Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế tình trạng đôla hóa ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 68 - 73)

Thứ nhất, Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bộ tài chính và NHNN. Bộ tài chính (BTC) và NHNN đều là cơ quan trực thuộc Chính phủ, trong đó BTC thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính, ngân sách nhà nước, thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, các quỹ tài chính nhà nước, đầu tư tài chính, tài chính doanh nghiệp, quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ và nguồn viện trợ quốc tế… NHNN thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ và hoạt động ngân hàng. Như vậy hai cơ quan này có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài chính - tiền tệ. Khi BTC quản lý tốt ngân sách nhà nước, cân đối thu-chi sẽ tạo điều kiện cho NHNN điều hành có hiệu quả chính sách tiền tệ nhằm đạt được mục tiêu ổn định giá cả và tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra BTC và NHNN còn có mối liên hệ liên quan đến ngoại hối: BTC tham gia quản lý nhà nước đối với các nguồn vay, trả nợ nước ngoài của chính phủ, nguồn viện trợ nước ngoài (ODA); có các nguồn thu chi ngân sách bằng ngoại tệ và có thể bán cho NHNN để tăng dự trữ ngoại hối quốc gia. Đối với các quốc gia nói chung và VN nói riêng, nếu có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa BTC và NHNN thì nền tài chinh - tiền tệ sẽ ổn định và phát triển. Tuy nhiên ở VN hiện nay, sự thiếu phối hợp

đồng bộ giữa hai chủ thể BTC và NHNN khiến cho Chính phủ hầu như không kiểm soát được tổng phương tiện thanh toán. Chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa độc lập với nhau là điều mà hầu như các chuyên gia tài chính của nước ta đều thừa nhận; một số lượng khá lớn ngoại tệ có được từ chênh lệch thu-chi ngoại tệ trong ngân sách nhà nước vẫn nằm trong tay của BTC, chưa được tập trung vào NHNN để cân đối với nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế: NHNN đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu còn BTC lại quản lý nguồn thu từ xuất khẩu xăng dầu. Như vậy trong thời gian tới cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn nữa trong hoạt động của BTC và NHNN đặc biệt trong lĩnh vực ngoại hối để có sự kiểm soát tốt hơn lượng ngoại tệ ra vào nền kinh tế.

Thứ hai, NHNN nên cơ cấu tích cực mệnh giá VND. Hiện nay, tiền giấy VND có mệnh giá nhỏ do vậy đối với những giao dịch có giá trị lớn, người dân vẫn ưa thích sử dụng ngoại tệ trong thanh toán. Vì thế trong thời gian tới NHNN nên phát hành tiền giấy có mệnh giá cao hơn có thể là tiền giấy mệnh giá một triệu, hai triệu.

Thứ ba, Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác quản lý, ngăn chặn các hoạt động kinh tế ngầm, kiểm soát buôn lậu và nạn tham nhũng. Các Bộ, ngành, địa phương cần có trách nhiệm củng cố, xây dựng lực lượng chống buôn lậu, chống tham nhũng trong sạch, vững mạnh, trang bị phương tiện, kỹ thuật cần thiết đủ sức phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả mọi hoạt động buôn lậu, cần xử lý nghiêm minh các vụ buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng; điều tra, kết luận và xử lý ngay một số vụ điển hình để răn đe và giáo dục chung.

KẾT LUẬN

Đôla hóa là tình trạng khó tránh khỏi đối với những nước có xuất phát điểm thấp, đang trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế và đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế như Việt Nam. Tâm lý lo ngại về lạm phát, về sự mất giá của đồng nội tệ, thói quen sử dụng tiền mặt trong giao dịch…không thể một sớm một chiều xóa bỏ hay giảm triệt để được. Qua phân tích cho thấy, mặc dù đôla

đồng bản tệ suy yếu, tuy nhiên những tác động tiêu cực của đôla hóa là đặc biệt nghiêm trọng và có ảnh hưởng tới tính ổn định và hiệu quả của nền kinh tế - xã hội. Vì vậy cần phải hạn chế dần tiến tới xóa bỏ hoàn toàn tình trạng này. Quan điểm và chủ trương của Đảng, Chính phủ và Ngân hàng trung ương trong vấn đề đôla hóa là rất rõ ràng: xóa bỏ đôla hóa trong nền kinh tế-xã hội nước ta phải được thực hiện từng bước, từng khâu thích ứng với từng giai đoạn đổi mới, phát triển của đất nước; phải bằng nhiều giải pháp vừa kinh tế, vừa hành chính kết hợp với giáo dục pháp luật, điều chỉnh tâm lý xã hội cho người dân… nhằm nâng cao vị thế của VND trong các chức năng thuộc tính của tiền tệ.

Những biện pháp mang tính hành chính, cưỡng chế chỉ là những giải pháp tạm thời, trước mắt vì nó có thể kìm hãm sự phát triển tự nhiên của các nhân tố kinh tế. Do đó về lâu dài, điều cần thiết là phải đưa ra những giải pháp mang tính kinh tế nhằm tạo sự ổn định, tạo sức mạnh cho đồng bản tệ, mang lại niềm tin cho người dân trong việc nắm giữ đồng bản tệ. Đây chính là giải pháp quan trọng nhất đồng thời cũng là hữu hiệu nhất trong việc hạn chế tình trạng đôla hóa ở VN hiện nay./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. TIẾNG VIỆT

1. Frederic S. Mishkin - Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính – NXB Khoa học và kỹ thuật.

2. TS. Nguyễn Hữu Tài – Giáo trình Lý thuyết tài chính - tiền tệ - NXB Thống kê.

3. PGS – TS Nguyễn Thị Thu Thảo - Đổi mới và hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối ở Việt Nam – NXB Chính trị quốc gia.

4. PGS – TS Nguyễn Văn Tiến – Tài chính quốc tế hiện đại trong nền kinh tế mở - NXB Thống kê.

5. Thời báo tài chính VN 17/05/2002, số 59- Xu hướng tiền gửi ngoại tệ và vấn đề đôla hóa ở VN.

6. Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ số 3/2005 - Giải pháp để giảm tình trạng đôla hóa nền kinh tế ở VN.

7. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 1/2005 – Tình trạng đôla hóa ở VN và các giải pháp khác phục.

8. Tạp chí ngân hàng, số 10/2006 – Đôla hóa và những hậu quả, bài học cho VN.

9. Báo đầu tư, số 15/2007 – Đi tìm lời giải cho một bài toán khó. 10. Các tạp chí điện tử:

- www.mof.gov.vn www.moi.gov.vn - www.mofa.gov.vn www.vir.com.vn - www.sbv.gov.vn www.ncseif.gov.vn - www.vnexpress.net www.vst.vista.gov.vn - www.vietnamnet.vn www.tapchiketoan. info

II.TIẾNG ANH

11. Andrew Berg and Eduardo Borensztein – The Dollarization Debate, March 2000

12. Zeljko Bogetic, IMF – Official or “Full” dollarization current experiences and issues

13. Joint Economic Committee Staff Report office of the Chairman, Connie Mark

Một phần của tài liệu Giải pháp hạn chế tình trạng đôla hóa ở Việt Nam hiện nay.doc (Trang 68 - 73)