Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính doanh nghiệp: Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 28 - 33)

3. CÁC CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC

3.2. Chính sách chi trả cổ tức tiền mặt ổn định

Hầu hết các doanh nghiệp và các cổ đông thường thích chính sách cổ tức tương đối ổn định. Các cổ đông cảm thấy khi cổ tức thay đổi có hàm chứa thông tin, một mức cắt giảm cổ tức có thể là một tín hiệu lợi nhuận dài hạn của doanh nghiệp giảm và ngược lại. các giám đốc tài chính cho rằng một chính sách cổ tức tăng trưởng và ổn định thường có xu hướng làm giảm sự bất trắc của nhà đầu tư về các dòng cổ tức trong tương lai nên nhà đầu tư sẽ sẵn lòng trả một mức giá cao hơn, làm chi phí sử dụng vốn cổ phần của doanh nghiệp thấp hơn.

3.3. Một số chính sách khác

- Chính sách cổ tức có tỷ lệ chi trả không đỏi theo lợi nhuận của doanh nghiệp qua các năm

- Chính sách chi trả cổ tức thấp hàng quý cộng với cổ tức thưởng vào cuối năm

3.4. Các hình thức chi trả cổ tức 3.4.1. Trả bằng Tiền mặt

Cổ tức bằng tiền mặt là dạng cổ tức mà công ty lấy ra từ lợi nhuận có được chia cho nhà đầu tư dưới dạng tiền mặt (hoặc chuyển khoản)

3.4.1.1. Ưu điểm

- Tính thanh khoản rất cao. Khi giá cổ phiếu thấp, trả cổ tức bằng tiền mặt sẽ hỗ

trợ tính thanh khoản cho cổ phiếu, giúp công ty giữ chân được cổ đông, nhất là cổ đông lớn

- Thuận lợi cho cổ đông trong việc sử dụng vào các mục đích có tính chất tiêu dùng cá nhân

- Thủ tục chi trả nhanh chóng và đơn giản

3.4.1.2. Nhược điểm

- Trả cổ tức bằng tiền mặt làm giảm tiền mặt dẫn đến giảm tài sản của công ty, phần tiền này công ty phải trả cho cổ đông thay vì phục vụ hoạt động của công ty.

- Làm chuyển giao giá trị kinh tế từ công ty sang cho các cổ đông.

3.4.2. Trả bằng Cổ phiếu

Trả cổ tức bằng cổ phiếu là công ty chi trả thêm cổ phần thường cho các cổ đông nắm giữ cổ phần thường theo tỷ lệ nhất định và công ty không nhận được khoản tiền thanh toán nào từ phía cổ đông.

3.4.2.1. Ưu điểm

- Không ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán và nhu cầu đầu tư của công ty

- Làm tăng lượng cổ phần của công ty. Cá nhân nhận cổ tức bằng cổ phiếu chưa phải chịu thuế TNCN (theo TT 62/2009/TT-BTC)

3.4.2.2. Nhược điểm

- Làm pha loãng quyền điều hành do tỷ lệ sở hữu cổ phiếu thay đổi - Phát sinh chi phí phát hành cổ phiếu mớ

- EPS giảm

3.4.3. Trả bằng Tài sản

Doanh nghiệp trả cổ tức cho cổ đông bằng thành phẩm, hàng bán, bất động sản hay cổ phiếu của công ty khác do doanh nghiệp s ở hữu. Hình thức này rất hiếm xảy ra trong thực tiễn.

3.4.3.1. Ưu điểm

Hình thức này được sử dụng khi công ty không thể trả cổ tức cho cổ đông bằng các phương thức khác

3.4.3.2. Nhược điểm

Giảm các khoản đầu tư của công ty, hàng hóa, BĐS từ đó tài sản giảm dẫn đến giảm uy tín kéo theo giá cổ phiếu của công ty sụt giảm

3.4.4. Mua lại cổ phần

Trả cổ tức bằng việc mua lại cổ phần là việc công ty mua lại toàn bộ hoặc một phần số cổ phiếu do chính công ty phát hành đang thuộc sở hữu của các cổ đông (cổ phần mua lại được gọi là Cổ phiếu quỹ và không được chi trả cổ tức) Hình thức mua : mua giá cố định, mua ở thị trường tự do,…

3.4.4.1. Ưu điểm

- Thể hiện tín hiệu tích cực rằng công ty sẽ đạt mức lợi nhuận cao hơn trong tương lai

- Những công ty có lượng tiền mặt dư thừa nhưng không chắc chắn về khả năng tiếp tục tạo ra dòng tiền thặng dư này trong tương lai, sẽ chọn cách mua lại cổ phần thay vì chia cổ tức bằng tiền mặt, Làm giảm số cổ phân mà mỗi cổ đông nắm giữ

KẾT LUẬN

Chính sách phân phối là một khâu vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mọi công ty nói chung. Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của mọi công ty, như vậy việc phân tích lợi nhuận và chính sách phân phối giúp cho doanh nghiệp thấy được những nguyên nhân làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục giúp doanh nghiệp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, việc phân tích chính sách phân phối giúp cho doanh nghiệp thấy đâu là tỷ lệ thích hợp cho việc chi trả cổ tức, lợi nhuận giữ lại góp phần làm tăng giá trị cho công ty. Các lập luận về chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp từ trước đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi chưa ngã ngũ. Trong đó, các tranh luận chủ yếu xoay quanh ba trường phái chính là trường phái trung dung, trường phái tả khuynh cấp tiến và trường phải hữu khuynh bảo thủ. Nhưng từ sau đạo luật cải cách thuế ở Mỹ vào năm 1986 và năm 2003, thì các lập luận của trường phái cánh tả ngày càng trở nên ít được chú trọng hơn. Các tranh luận hiện nay chuyển hướng tập trung vào các bất hoàn hảo của thị trường. Nhìn chung, mỗi trường phái đều có những đóng góp quan trọng nhất định cho chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp:

Những lập luận của trường trung dung tuy dựa trên những giả định của một thị trường vốn hoàn hảo, nhưng chúng lại rất có ý nghĩa trong việc đánh giá tác động của chính sách cổ tức lên giá trị doanh nghiệp. Các nhà quản trị có thể sử dụng các lập luận này để thiết lập chính sách cổ tức một cách có lợi nhất đến giá trị của doanh nghiệp, bằng cách từng bước loại bỏ những giả định của MM và đánh giá những tác động của từng nhân tố một lên chính sách cổ tức. Đồng thời, những lập luận của trường phái trung dung đã phân định rõ ràng chính sách cổ tức và nội dung hàm chứa thông tin của chính sách cổ tức. Đây là điều mà các nhà tài chính học trước MM vẫn thường đồng nhất giữa mô hình chi trả và nội dung hàm chứa trong nó làm một, nên có những nhận định chủ quan về chính sách cổ tức. Tuy các lập luận của trường phái cánh tả và trường phái cánh hữu là đối lập nhau, và mỗi trường phái lại nhấn mạnh đến một khía cạnh liên quan, nhưng chúng lại mang tính thực tế trong một thị trường vốn không hoàn hảo. Chúng ta hoàn toàn

có thể phối hợp các lập luận này vào trong việc đánh giá tác động của chính sách cổ tức đến các mặt lợi ích và thiệt hại đến giá trị doanh nghiệp để có thể đưa ra chính sách cổ tức tối ưu.

Vì có sự ảnh hưởng của các yếu tố trên nên nhiều nhà thực hành tin rằng chính sách cổ tức rất quan trọng vì việc sử dụng công bố chi trả cổ tức như một việc phát tín hiệu về tình hình phát triển cũng như triển vọng của bản thân công ty. Thậm chí, chính sách cổ tức đã được xem như một công cụ đánh bóng hình ảnh một cách khá hiệu quả của nhiều công ty trong tình trạng bất cân xứng thông tin như thị trường Việt Nam hiện nay. Cổ tức đã làm tăng lòng tin của nhà đầu tư vào công ty, vào ban quản lý của công ty. Như vậy, khi xác lập một chính sách cổ tức tối ưu, doanh nghiệp nên xem xét ưu tiên của các cổ đông cùng với các cơ hội đầu tư và chi phí liên quan của lợi nhuận giữ lại so với vốn cổ phần huy động từ bên ngoài.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Trần Ngọc Thơ, Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB.Thống Kê, Tr. 307-331

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính doanh nghiệp: Chính sách cổ tức và giá trị doanh nghiệp (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)