CHƯƠNG II SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
PHẦN SINH THÁI HỌC
Chương I. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Cá rô phi nuôi ở nước ta có giới hạn sinh thái từ 5, 6˚C đến 42˚C. Điều giải thích nào dưới đây là đúng? A. Nhiệt độ < 5,6˚C gọi là giới hạn dưới, 42˚C gọi là giới hạn trên.
B. Nhiệt độ 5,6˚C gọi là giới hạn dưới, >42˚C gọi là giới hạn trên. C. Nhiệt độ 5,6˚C gọi là giới hạn trên, 42˚C gọi là giới hạn dưới. D. Nhiệt độ 5,6˚C gọi là giới hạn dưới, 42˚C gọi là giới hạn trên. 2. Các nhân tố sinh thái là
A. tất cả các nhân tố vật lí và hóa học của môi trường xung quanh sinh vật (nhân tố vô sinh). B. những tác động của con người đến môi trường.
C. những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh (nhân tố hữu sinh). D. tất cả các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống của sinh vật.
3. Nhiệt độ, độ ẩm, không khí thuộc nhóm nhân tố sinh thái
A. vô sinh. B. hữu sinh. C. con người. D. đặc biệt. 4. Đối với con hươu thì báo và cây cỏ nó ăn thuộc
A. nhân tố vô sinh. B. nhân tố hữu sinh. C. nhân tố đặc biệt. D. nhân tố con người. 5. Kiểu nuôi trồng nào được xem là vận dụng hiểu biết về ổ sinh thái?
A. Luân canh. B. Trồng xen. C. Phủ kín. D. Nuôi nhốt. 6. Chuột cát đài nguyên phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ O0C đến 200C. Khoảng nhiệt độ này gọi là
A. khoảng thuận lợi. B. khoảng tối đa. C. khoảng ức chế. D. giới hạn sinh thái.
7. Cây sống nơi ẩm ướt, thiếu ánh sáng như ở dưới tán rừng, ven bờ suối trong rừng có
C. phiến lá mỏng, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. D. phiến lá dày, bản lá rộng, mô giậu kém phát triển. 8. Đặc điểm nào dưới đây không có ở cây ưa bóng?
A. Phiến lá dày, mô giậu phát triển. B. Lá cây có màu xanh sẫm. C. Thân cây có vỏ mỏng, màu thẫm. D. Lá nằm ngang.
9. Động vật đẳng nhiệt (hằng nhiệt) sống ở vùng lạnh có
A. các phần thò ra (tai, đuôi) to ra, KT cơ thể lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. B. các phần thò ra (tai, đuôi) nhỏ lại, KT cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. C. các phần thò ra (tai, ) nhỏ lại, còn KT cơ thể lại lớn hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. D. các phần thò ra (tai, ) to ra, còn KT cơ thể lại nhỏ hơn so với những loài tương tự sống ở vùng nhiệt đới. 10. Sinh vật biến nhiệt gồm có
A. các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, chim. B. các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát, thú. C. các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống, cá, ếch nhái, bò sát.
D. các vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật không xương sống. cá, ếch nhái, bò sát, chim, thú. *11. Vào mùa đông, ruồi muỗi phát triển ít chủ yếu là do
A. ánh sáng yếu. B. thức ăn thiếu. C. nhiệt độ thấp. D. dịch bệnh nhiều. *12. Đặc điểm hình thái nào không đặc trung cho những loài chịu khô hạn
A. Lá hẹp hoặc biến thành gai. B. Trữ nước trong lá, thân, củ, rễ.
C. Trên mặt lá có nhiều khí khổng. D. Rễ phát triển mạnh để tìm nguồn nước.
*13. Trong một bể nuôi, hai loài cá cùng bắt động vật nổi làm thức ăn. Một loài ưa sống nơi toáng đãng, một loài lại thích sống dựa vào các vật thể trôi nổi trong nước. Chúng cạnh tranh gay gắt với nhau về thức ăn. Người ta cho vào bể một ít rong với mục đích để
A. tăng hàm lượng ôxi trong nước nhờ sự quang hợp của rong. B. bổ sung lượng thức ăn cho cá. C. giảm sự cạnh tranh giữa hai loài. D. làm giảm bớt chất ô nhiễm trong bể nuôi. 14. Rừng nhiệt đới khi bị chặt trắng, sau một thời gian ngững loài cây nào sẽ nhanh chóng phát triển?
A. Cây gỗ ưa sáng. B. Cây thân cỏ ưa sáng. C. Cây bụi chịu bóng. D. Cây gỗ ưa bóng. 15. Sự giúp đỡ lẫn nhau của các cá thể cùng quần thể trong kiếm ăn, sinh sản hay chống kẻ thù được gọi là
A. quan hệ cạnh tranh. B. quan hệ hỗ trợ. C. đấu tranh sinh tồn. D. quan hệ tương tác. 16. Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm
A. làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể. B. làm giảm mức độ sinh sản. C. làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng.
D. làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng.
17. Hiện tượng thông liền rễ sinh trưởng tốt hơn, đàn bồ nông bơi thành hành kiếm được nhiều cá hơn…được gọi là A. hiệu quả nhóm. B. tự tỉa thưa. C. sự quần tụ. D. hiệu suất tương tác. 18. Hai con hươu đực “đấu sừng” tranh dành một con hươu cái là biểu hiện của
A. chọn lọc kiểu hình. B. cạnh tranh cùng loài. C. kí sinh cùng loài. D. quan hệ hỗ trợ. 19. Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định. B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường. C. Tạo nguồn dinh dưỡng cho quần thể. D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. 20. Nhóm cá thể nào dưới đây là một quần thể?
A. Cây cỏ ven bờ hồ. B. Đàn cá rô trong ao. C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh. D. Cây trong vườn. 21. Tỉ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái ở một quần thể được gọi là
A. phân hóa giới tính. B. tỉ lệ đực: cái (cấu trúc giới tính). C. tỉ lệ phân hóa. D. phân bố giới tính.
22. Ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm là
A. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau để chống lại điều kiện bất lợi của môi trường. B. làm giảm mức độ canh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
C. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. D. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. 23. Ý nghĩa sinh thái của phân bố ngẫu nhiên là
A. làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. B. sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường. C. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
D. các cá thể hỗ trợ lẫn nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường.
24. Khi nguồn sống đầy đủ, môi trường thuận lợi thì số lượng cá thể tăng lên thường thuộc về
A. nhóm tuổi trước sinh sản. B. nhóm tuổi đang sinh sản. C. nhóm tuổi sau sinh sản. D. nhóm tuổi đang và sau sinh sản. 25. Để xác định mật độ cá thể của quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể và
A. diện tích khu vực phân bố của chúng. B. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể. C. tỉ lệ sinh và chết của quần thể. D. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
26. Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển gọi là
A. kích thước tối thiểu. B. kích thước tối đa. C. kích thước dao động. D. kích thước suy vong. 27. Phần lớn các quân thể sinh vật trong thiên nhiên tăng trưởng theo dạng
A. tăng dần đều. B. đường cong hình chữ J. C. đường cong chữ S. D. giảm dần đều. 28. Biểu hiện “bùng nổ dân số” ở một quốc gia biểu hiện rõ nhất ở tháp tuổi có
A. đáy rộng nhất. B. đáy hẹp nhất. C. đỉnh nhỏ nhất. D. đỉnh to nhất. 29. Khi xét về số lượng, quần thể nào sau đây có kích thước lớn nhất?
A. Gà rừng. B. Trâu rừng. C. Ngựa rừng. D. Voi rừng. 30. Biến động số lượng ở quần thể xảy ra đột ngột, không theo một thời gian nhất định gọi là
A. biến động đều đặn. B. biến động chu kì.
C. biến động bất thường. D. biến động không chu kì. 31. Trạng thái của quần thể khi có kích thước ổn định và phù hợp với nguồn sống được gọi là
A. trạng thái dao động đều. B. trạng thái cân bằng. C. trạng thái hợp lí. D. trạng thái bị kiềm hãm. 32. Hiện tượng nhịp sinh học được xem như biến động theo chu kì là
A. gấu ngủ đông. B. tháng 3 hàng năm có nhiều muỗi. C. bàng rụng lá vào mùa đông. D. mùa khô, cao su rụng lá.
*33. Trứng cá hồi bắt đầu phát triển ở 0oC. Nếu nhiệt độ môi trường tăng đến 20C thì sau 205 ngày trứng mới nở thành cá con.
a. Xác định tổng nhỉệt hữu hiệu cho sự phát triển từ trứng đến cá con. b. Nếu ở nhiệt độ 5oC và 10oC thì mất bao nhiêu ngày trứng mới nở?
c. Tính tổng nhiệt hữu hiệu ở 5oC và 10oC, từ đố rút ra nhận xét vế ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với sự phát triển của cá hồi.
34. Trong trường hợp nào sau đây có sự cạnh tranh cùng loài diễn ra khốc liệt nhất?
A. Quần thể có kích thước tối thiểu. B. Quần thể có kích thước vượt kích thước tối đa. C. Quần thể có kích thước bình thường. D. Quần thể phân bố theo nhóm.
Chương II
1. Một quần thể sinh vật nào đó được coi là quần thể đặc trung của quần xã khi quần thể đó
A. có kích thước lớn, phân bố rộng trong sinh cảnh của quần xã, ít gặp hoặc không gặp ở các quần xã khác. B. có số lượng cá thể nhiều, thích nghi với môi trường, có hình thái cơ thể đặc trung.
C. gồm các cá thể có kích thước lớn, hoạt động mạnh.
D. gồm các cá thể sinh trưởng mạnh, không bị các loài khác chèn ép. 2. Câu nào đúng nhất khi nói tới ý nghĩa của sự phân tầng trong đời sống sản xuất?
A. Tiết kiệm không gian. B. Trồng nhiều loại cây trên một diện tích. C. Nuôi nhiều loại cá trong ao. D. Tăng năng suất từng loại cây trồng. 3. Cần thiết cho sự tồn tại và có lợi cho cả hai bên là quan hệ
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. hội sinh. D. cộng sinh.
4. Cây kiến có loại lá phình to trong có khoang mà kiến rất thích làm tổ, thức ăn kiến tha về là nguồn phân bón bổ sung cho cây. Quan hệ giữa kiến và cây kiến là quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh.
5. Để diệt sâu đục thân hại lúa, người ta thả ong mắt đỏ vào ruộng vì ong cái có tập tính đẻ trứng vào ấu trùng sâu qua máng đẻ. Đó là phương pháp bảo vệ sinh học dựa vào
A. cạnh tranh cùng loài. B. khống chế sinh học. C. cân bằng sinh học. D. cân bằng quần thể. 6. Cừu và chuột túi cùng sống trong một khu vực. Về sau cừu tăng số lượng còn chuột túi giảm mạnh. Hiện tượng này được gọi là
A. cạnh tranh cùng loài. B. tự tỉa thưa. C. tách đàn. D. cạnh tranh khác loài. 7. Mối quan hệ nào sau đây đem lại lợi ích hoặc ít nhất không có hại cho các loài tham gia?
A. Một số loài tảo biển nở hoa và các loài tôm, cá sống trong cùng một môi trường. B. Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn trong rừng.
C. Dây tơ hồng sống trên tán các cây trong rừng. D. Loài cá ép sống bám trên các loài cá lớn. 8. Quan hệ giữa trùng sốt rét và con người là
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. hợp tác. D. kí sinh. 9. Trong diễn thế, loài nào trong quần xã đã “ tự đào huyệt chôn mình”?
A. loài đặc hữu. B. loài đặc trung. C. loài ưu thế. D. loài địa phương. 10. Điều nào dưới đây không đúng với diễn thế thứ sinh?
A. Trong điều kiện thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định.
B. Trong thực tế thường bắt gặp nhiều q xã có khả năng phục hồi rất thấp mà hình thành quần xã bị suy thoái. C. Trong điều kiện không thuận lợi và qua quá trình biến đổi lâu dài, diễn thế thứ sinh có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định. D. Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị hủy diệt.
11. Diễn thế sinh thái có thể hiểu là
A. sự biến đổi cấu trúc quần thể. B. thay quần xã này bằng quần xã khác. C. mở rộng vùng phân bố. D. thu hẹp vùng phân bố.
12. Hai loài ếch cùng sống trong một hồ nước, số lượng của loài A giảm chút ít, còn số lượng của loài B giảm đi rất mạnh. Điều đó chứng minh cho mối quan hệ
A. hội sinh. B. con mồi – vật dữ. C. ức chế - cảm nhiễm D. cạnh tranh. 13. Từ một rừng lim sau một thời gian biến đổi thành rừng sau sau là diễn thế
A. nguyên sinh. B. thứ sinh. C. liên tục. D. phân hủy. 14. Ứng dụng của việc nghiên cứu diễn thế là
A. nắm được quy luật phát triển của quần xã. B. phán đoán được quần xã tiên phong và quần xã cuối cùng. C. biết được quần xã trước và quần xã sẽ thay thế nó.D. xây dựng kế hoạch dài hạn cho nông, lâm, ngư nghiệp.
Chương III
1. Về nguồn gốc, hệ sinh thái được phân thành các kiểu
A. hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo. B. hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. C. hệ sinh thái rừng và biển. D. hệ sinh thái lục địa và đại dương. 2. Vật chất trong chu trình sinh địa hóa được sinh vật sử dụng
A. một lần. B. hai lần. C. ba lần. D. lặp đi lặp lại nhiều lần.
3. Trong hệ sinh thái, thành phần hữu sinh bao gồm
A. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, các chất hữu cơ. B. sinh vật sản xuất, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ. C. sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải, các chất hữu cơ. D. sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải. 4. Khu sinh học nào sau đây có hệ sinh vật phân giải hoạt động nhanh và hiệu quả nhất?
A. Rừng mưa nhiệt đới. B. Savan. C. Hoang mạc. D. Rừng Taiga. 5. Hệ sinh thái nào sau đây là hệ sinh thái tự nhiên?
A. Cánh đồng. B. Bể cá cảnh. C. Rừng nhiệt đới. D. Trạm vũ trụ. 6. Mô hình V.A.C là một hệ sinh thái vì
A. có sinh vật sản xuất, tiêu thụ, phân giải. B. có kích thước quần xã lớn. C. có chu trình tuần hoàn vật chất. D. có cả động vật và thực vật. 7. Bộ phận của sinh vật khó hoàn lại các chất cho chu trình sinh địa hóa của sinh quyển là
A. rễ. và lá. B. xương. C. thân cây. D. thịt và da. 8. Trong một hệ sinh thái,
A. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và
được sinh vật sản xuất tái sử dụng. B.
vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được tái sử dụng.
C. vật chất và năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và được sinh vật tái sử dụng. D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường và không được sinh vật tái sử dụng.
9. Hiệu suất sinh thái là gì?
A. Sự mất năng lượng qua các bậc dinh dưỡng. B. Phần trăm chuyển hóa năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
C. Phần trăm khối lượng giữa các bậc dinh dưỡng. D. Phần trăm cá thể giữa các bậc dinh dưỡng. 10. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao do
A. hô hấp, tạo nhiệt của cơ thể sinh vật. B. các chất thải (phân động vật, chất bài tiết).
C. các bộ phận rơi rụng ở thực vật (lá cây rụng, củ, rễ). D. các bộ phận rơi rụng ở vật (rụng lông và lột xác ở ĐV).