Về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất

Một phần của tài liệu Công tác quản lý đất đai (Trang 25 - 28)

quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai còn mang tính chủ quan, nể nang, nặng về mệnh lệnh hành chính, chưa thường xuyên tham vấn cộng đồng, nhiều quyết định giải quyết chưa thấu tình đạt lý. Việc tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật còn thiếu kiên quyết, dẫn đến vụ việc không được giải quyết dứt điểm, khiếu kiện kéo dài.

VII. Về việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất đất

1. Hạn chế

Việc thực hiện quy định về quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và quy định về quyền, nghĩa vụ sử dụng đất của chủ thể nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất tại một số địa phương còn vướng mắc, lúng túng và không thống nhất; tiềm ẩn nguy cơ tranh chấp đất đai khó giải quyết sau này. Cơ chế quản lý, trình tự, thủ tục hành chính thực hiện các quyền của người sử dụng đất vẫn còn gây phiền hà cho người dân, không tạo điều kiện cho việc phát triển thị

trường quyền sử dụng đất, thị trường bất động sản. Cơ chế bảo hộ quyền lợi của các bên liên quan trong các giao dịch về quyền sử dụng đất thiếu đồng bộ,

hiệu quả thấp. Tình trạng giao dịch ngầm vẫn diễn ra khá phổ biến; Nhà nước chưa quản lý được và thất thu thuế.

2. Nguyên nhân

Do pháp luật đất đai quy định cho người sử dụng đất có nhiều quyền nhưng lại không quy định các điều kiện thực hiện nên xảy ra tình trạng nhà nước không kiểm soát được.Quy định về quyền góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất của Luật Đất đai năm 2003 chưa đầy đủ, cụ thể và chưa thống nhất, đồng bộ với quy định của pháp luật về dân sự, pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp, gây khó khăn cho các địa phương và người sử dụng đất trong quá trình áp dụng. Việc chấp hành quy định của pháp luật đất đai về việc đăng ký giao dịch thực hiện các quyền của người sử dụng đất còn chưa nghiêm. Công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất của các cấp, các ngành và địa phương chưa tốt.

Chương II

Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lí nhà nước về đất đai công tác quản lí nhà nước về đất đai

Một là, tiếp tục tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật, chiến lược, quy hoạch về quản lý tài nguyên và môi trường, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước của ngành. Đặc biệt, phải khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai; xây dựng trình Chính phủ để trình Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7; hoàn thiện dự án Luật Tài nguyên, môi trường biển & hải đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Hai là, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra trên các lĩnh vực quản lý của ngành. Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng cần có sự tham gia tích cực của toàn

ngành. Trước mắt, phải tiến hành ngay việc rà soát kế hoạch thanh tra, kiểm tra tập trung vào những điểm nóng, những vấn đề bức xúc hiện nay như chấp hành pháp luật đất đai đối với các tổ chức kinh tế thực hiện dự án đầu tư, việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các làng nghề, các cơ sở, khu công

nghiệp, cụm công nghiệp gây ô nhiễm môi trường trên các lưu vực sông và hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản…

Ba là, tiếp tục kiện toàn tổ chức của ngành từ Trung ương đến địa phương theo Nghị định số 21/2013/NĐ- CP của Chính phủ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ; quan tâm đến công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường nhất là cán bộ ở cấp cơ sở. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ đối với toàn ngành TN&MT.

Bốn là, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng lực điều tra cơ bản, quan trắc, dự báo, cảnh báo thiên tai, tham mưu, chỉ đạo kịp thời hoạt động phòng, chống, giảm nhẹ các thiệt hại do thiên tai gây nên, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; từng bước xây dựng hệ thống quản lý tài nguyên và môi trường hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Năm là, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tranh thủ kinh nghiệm, nguồn tài trợ của các nước, các tổ chức quốc tế cho công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Một phần của tài liệu Công tác quản lý đất đai (Trang 25 - 28)