Đánh giá hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty XNK máy hà hộ

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI.doc.DOC (Trang 62 - 66)

1. Đánh giá chung

Phần II chúng ta đã phân tích khá sâu về hoạt động thanh toán tại công ty trong 3 năm: 2001, 2002 và 2003. Sau đây là các chỉ số về khả năng thanh toán của các năm đã đợc tính toán từ các số liệu trên bảng cân đối kế toán của công ty.

Đầu tiên là về khả năng thanh toán hiện hành: Cả 3 năm thì chỉ số này đều lớn hơn 1 chứng tỏ rằng tài sản lu động của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn mà công ty phải trả. Nh vậy là công ty đủ khả năng thanh toán các khoản nợ khi đến hạn, thậm chí tài sản lu động còn lớn hơn nợ ngắn hạn. Tuy nhiên chỉ số này cũng đã giảm dần, lý do là tài sản lu động cũng giảm mà các khoản nợ ngắn hạn thì tăng lên, đặc biệt là năm 2002. Vậy là nếu xét các khoản thanh toán có thời hạn một năm thì doanh nghiệp thừa khả năng thanh toán, chỉ số này nên giữ xấp xỉ 1 là tốt nhất còn cao quá hay thấp quá sẽ ảnh hởng đến hoạt động kinh doanh.

Tiếp theo là khả năng thanh toán nhanh: Là chỉ số thanh toán nợ ngắn hạn khi không tính đến dự trữ. Cả 3 năm chỉ số này đều rất nhỏ chỉ từ 0.1 – 0.2 lần. Điều này là do dự trữ của công ty quá lớn, các tài sản khác không đủ trang

Năm Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1. KN TT hiện hành 1.18 1.09 1.08 2. KN TT nợ ngắn hạn 1.13 1.06 0.13 3. KN TT nhanh 0.26 0.1 0.23 4. KN TT nợ dài hạn 1 1 1

trải cho các khoản nợ ngắn hạn. Thực chất công ty không có dự trữ trong kho, đó chỉ là giao hàng rồi nhng do giấy tờ, chứng từ cha lập đủ và nếu có dự trữ thì thời gian để trong kho cũng rất ngắn, nên trên sổ sách thì số lợng dự trữ khá lớn song thực tế thời gian chuyển đổi thành tiền còn nhanh hơn các loại tài sản lu động khác. Vậy nên chúng ta không thể đánh giá chỉ qua số liệu đợc.

Thứ ba là về khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Năm 2001 và năm 2002 thì chỉ số này đều lớn hơn 1, cho thấy khả năng thanh toán nợ của công ty rất tốt. Nhng đến năm 2003 thì chỉ số này giảm mạnh xuống tới 0.13, một con số quá nhỏ, lý do là thời gian các khoản thu không khớp với các khoản chi. Nên nếu các khoản nợ ngắn hạn đến hạn thanh toán thì chỉ tài trợ đợc 13% giá trị thanh toán, còn lại sẽ không thể thanh toán đợc, lúc đó sẽ gây khó khắn trong thanh toán.

Cuối cùng là khả năng thanh toán nợ dài hạn của 3 năm đều tốt là bằng 1, chứng tỏ công ty đã có kế hoạch trang trải cho các khoản nợ dài hạn một cách có hiệu quả và cẩn thận.

Kết hợp các phần trên, ta có một số nhận xét chính sau:

- Về nội dung thanh toán: Tuy là thanh toán với nhà cung cấp, với ngời mua chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch thanh toán song năm 2003 mọi hoạt động giảm xuống hẳn, công tác thu hút và tìm kiếm khách hàng không đạt kết quả tốt nên doanh thu không đạt nh năm 2002, hơn nữa thanh toán nội bộ với các khoản phải thu, phải nộp khác còn nhiều làm ảnh hởng đến họat động kinh doanh của công ty.

- Thanh toán bằng tiền mặt tuy là chiếm tỉ trọng ít nhng vẫn còn nhiều, chi phí quản lý sẽ tốn kém lại không an toàn. Còn các phơng tiện sử dụng trong chuyển tiền chủ yếu là UNT, UNC nên cần phát huy vai trò của séc để thay thế cho tiền mặt.

- Khả năng thanh toán các khoản nợ của công ty đều rất tốt, đủ tài sản đển tài trợ khi đến hạn chỉ duy năm 2003 khả năng thanh toán nợ ngắn hạn quá ít nên cần biện pháp xử lý kịp thời.

- Nợ quá hạn trong thanh toán vẫn còn, tuy chỉ chiếm tỉ trọng ít nh- ng cũng gây trở ngại cho công ty.

Nh vậy họat động thanh toán của công ty còn có một số mặt cha hợp lý. Sở dĩ là vì một số nguyên nhân sau.

2.1. Nguyên nhân chủ quan

Kim ngạch thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào doanh thu, chi phí của công ty. Thế nhng do chính sách bán hàng của công ty không đợc tốt, nên không tăng đợc số lợng khách hàng, làm cho họat động kinh doanh năm 2003 sụt giảm hơn những năm trớc. Hơn nữa tuy là đã kết hợp đợc giữa phải thu và phải trả nhng phải trả lại nhiều hơn trong khi tài sản lu động tài trợ cho những khoản này không hợp lý về mặt giá trị cũng nh thời gian. Cuối cùng là công ty cha quan tâm đúng mực về vấn đề thanh toán, công ty chỉ tính toán một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán để đánh giá chứ cha tìm hiểu sâu từng loại thanh toán. Do vậy tổng giá trị thanh toán mới có xu hớng giảm vào năm 2003.

2.2. Nguyên nhân khách quan

Đầu tiên là về thị trờng cạnh tranh: Hiện nay ngày càng nhiều công ty ra đời hoạt động trong lĩnh vực XNK, còn những công ty cũ thì mở rộng ngành nghề kinh doanh, cứ có hàng là thực hiện nên đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều và mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt. Trong khi đó nhu cầu của khách hàng càng cao, thông tin chính xác về tình hình kinh doanh, tài chính của khách hàng rất khó nắm bắt, do vậy hoạt động nghiên cứu thị trờng gặp nhiều khó khăn, ảnh hởng đến khả năng thu hút khách hàng.

Tiếp theo là vấn đề vốn: Vốn chủ sở hữu để hoạt động của công ty chỉ trên 5 tỉ đồng, đây là con số nhỏ, lợng vốn còn lại công ty phải tự huy động. Vậy thì làm sao đủ sức cạnh tranh trong môi trờng nh hiện nay.

Ngoài ra, vì là doanh nghiệp nhà nớc nên mọi hoạt động chịu sự quản lý các các cấp chính quyền, lại phải theo kế hoạch của nhà nớc. Tuy nhà nớc không trực tiếp quản lý chặt chẽ nh trớc nhng điều đó cũng tác động đến khả năng tự hạch toán kinh doanh của công ty.

Tất nhiên là còn nhiều nguyên nhân khác nhng đó chỉ là tạm thời, công ty cần cố gắng khắc phục để đạt hiện quả cao hơn trong thời gian tới.

CHƯƠNG III

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện

hoạt động thanh toán trong kinh doanh tại công ty xnk máy hà nội tại công ty xnk máy hà nội

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TRONG KINH DOANH TẠI CÔNG TY XNK MÁY HÀ NỘI.doc.DOC (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w