận xét về sức khoẻ, khả năng làm việc, quan hệ giữa các thành viên gia đình người vay.

- Đánh giá về tư cách của bản thân người vay trên phương diện như:

Trình độ học vấn , chuyên môn, khả năng quản lý, quan điểm cá nhân về một số lĩnh vực chính, kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực có liên quan đến việc sử dụng tiền vay.

Hiểu biết pháp luật , ý thức chấp hành pháp luật, nhận thức về trách nhiệm của người vay, tinh thần hợp tác với NV A/O CN để hoàn thiện thủ tục vay vốn.

Kinh nghiệm đã trải qua trên thương trường, những thành công, thất bại.

- Đánh giá vê uy tín, dư luận tại nơi công tác và nơi cư trú. - Các thông tin khác liên quan đêns bên vay.

+ Thẩm định về mục đích sử dụng tiền vay, tính khả thi của phương án vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng:

- Mục đích vay tiền phải hợp pháp, ngân hàng có thể giám sát được mục đích sử dụng vốn.

- Phương án sử dụng vốn phải có tính khả thi, có hiệu quả kinh tế hoặc hiệu quả về mặt đời sống. Khách hàng giải trình được các nguồn thu nhập bảo đảm trả nợ.

+Thẩm định về tài sản bảo đảm:

- Các trường hợp NV A/O CN trực tiếp định giá TSBĐ

NV A/O CN sẽ là người trực tiếp tiến hành định giá TSBĐ trong trường hợp TSBĐ là các chứng từ có giá, NV A/O CN định giá căn cứ vào mệnh giá hoặc giá trị hiện tại của chứng từ có

giá do Chính phủ hoặc ngân hàng quốc doanh hoặc là chính chiếc xe ô tô hình thành từ vốn vay.

Nếu TSBĐ là chứng từ có giá, NV A/O CN định giá căn cứ vào mệnh giá hoặc giá trị hiện tại của chứng từ có giá.

Nếu TSBĐ là xe ô tô hình thành từ vốn vay, việc định giá TSBĐ được căn cứ vào:

Hợp đồng mua bán xe.

Giá cả của loại xe đó đã được quảng cảo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Giá mua bán xe cùng loại của các khách hàng trước đó.

Trực tiếp xác minh tại hãng xe.

- Trường hợp TSBĐ thuộc loại khác ( Kể cả nhà đất hoặc tài sản khác hình thành từ vốn vay) thì NV A/O CN chuyển hồ sơ TSBĐ đến phòng thẩm định TSBĐ để tiến hành thẩm định. * Tập hợp hồ sơ trình ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng.

Phòng A/O CN tập hợp hồ sơ trình Tổng giám đốc hoặc Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng quyết định theo phạm vi thẩm quyền do HĐQT quy định. Hồ sơ bao gồm:

- Tờ trình thẩm định khách hàng do NV A/O CN lập. - Tờ trình đánh giá TSBĐ do phòng thẩm định TSBĐ lập. - Hồ sơ vay của khách hàng cung cấp.

* Hoàn thiện hồ sơ tín dụng.

- Phòng thẩm định TSBĐ lập hợp đồng thế chấp, cầm cố, bảo lãnh và thực hiện công chứng hợp đồng.

- Phòng A/O CN niêm phong bộ hồ sơ TSBĐ, bàn giao vào kho quỹ ngân hàng.

- Phòng A/O CN lập và trình , ký hồ sơ tín dụng ( Hợp đồng tín dụng, khế ước vay tiền…)

* Thực hiện quyết định cấp tín dụng.

Nhân viên A/O CN chuyển hợp đồng tín dụng và khế ước vay đến bộ phận Giao dịch để giải ngân.

* Kiểm trả và xử lý nợ vay.

- NV A/O chịu trách nhiệm kiểm trả mục đích sử dụng vốn, tình hình tài chính và hoạt động của khách hàng, theo dõi thu gốc và lãi…

- Phòng thẩm định TSBĐ kiểm tra về TSBĐ.

- Kiểm tra lại việc thu lãi ( số tiền, thời hạn) giao cho phòng kế toán kiểm toán nội bộ.

* Thanh lý hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại NHTM cổ phần VPBank Thanh Xuân.docx (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w