+ Kiểm tra chức nănglà hoạt động kiểm tra do các cơ quan quản lý ngành hay lĩnh vực thực hiện đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị không trực thuộc mình về mặt tổ chức trong việc chấp hành pháp luật, đường lối, chính sách và các quy tắc quản lý về ngành hay lĩnh vực mình quản lý thống nhất trong cả nước.
Trong khi tiến hành kiểm tra, theo chức năng và quyền hạn, cơ quan kiểm tra chức năng có quyền áp dụng mọi biện pháp có thẩm quyền của mình.
+ Kiểm tra nội bộ là nhiệm vụ chức năng của mọi cơ quan quản lý Nhà nước, đây là hoạt động kiểm tra trong nội bộ ngành, một cơ quan, tổ chức cho người đứng đầu cơ quan, đơn vị tiến hành, hoặc lập ra, khi tiến hành kiểm tra, người thủ trưởng có thể áp dụng mọi biện pháp thuộc thẩm quyền của mình.
3.Thanh tra đối với hành chính Nhà nước: Trong hệ thống thanh tra bao gồm thứ
nhất là thanh tra Nhà nước của Chính phủ , thanh tra sở thực thuộc Giám đốc Sở, trong hệ thống này cũng có 2 loại thanh tra chức năng và thanh tra nội bộ cơ quan.
- Thanh tra Nhà nước là cơ quan thuộc hệ thống hành pháp có nhiệm vụ, quyền hạn để thực hiện quyền kiểm soát với hành chính như thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ kế hoạch Nhà nước của các cơ quan, tổ chức cá nhân.
+ Xem xét kiến nghị với các cấp có thẩm quyền giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các khiếu nại, tố cáo trong phạm vi hoạt động của mình thì chỉ đạo tổ chức thanh tra đối với cơ quan và tổ chức hữu quan.
+ Kiến nghị với cơ quan nhà nước cóthẩm quyền những vấn đề quản lý Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định phù hợp với yêu cầu của quản lý nhà nước.
- Để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn – trong quá trình thanh tra, các tổ chức thanh tra có quyền: yêu cầu các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho việc thanh tra, trưng cầu giám định, yêu cầu các đối tượng bị thanh tra trả lời chất vấn, quyết định niêm phong, kê biên tài sản, đình chỉ, tạm đình chỉ công tác...
- Hoạt động thanh tra là hoạt động chuyên trách đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý Nhà nước, nên nó phải được tiến hành dựa trên các nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, chính xác, khách quancông khai, kịp thời, để đạt được hiệu quả của công tác thanh tra thì hiện nay cần hoàn thiện hệ thống pháp luật thanh tra, kiểm tra để tạo ra cơ chế hợp lý, khoa học để sao cho mọi hành vi, quyết định hành chính của mọi cơ quan hành chính đều bị kiểm soát, và xử lý nhanh chóng các hành vi vi phạm pháp luật.