Chức năng nhiệm vụ từng bộ phận

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.doc (Trang 30 - 32)

-Phòng Công nghệ thông tin: Quản lý hệ thống công nghệ thông tin phục vụ hoạt động.

-Phòng hành chính: Tiếp nhận, xử lý, bảo quản, chuyển giao văn bản; đầu mối đăng ký và phân phối văn phòng phẩm; cung cấp các phương tiện, điều kiện vật chất cho hoạt động của ngân hàng, quản lý theo dõi, sữa chữa các phương tiện; văn thư lưu trữ quản lý con dấu; lễ tân, hậu cần, tổ xe, in ấn pho to tài liệu.

-Phòng kế hoạch tổng hợp và pháp chế: Phân tích đánh giá hoạt động của nền kinh tế, thị trường, đối thủ cạnh tranh, đề xuất các giải pháp, hướng dẫn đơn vị lập kế hoạch và báo cáo, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch, xây dựng kế hoạch cho toàn hệ thống…

-Phòng kế toán: Thanh toán bù trừ, quản lý tài khoản của khách hàng.

-Phòng Marketing: Thực hiện quảng bá hình ảnh, sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng, quản lý vấn đề quan hệ công chúng, xây dựng triển khai các chương trình chăm sóc khách hàng, nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới, quản lý phát triển thương hiệu ngân hàng Quân Đội .

-Khối Treasury: Quản lý tài sản nợ có, quản lý nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.

-Khối quản lý tín dụng: Tái thẩm định các hồ sơ vượt mức phán quyết, quản lý đăng lý giao dịch đảm bảo, soạn thảo các quy trình quy chế tín dụng…

-Phòng thanh toán quốc tế: Bảo lãnh chiết khấu chứng từ xuất khẩu, mở L/C.

-Phòng tín dụng doanh nghiệp: Cho vay doanh nghiệp.

-Phòng tổ chức nhân sự: Soạn thảo hợp đồng lao động, quyết định bổ nhiệm, điều chuyển, đào tạo; quản lý hồ sơ và thông tin nhân viên…

-Trung tâm thẻ: Phát hành thẻ ATM.

-Phòng nghiên cứu phát triển và xây dựng chính sách: Nghiên cứu, đề xuất những định hướng, giải pháp, chính sách hoạt động của ngân hàng.

2.1.3. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng

Tình hình kinh tế xã hội thế giới và trong nước năm 2006 có nhiều biến động nên đã tác động không nhỏ tới tình hình kinh tế xã hội Việt nam : FED tăng lãi suất, giá dầu thô tăng mạnh nhiều lần trong năm, giá vàng tăng giảm thất thường, điện, than đều tăng giá…đã ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi lĩnh vực. Tuy vậy nền kinh tế Việt nam vẫn tăng trưởng mạnh (Tổng sản phẩm quốc nội đạt tốc độ 8,2%/năm, trong đó GDP của thủ đô Hà Nội đạt 12%/năm), cơ cấu đầu tư đang được điều chỉnh cho phù hợp với hội nhập kinh tế thế giới nên nhu cầu về vốn đầu tư vẫn tiếp tục tăng cao ở mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Đối với hệ thống các NHTMCP trong nước, năm 2006 đã chứng kiến sự phát triển cả về quy mô, chất lượng và hiệu quả. Cùng với chính sách quản lý điều hành kịp thời và hợp lý của ngân hàng Nhà nước, các NHTMCP đã có nhiều hoạt động tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động như tăng vốn điều lệ , mở rộng mạng lưới, ứng dụng công nghệ mới vào hoạt động, tăng cường hợp tác với các đối tác chiến lược…Chính vì vậy, kết quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng năm 2006 đều khả quan, cổ phiếu của hầu hết các NHTMCP đều hấp dẫn nhà đầu tư với gía giao dịch trên thị trường OTC cao hơn rất nhiều so với mệnh giá ban đầu. Nhiều ngân hàng có quy mô tăng trưởng tài sản tới 50%-79% so với năm 2005.

Với sự phát triển thuận lợi của nền kinh tế, cùng với những nỗ lực không ngừng của mình, bám sát chiến lược đổi mới đã được hội đồng quản trị thông

qua cho giai đoạn phát triển 2004-2008, ngân hàng Quân Đội cũng đạt được thành công trên tất cả các lĩnh vực hoạt động trong năm 2006. Đây là năm ngân hàng Quân Đội hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đề ra với mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay. Tổng tài sản của ngân hàng đạt khoảng 14.496 tỷ, lợi nhuận đạt 241,4 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận này ngân hàng Quân Đội đã trở thành một trong những ngân hàng có mức lợi nhuận bình quân đầu người cao nhất trong khối các ngân hàng cổ phần. Kết quả hoạt động kinh doanh cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu giải pháp hạn chế rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội.doc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w