Xác định lãi suất huy động

Một phần của tài liệu giai_phap_nang_cao_hieu_qua_huy_dong_von_tai_chi_nhanh_bac_ha_noi_ngan_hang_dau_tu_va_phat_trien.doc (Trang 29 - 32)

Theo nguyên lý chung, các ngân hàng huy động với lãi suất thị trường, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ. Với mỗi nguồn cụ thể ngân hàng có phương pháp riêng để tính toán lãi suất huy động.

1.5.2.1 Xác định lãi suất huy động dựa theo tỷ lệ lạm phát và thu nhập kì vọng của người gửi tiền.

Lãi suất = Tỷ lệ lạm phát + Tỷ lệ thu nhập kì vọng huy động bình quân của người gửi tiền

Để có lãi suất thực dương, lãi suất huy động huy động phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, không phải nguồn nào cũng trả lãi suất thực dương. Những nguồn có kì hạn ngắn ( khách hàng lựa chọn tính thanh khoản cao hơn tính sinh lời), ngân hàng thường trả lãi suất thực âm.

Tỷ lệ thu nhập kì vọng của người gửi tiền phụ thuộc vào rủi ro của mỗi ngân hàng, tỷ lệ sinh lời của các hoạt động đầu tư khách và những tiện ích mà người gửi kì vọng nhận được từ ngân hàng. Những loại tiền gửi mà tiện ích thu được từ ngân hàng càng cao, lãi suất ngân hàng trả cho nguồn tiền càng thấp.

1.5.2.2 Xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất gốc.

Lãi suất = Lãi suất gốc (lãi suất tái chiết khấu + Tỷ lệ thu nhập nguồn hoặc lãi suất liên ngân hàng,lãi suất kì vọng của (nhóm nguồn) trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ) người gửi tiền

Trong quá trình phát triển của thị trường tài chính, nguồn cung ứng tiền từ Ngân hàng Trung ương, từ các tổ chức tài chính khác ngày càng có ý nghĩa hơn đối với các ngân hàng thương mại. Với môi trường này, ngân hàng thương mại xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất gốc. Nhứng lãi suất gốc quan trọng là : lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Trung ương, lãi suất trên thị trường liên ngân hàng hoặc lãi suất trái phiếu ngắn hạn của Chính phủ. Những ngân hàng lớn, ở các trung tâm tài chính thường lấy các lãi suất này làm điểm xuất phát khi xác định lãi suất huy động.

Ngân hàng sử dụng lãi suất gốc để xác định lãi suất trả cho các nguồn tiền gửi ngắn hạn. Từ lãi suất gốc, ngân hàng đa dạng các tỷ lệ lãi suất khách nhau theo nguyên tắc:

• Lãi suất bình quân thực dương, tương quan về an toàn sinh lợi với các hoạt động đầu tư khách như mua vàng, chứng khoán.

• Lãi suất tiền gửi nhở hơn lãi suất cho vay cùng kì hạn;

• Lãi suất tỷ lệ thuận với quy mô;

• Lãi suất tỷ lệ nghịch với tính thanh khoản;

• Lãi suất tỷ lệ thuận với khả năng sử dụng vốn của tiền gửi;

• Lãi suất tỷ lệ với độ an toàn của ngân hàng và các tiện ích mà ngân hàng cung cấp.

1.5.2.3 Xác định lãi suất huy động dựa trên lãi suất của tài sản sinh lãi.

Trong điều kiện cạnh tranh để tìm kiếm nguồn tiền, nhiều ngân hàng bằng nỗ lực tiết kiệm chi phí khác (như chi phí quản lí) và chấp nhân tỷ lệ thu nhập ròng thấp để gia tăng lãi suất huy động. Ngân hàng có thể xác định lãi suất huy động tối đa trong mối tương quan với lãi suất sinh lời của các tài sản.

Lãi suất Tỷ lệ sinh lời Tỷ lệ chi phí Tỷ lệ thuế thu nhập nguồn = tính từ tài sản được - khác ròng phân - và thu nhập ròng (nhóm tài trợ bằng nguồn bổ cho nguồn tính trên nguồn nguồn) (nhóm nguồn) (nhóm nguồn) (nhóm nguồn)

Ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất cho phù hợp với môi trường cạnh tranh và chiến lược huy động vốn, trong mối tương quan với các lãi suất khác trong ngân hàng.

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN

TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BẮC HÀ NỘI

Một phần của tài liệu giai_phap_nang_cao_hieu_qua_huy_dong_von_tai_chi_nhanh_bac_ha_noi_ngan_hang_dau_tu_va_phat_trien.doc (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w